Đa dạng về dạng sống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ, đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển tại tiểu khu 14 vườn quốc gia Cúc Phương huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình (Trang 65 - 67)

I. Lớp quần hệ rừng rậm

8 chi đa dạng nhất ( 4,97% tổng số chi) 49 30,

4.2.3. Đa dạng về dạng sống

Các loài thực vật cấu thành một hệ thực vật khác nhau về tính thích nghi với điều kiện bất lợi để tồn tại qua mùa khó khăn của năm, đó là cơ sở để phân loại dạng sống. Khi đã có số liệu về dạng sống của các loài, ta có thể lập được phổ dạng sống của hệ thực vật. Phổ dạng sống của các hệ thực vật khác nhau thì khác nhau. Phổ dạng sống của hệ thực vật cho phép ta đánh giá về tính chất sinh thái của vùng địa lý và là cơ sở để so sánh các hệ thực vật với nhau.

Khi phân tích phổ dạng sống của hệ thực vật vườn Cúc Phương, chúng tôi đã chọn thang phân loại dạng sống của Raunkiaer (1934) bổ sung thêm dạng cây chồi trên kí sinh và bán kí sinh Hp) và xếp 266 loài thực vật thân gỗ của tiểu khu 14 VQG Cúc Phương vào 5 nhóm dạng sống.

“Cây thân gỗ là cây sống nhiều năm, có thân sinh trưởng thứ cấp, hóa gỗ, thân chính phát triển mạnh, trên thân chính phân cành bên và chồi mang vòm lá’’. Theo

56

quan điểm trên đề tài đã tra cứu và thống kê được dạng sống cho loài thực vật thân gỗ trong khu vực điều tra, tỷ lệ phần % của nhóm dạng sống và các dạng sống cụ thể được thể hiện trong bảng 4.6

Bảng 4.6. Thành phần dạng sống của HTV thân gỗ tiểu khu 14 VQG Cúc Phương

TT Dạng sống Ký hiệu Số loài Tỷ lệ %

1 Cây gỗ lớn và vừa MM 139 52,3

2 Cây gỗ nhỏ Mi 103 38,7

3 Cây thấp có chồi Na 18 6,77

4 Cây dây leo quấn Lp 4 1,50

5 Cây gỗ sát đất Ch 2 0,75

Tổng số 266 100

Hình 4.2. Biểu đồ dạng sống của thực vật thân gỗ tại khu vực nghiên cứu

Từ những kết quả điều tra thu thập được, chúng tôi đã phân loại và xếp dạng sống thực vật có chồi trên mặt đất dạng thân gỗ thành 5 nhóm nhỏ:

+ Nhóm cây gỗ lớn và vừa (cao trên 25m) có chồi trên mặt đất (MM) với 139 loài chiếm 52,30%, nhóm cây gỗ nhỏ 2m - 8m có chồi trên mặt đất (Mi) với 103 loài chiếm 38,7%. Nhóm cây thấp có chồi trên đất (Na) có 18 loài chiếm 6,77% ; nhóm cây dây leo quấn (Lp) có 4 loài chiếm 1,50 %; cây gỗ sát đất (Ch) chiếm 0,75% .

52,30 38,70 6,77 1,500,75 MM Mi Na Lp Ch

57

Như vậy, có thể nói nhóm cây gỗ lớn và vừa (MM) chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm thực vật thân gỗ, sau đó là nhóm cây gỗ nhỏ trên đất (Mi). Điều đó chứng tỏ khu vực nghiên cứu thuộc VQG Cúc Phương có tính đa dạng rất cao trên một diện tích khá nhỏ đặc biệt các loài cây gỗ lớn và vừa được bảo vệ rất nghiêm ngặt. Từ kết quả trên đề tài đã lập thành phần dạng sống thực vật thân gỗ của khu vực này như sau:

SB = 52,3MM + 38,7Mi + 6,77Na + 1,5Lp + 0,75Ch

Thành phần loài thực vật thân gỗ tại tiểu khu 14 vườn Quốc gia Cúc Phương đã thống kê được 266 loài, 161 chi, 52 họ thuộc 2 ngành thực vật, trong đó ngành Mộc lan (Magnoliophyta) là đa dạng nhất với tổng số 263 loài chiếm tỷ lệ 98,87 %. Trong 10 họ đa dạng nhất thì ít nhất mỗi họ có từ 8 loài trở lên. Họ đa dạng nhất là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 28 loài, họ Dâu tằm (Moraceae) có 26 loài, họ Long não (Lauraceae) có 24 loài, họ Đậu (Fabaceae ) có 16 loài. Có 8 chi có từ 4 loài trở lên, chiếm 4,97% tổng số chi của toàn hệ với số loài là 49 loài, chiếm 30,43% tổng số loài của hệ thực vật thân gỗ. Chi Ficus họ Dâu tằm (Moraceae) có số loài cao nhất 16 loài chiếm 9,94%.

Chỉ số đa dạng của hệ thực vật thân gỗ có chỉ số họ là 5,12, chỉ số đa dạng chi là 1,65. Số chi trung bình của mỗi họ là 3,10. Xét chỉ số riêng cho từng ngành về chỉ số đa dạng cấp họ ( loài/họ) thì ngành Ngọc lan cao hơn nhiều (5,26) ngành Thông (1,5); chỉ số đa dạng cấp chi ( loài/chi) thì ngành Ngọc lan cũng cao hơn là (1,65) và ngành Thông là (1,5); chỉ số trung bình của chi/họ thì ngành Ngọc lan là (3,18) còn ngành Thông là (1,0).

Dạng sống của hệ thực vật có chồi trên thân gỗ được chia thành 5 nhóm. Cây gỗ lớn và vừa có 139 loài (chiếm 52,3%), cây gỗ nhỏ có 103 loài (chiếm 38,7%), cây thấp có chồi trên đất có 18 loài (chiếm 6,77%), cây leo quấn có 4 loài (chiếm 1,5%), cây chồi sát mặt đất có 2 loài (chiếm 0,75 %) trong tổng số 266 loài thực vật thân gỗ trong khu vực nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ, đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển tại tiểu khu 14 vườn quốc gia Cúc Phương huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)