Những nghiên cứu về bảo tồn thực vật trên thế giớ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ, đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển tại tiểu khu 14 vườn quốc gia Cúc Phương huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình (Trang 29 - 30)

Ngay từ những năm 1970, từ những nghiên cứu của mình, các nhà khoa học đã nhận thức được tình trạng khủng hoảng đa dạng sinh học. Để bày tỏ mối quan tâm của mình, năm 1978 nhà sinh thái học Micheal Soule đã tổ chức hội thảo quốc tế đầu tiên về bảo tồn sinh học. Trong hội thảo này, ông đã bày tỏ phương pháp tiếp cận mới nhằm giúp các loài thực vật, động vật thoát khỏi cơn sóng tuyệt chủng do con người gây ra. Sau đó, cùng với đồng nghiệp của mình, ông đã phát triển lý thuyết sinh học bảo tồn.

Sinh học bảo tồn là một nguyên lí khoa học được xây dựng để bảo vệ các loài, thiết lập các khu bảo tồn mới, củng cố nâng cấp các vườn quốc gia và cũng là để xác định các loài nào trên trái đất được bảo tồn trong tương lai (Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2006, Nghị định 32 về quản lí thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm).

Năm 1964, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đă cho xuất bản những Bộ sách đỏ, trong đó chỉ ra các loài động vật, thực vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng trên thế giới cần phải bảo tồn. Sách đỏ năm 2009 của tổ chức này công bố có đến 70% thực vật bị đe dọa, không ít hơn 12.151 loài cây trong Sách đỏ và 8.500 loài sắp tuyệt chủng [62].

Theo đánh giá của FAO gần đây, mỗi năm có khoảng 13 triệu ha rừng trên toàn thế giới bị mất. Trong giai đoạn 2000 -2005, diện tích rừng bị mất thực hàng năm (the annual net loss) là 7.3 triệu ha (tương đương 0.18 % diện tích thực trên toàn thế giới). Tốc độ diệt chủng của các loài ngày một tăng theo một con số gấp 1.000 lần tỷ

20

lệ tuyệt chủng cơ sở. Cứ mỗi năm, khoảng 18.000 - 55.000 loài bị tuyệt chủng và số loài bị tiêu diệt sẽ tăng tới 25% vào năm 2050. Chỉ tính riêng rừng nhiệt đới bị phá huỷ, hàng năm đã có khoảng 27.000 loài bị tiêu diệt. Ước tính có khoảng 60.000/265.000 loài thực vật, 728 loài bò sát, lưỡng cư (5%), 472 loài cá đang bị đe doạ và có nguy cơ diệt chủng (Ban thư ký Công ước Đa dạng sinh học, 2010).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ, đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển tại tiểu khu 14 vườn quốc gia Cúc Phương huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình (Trang 29 - 30)