I. Lớp quần hệ rừng rậm
4.2.2. Đa dạng ở bậc dưới ngành
Sự đa dạng của hệ thực vật còn được xem xét ở bậc dưới ngành, cụ thể là cấp độ bộ và chi. Ở mỗi nơi các taxon có số loài phổ biến nhất được xem là những taxon đặc trưng cho hệ thực vật ở địa phương đó. Bằng cách tính số loài và chi trong một họ và số lượng loài trong mỗi chi, đề tài xác định được các họ có nhiều loài nhất và các chi có nhiều loài nhất để làm cơ sở cho việc đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật thể hiện ở cấp độ taxon dưới ngành. Cụ thể như sau:
4.2.2.1. Đa dạng bậc họ
Khi đánh giá sự đa dạng bậc họ của hệ thực vật thân gỗ tại tiểu khu 14 VQG Cúc Phương, chúng tôi đã thống kê 10 họ có số loài đa dạng nhất theo thứ tự giảm dần và kết quả được trình bày trong bảng 4.4
Kết quả bảng 4.4 cho thấy 10 họ đa dạng nhất của hệ thực vật thân gỗ ở tiểu khu 14 VQG Cúc Phương chiếm 19,23% tổng số họ của hệ thực vật thân gỗ, với 145 loài (chiếm 53,38%) và 82 chi (chiếm 50,95%) tổng số loài và chi của toàn hệ.
54
Bảng 4.4. Các họ giàu loài tại tiểu khu 14 vườn Quốc gia Cúc Phương
TT Tên họ Tên Việt Nam Số loài % Số chi %
1 Euphorbiaceae Họ Thầu dầu 28 10.53 19 11.8
2 Moraceae Dâu tằm 26 9.77 7 4.35
3 Lauraceae Long não 24 9.02 10 6.21
4 Fabaceae Đậu 16 6.02 10 6.21 5 Annonaceae Na 9 3.38 5 3.11 6 Sapidaceae Bồ hòn 9 3.38 8 4.97 7 Meliaceae Xoan 9 3.01 6 3.73 8 Sterculiaceae Trôm 8 3.01 5 3.11 9 Rubiaceae Cà phê 8 2.63 6 3.73 10 Anacardiaceae Xoài 8 2.63 6 3.73 10 họ đa dạng nhất ( 19,23% tổng số họ) 145 53,38 82 50.95
Trong 10 họ đa dạng nhất ở đây thì ít nhất mỗi họ cũng có 8 loài trở lên. Họ đa dạng nhất là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 28 loài (chiếm 10,53% tổng số loài, 19 chi (chiếm 11,8% tổng số chi) tiếp theo là họ Dâu tằm (Moraceae) có 26 loài (chiếm 9,77% tổng số loài), 7 chi (chiếm 4.35% tổng số chi), tiếp theo là họ Long não ( Lauraceae ) có 24 loài (chiếm 9,02% tổng số loài), 10 chi (chiếm 6,21% tổng số chi). Họ Đậu (Fabaceae) có 16 loài (chiếm 6,02% tổng số loài), 10 chi (chiếm 6,21% tổng số chi). Đây là những họ có số loài và số chi đông nhất trong các họ thuộc KVNC. Từ kết quả trên cho thấy 10 họ có số loài, số chi lớn nhất trong hệ thực vật thân gỗ đóng vai trò quan trọng về mặt đa dạng sinh học đối với hệ thực vật VQG Cúc Phương.
4.2.2.2. Đa dạng bậc chi
Kết quả thống kê cho thấy hệ thực vật thân gỗ tại tiểu khu14 Cúc Phương có 8 chi có từ 4 loài trở lên, chiếm 4,97% tổng số chi của toàn hệ với số loài là 49 loài chiếm 30,43% tổng số loài của thực vật thân gỗ. Trong đó, chi Ficusthuộc họ Dâu tằm có số lượng loài rất lớn 16 loài, chiếm tỉ lệ 9,94%. Tiếp theo là chi Litsea thuộc họ Long não có số loài là 7 chiếm 4,35 %. Chi Cinnamomum thuộc họ Long não và chi
55
Diospiros thuộc họ Thị có số loài bằng nhau là 5 chiếm 3,11%. Số chi có 3 loài là 14 chi, số chi có 2 loài là 36 chi, còn lại là 103 chi chỉ có 1 loài.
Bảng 4.5. Các chi đa dạng nhất HTV thân gỗ tiểu khu 14 VQG Cúc Phương
TT Tên chi Tên họ Số loài %
1 Ficus Moraceae 16 9,94 2 Litsea Lauraceae 7 4,35 3 Cinnamomum Lauraceae 5 3,11 4 Diospiros Ebenaceae 5 3,11 5 Bridelia Euphorbiaceae 4 2,48 6 Elaeocarpus Elaeocarpaceae 4 2,48 7 Mallotus Euphorbiaceae 4 2,48 8 Albizzia Fabaceae 4 2,48