- Phân tích tính đa dạng về dạng sống của thực vật Cúc Phương theo Raunkiaer (1934).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm chung của thảm thực vật và sự đa dạng các kiểu thảm thực vật thân gỗ ở KVNC thân gỗ ở KVNC
VQG Cúc Phương có hệ thực vật rất phong phú và đa dạng, là nơi tập trung của 4 luồng thực vật khác nhau. Một là luồng á nhiệt đới (Long não, Mộc lan, Máu chó...). Hai là luồng nhiệt đới nóng ẩm (các cây họ Thầu dầu, Chò chỉ). Ba là luồng ôn đới (dẻ, ngát...). Bốn là luồng Tây Nam (họ Bàng, họ Gạo, họ Bồ hòn). Theo số liệu gần đây, tổng số loài đã thống kê được ở trong bảng danh lục của các tác giả Nguyễn Nghĩa Thìn, Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Bá Thụ của NXB Nông Nghiệp Hà Nội năm 1996, Cúc Phương có 1.944 loài thuộc 912 chi trong 219 họ, 86 bộ của 7 ngành thực vật bậc cao bao gồm: Ngành Rêu (Bryophyta) ngành Quyết lá thông (Psilotophyta), ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Hạt trần (Gymnospermae) và ngành Hạt kín (Angiospermae). Trong đó có 433 loài cây làm thuốc, 229 loài cây ăn được, nhiều loài đươc ghi trong Sách đỏ Việt Nam.
Thảm thực vật vườn Quốc gia Cúc Phương có ưu thế là rừng trên núi đá vôi, 92% đất có thực vật che phủ, rất phong phú về loài. Ở một đôi chỗ, rừng hình thành nên nhiều tầng tán có thể đến 5 tầng rõ rệt, trong đó tầng vượt tán đạt đến độ cao trên 40m. Do địa hình dốc, tầng tán thường không liên tục và đôi khi sự phân tầng không rõ ràng. Nhiều cây rất phát triển hệ rễ bạnh để đáp ứng với tầng đất mặt thường mỏng. Vườn Quốc gia hiện là nơi có nhiều loại cây gỗ lớn như: chò xanh, chò chỉ, đăng. Vườn Quốc gia Cúc Phương còn nổi tiếng ở chỗ tồn tại những cây cổ thụ khổng lồ, như cây Chò chỉ (Parashorea chinensis) sống trên 1000 năm tuổi, có phần thân dưới cành tới 70m, đường kính ngang ngực 2,4m; cây Chò xanh (Terminalia myriocarpa HeurcketMuell) thân cao 45m, chu vi gốc 25m; cây Vùhương (Cinnamomum balansae) cao 48m, đường kính 2,5m, nhiều loài hoa phong lan cho hoa và hương thơm quanh năm.
36
Theo phương pháp của UNESCO, thảm thực vật rừng Cúc Phương được phân thành 3 lớp quần hệ: lớp quần hệ rừng rậm, lớp quần hệ trảng cây bụi và lớp quần hệ trảng cỏ. Trong KVNC chúng tôi điều tra trên đối tượng là thực vật thân gỗ ở tiểu khu 14 vùng lõi VQG Cúc Phương thuộc lớp quần hệ rừng rậm gồm các quần hệ sau: