Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về bảo vệ ĐDSH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ, đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển tại tiểu khu 14 vườn quốc gia Cúc Phương huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình (Trang 72 - 73)

- Nhóm IIA: nhóm các loài thực vật hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại có 5 loài: Tuế đất (Dolychophylla sexseminifera), Lim xanh (Erythrophloeum

4.4.1. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về bảo vệ ĐDSH

Như đã biết cộng đồng dân cư hiện đang sinh sống xung quanh VQG Cúc Phương chủ yếu là dân tộc Mường, trình độ dân trí của họ thấp, phong tục tập quán lạc hậu, cuộc sống của họ chủ yếu phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có rừng. Nhận thức của họ về bảo vệ ĐDSH còn rất hạn chế. Do vậy, để quản lý bảo vệ rừng một cách tốt nhất nhằm nâng cao được tính đa dạng thực vật ở đây thì sự tham gia của cộng đồng dân cư là hết sức quan trọng. Vì vậy, trước hết cần đảm bảo công tác tuyên truyền giáo dục đến từng người dân nhằm nâng cao sự hiểu biết về giá trị các nguồn tài nguyên, giá trị về môi trường sinh thái đối với con người và xã hội. Đây là việc làm quan trọng và cần có sự quan tâm đặc biệt của các cấp, các ngành. Để làm được điều đó cần phải làm tốt các vấn đề sau:

- Đào tạo cán bộ tuyên truyền đối với lực lượng cán bộ BQL và Hạt kiểm lâm về nội dung, phương pháp và cách tiếp cận đối với người dân trong công tác tuyên truyền, trong đó đòi hỏi cán bộ tuyên truyền phải hiểu biết về phong tục tập quán và tiếng dân tộc, vì vậy cần ưu tiên tuyển dụng và đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số.

- Xây dựng nội dung tuyên truyền ngắn, gọn, dễ hiểu và phù hợp với trình độ nhận thức của người dân, dễ hiểu và phù hợp, có dẫn chứng sát thực đối với tình hình thực tế của vườn với đời sống sinh hoạt của người dân.

- Cần phải đưa vai trò của những người có vị trí đứng đầu và có tiếng trong thôn như trưởng thôn, già làng, trưởng bản trong công tác tuyên truyền.

- Đưa hoạt động tuyên truyền lồng ghép vào cá họat động của đoàn thể, các cựu chiến binh, hội nông dân, hội phụ nữ, Đoàn thanh niên làm tiền đề cho công tác quản lý bảo vệ rừng ở địa phương.

- Có chính sách khen thưởng đối với người có công trong công tác bảo vệ rừng và xử phạt nghiêm minh các đối tượng vi phạm.

63

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ, đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển tại tiểu khu 14 vườn quốc gia Cúc Phương huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình (Trang 72 - 73)