Địa chất và thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ, đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển tại tiểu khu 14 vườn quốc gia Cúc Phương huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình (Trang 40 - 41)

- Phân tích tính đa dạng về dạng sống của thực vật Cúc Phương theo Raunkiaer (1934).

3.1.4.Địa chất và thổ nhưỡng

3.1.4.1. Địa chất

Vườn Quốc gia Cúc Phương nằm trong vùng đất được hình thành do vận động tạo sơn kỷ Kimeri (cuối kỷ Jura đầu kỷ Bạch phấn). Theo bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ 1/500.000, Cúc Phương thuộc phức hệ đá vôi Triat trung, bậc Ladoni, tầng Đồng Giao, có liên hệ với dạng đá vôi Tây Bắc Việt Nam.

Nhìn chung, Cúc Phương có lịch sử địa chất rất lâu đời, là cơ sở cho việc hình thành tầng đất dầy và rất thuận lợi cho sự phát triển của hệ thực vật.

3.1.4.2. Thổ nhưỡng

Theo Nguyễn Xuân Quát đất Cúc Phương được chia thành 2 nhóm chính: Nhóm A: Đất phát triển trên đá vôi hoặc trên sản phẩm chịu Cacbonat nhiều.

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Các tháng trong năm Các chỉ số Nhiệt độ Lượng mưa Độ ẩm

31 Trong nhóm này có 4 loại:

- Loại 1: Đất Renzin màu đen trên đá vôi - Loại 2: Đất Renzin màu xám vàng trên đá vôi - Loại 3: Đất Renzin màu vàng đỏ trên đá vôi - Loại 4: Đất Macgalit - Feralit vàng

Nhóm B: Đất phát triển trên đất không vôi hoặc trên sản phẩm ít chịu ảnh hưởng Cabonat. Trong nhóm này có 3 loại:

- Loại 1: Đất Feralit vàng phát triển trên sa thạch.

- Loại 2: Đất Feralit vàng ( nâu, xám, tím) phát triển trên Azgilit - Loại 3: Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên diệp thạch sét.

Nhận xét: Đất Cúc Phương nói chung là tốt, có thể nói là hiếm, có giá trị, rất xứng đáng với địa vị thảm thực vật rừng che phủ trên nó mà mọi người ca ngợi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ, đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển tại tiểu khu 14 vườn quốc gia Cúc Phương huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình (Trang 40 - 41)