Những nghiên cứu về bảo tồn thực vật ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ, đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển tại tiểu khu 14 vườn quốc gia Cúc Phương huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình (Trang 30 - 32)

Theo GS.TS Trương Quang Học, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà đa dạng sinh học của Việt Nam đã bị suy thoái trầm trọng. Diện tích rừng, hệ sinh thái có đa dạng sinh học cao nhất đã giảm từ 72% (1909) xuống 43% (năm 1943) xuống 28% (1995). Trong những năm gần đây, với nhiều cố gắng của nhà nước và cộng đồng, diện tích che phủ của rừng đã được nâng lên: 33,2% (2000), 35,8% (2003) và 39,1% (2009). Tuy nhiên, rừng nguyên sinh/rừng giầu vẫn có xu hướng giảm sút chỉ còn khoảng dưới 10% (Alexander et all., 2000, Bộ TN&MT, 2005).

Sách đỏ Việt Nam lần đầu tiên phần động vật được xuất bản năm 1992 với 365 loài nằm trong danh mục, phần thực vật được xuất bản năm 1996 với 356 loài nằm trong danh mục. Theo kết quả được thống kê trong Sách đỏ Việt Nam 2004 cho thấy tổng số loài động thực vật hoang dă đang bị đe dọa đă lên đến 857 loài, gồm 407 loài động vật và 450 loài thực vật, tức số loài đang bị đe dọa đă tăng đáng kể.

Mặc dù có nhiều công tŕnh và chính sách đưa ra các giải pháp nhằm bảo tồn đa dạng thực vật ở Việt Nam như trong các công tŕnh của Phan Kế Lộc, Phạm Hoàng Hộ, Nguyễn Hoàng Nghĩa, Nguyễn Nghĩa Th́n, Nguyễn Quốc Trị, Nghị định về bảo tồn đa dạng sinh học… Tuy nhiên sự suy giảm đa dạng nguồn tài nguyên sinh học vẫn diễn ra, theo phiên bản mới nhất hiện nay là Sách đỏ Việt Nam 2007, được công bố vào ngày 26 tháng 6 năm 2008, theo số liệu này hiện nay tại Việt Nam có 882 loài (418 loài động vật và 464 loại thực vật) đang bị đe dọa ngoài thiên nhiên, tăng 167 loài so với thời điểm năm 1992. Trong đó có 116 loài động vật được coi là “rất nguy cấp” và 45 loài thực vật “rất nguy cấp” (trong số 196 loài thực vật đang “nguy cấp”) [45].

Phan Hoàng Giẻo, Đặng Minh Quân, Nguyễn Nghĩa Thìn (2012), đã xác định tại núi Hàm Rồng của VQG Phú Quốc có 11 loài cây có tên trong “Sách đỏ Việt

21

Nam” (2007) chiếm 3,12% số loài của hệ. Trong đó có 6 loài nguy cấp và 5 loài sẽ nguy cấp [20].

Phan Kế Lộc (2013) khi nghiên cứu hệ thực vật tại KBTTN Na Hang đă ghi nhận được 31 loài (16%) bị đe dọa tuyệt chủng trong đó có 1 loài đang bị tuyệt chủng trầm trọng (Lan hài hằng), 12 loài đang bị tuyệt chủng (4 loài cây gỗ là Nghiến, Trai, Đinh vàng và Thông hai lá đá vôi), 3 loài Lan kim tuyến (Kim tuyến thật, Kim tuyến đá vôi và Kim tuyến giả), 3 loài Lan hài khác (Lan hài xanh, Lan hài trần liên và Lan hài tía) và 2 loài khác (Tỏi lào chuông và Thu hải đường Na Hang), 18 loài sắp bị tuyệt chủng [36].

22

Chương 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ, đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển tại tiểu khu 14 vườn quốc gia Cúc Phương huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình (Trang 30 - 32)