Điều tra theo tuyến: Dựa vào bản đồ thảm thực vật, bản đồ địa hình, vạch những tuyến điều tra chính Trên mỗi tuyến điều tra tiến hành thống kê tất cả các loà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ, đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển tại tiểu khu 14 vườn quốc gia Cúc Phương huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình (Trang 33 - 34)

những tuyến điều tra chính. Trên mỗi tuyến điều tra tiến hành thống kê tất cả các loài thực vật nằm trong phạm vi của tuyến điều tra. TĐT đầu tiên có hướng vuông góc với đường đồng mức, các tuyến sau song song với tuyến ban đầu. Chiều rộng của tuyến điều tra là 2m, khoảng cách giữa các tuyến là 50 - 100m tùy vào địa hình cụ thể của từng quần xã.

- Điều tra theo ô tiêu chuẩn (OTC): Trên các tuyến điều tra, chọn một số điểm chốt, đặc trưng nhất để xây dựng các OTC và ODB. Hệ thống OTC và ODB phải đại diện cho tính chất của thảm thực vật trong khu vực nghiên cứu, do đó nó sẽ được chọn một cách ngẫu nhiên song phải đảm bảo đại diện cho tất cả các khu vực khác nhau, các sinh cảnh khác nhau trong vùng nghiên cứu OTC. Để thu thập số liệu thảm thực vật, chúng tôi áp dụng OTC có diện tích 400m2 (20m x 20m) để nghiên cứu hệ thực vật thân gỗ ở khu vực nghiên cứu. Trong OTC lập các ODB có diện tích 25m2 (5mx5m) để thu thập số liệu. ODB được bố trí hai bên đường chéo trong OTC. Tổng diện tích các ODB phải đạt ít nhất là 1/3 diện tích của OTC. Trong các OTC và ODB tiến hành xác định tên khoa học các loài cây (các loài chưa biết tên thì thu thập mẫu về định loại trong phòng thí nghiệm). Tổng số ô tiêu chuẩn được lập trong quá trình nghiên cứu là 16 ô. Sơ đồ bố trí ODB như h́ình vẽ sau:

Hình 2.1. Sơ đồ bố trí ODB trong OTC

24

2.5.3. Phương pháp thu thập số liệu

- Trên TĐT, quan sát và ghi chép vào phiếu điều tra tất cả các loài đã gặp (ghi tên la tinh hoặc tên địa phương). Những loài chưa biết lấy mẫu về phân loại.

- Trong OTC và ô dạng bản thống kê thành phần loài cây, dạng sống của cây thân gỗ. Đối với các loài cây gỗ đếm số lượng cá thể từng loài, đo chiều cao (Hm) và đo đường kính (D1,3m).

2.5.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

- Tên các loài cây được xác định theo Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, Nguyễn Tiến Bân [4]. Cuốn Danh lục các loài thực vật Việt N.am tập 1,2,3 năm 2001,2003,2004, NXB Nông nghiệp [5]; Tên cây rừng Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn [9].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ, đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển tại tiểu khu 14 vườn quốc gia Cúc Phương huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình (Trang 33 - 34)