Một số công trình nghiên cứu về các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ, đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển tại tiểu khu 14 vườn quốc gia Cúc Phương huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình (Trang 27 - 29)

tuyệt chủng ở Việt Nam

Ở nước ta, những nghiên cứu về các loài thực vật quư hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng c̣n rất ít.

Năm 1992, 1996 tập thể tác giả thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - nay thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã xuất bản tuyển tập “Sách đỏ Việt Nam (phần thực vật), cuốn sách này đã cung cấp những căn cứ để nhận biết các loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng. Đây là tài liệu duy nhất công bố một cách đầy đủ các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt

18 Nam.

Năm 2007, cuốn sách này được sửa đổi, bổ sung. Trong sách này công bố, ở nước ta có 847 loài, thuộc 201 họ quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ [45].

Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quản lí thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm [6] ban hành ngày 30 tháng 3 năm 2006 đã chia động - thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thành 2 nhóm:

+ Nhóm I: nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường, hoặc có giá trị kinh tế cao, số lượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao. Thực vật rừng, động vật rừng thuộc nhóm I được phân chia thành: nhóm IA gồm các loài thực vật rừng thuộc 2 ngành là ngành Thông (7 loài) và ngành Mộc lan (8 loài); nhóm IB gồm các động vật rừng.

+ Nhóm II: hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm các loài động - thực vật rừng có giá trị khoa học, môi trường, hoặc có giá trị kinh tế cao, số lượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao. Thực vật rừng, động vật rừng thuộc nhóm II cũng được phân chia thành: nhóm IIA gồm các loài thực vật rừng thuộc 2 ngành là: ngành Thông (10 loài) và ngành Mộc lan (27 loài); nhóm IIB bao gồm các động vật rừng [12].

Nguyễn Thị Yến (2003) khi nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở một số kiểu thảm thực vật tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, đã thống kê được 20 loài thực vật quý hiếm, trong đó có 15 loài ở mức sẽ nguy cấp (VU) và 5 loài ở mức độ nguy cấp dựa theo những thứ hạng và tiêu chuẩn của Sách Đỏ Việt Nam (2007) và IUCN [60].

Một trong các công trình nghiên cứu về các loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng là công trình của Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Tây Bắc Bộ (2009). Khi nghiên cứu về hiện trạng hệ thực vật ở Khu bảo tồn Thần Sa - Phượng Hoàng (Võ Nhai - Thái Nguyên) đã thống kê và lập danh mục số loài thực vật quý hiếm ở khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng gồm 44 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam và 22 loài có tên trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP (dẫn theo Hoàng Thị Thanh Thủy [50]).

19

Tóm lại, những nghiên cứu về các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở nước ta còn rất ít. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà số lượng loài thực vật có giá trị đang bị giảm sút, bị đe doạ và có nguy cơ tuyệt chủng. Tuỳ từng thời điểm, một loài có thể đang ở cấp này có thể chuyển sang cấp khác (do nhiều nguyên nhân). Vì vậy, cần có nhiều nghiên cứu đầy đủ hơn để đánh giá số loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng ở từng vùng cụ thể và phải đánh giá thường xuyên nhằm có thể bảo tồn các loài thực vật quý hiếm có giá trị ở nước ta.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ, đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển tại tiểu khu 14 vườn quốc gia Cúc Phương huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình (Trang 27 - 29)