cầu chung về mới tổ chức bộ máy nhà nước.
Đổi mới hoạt động và tổ chức bộ máy nhà nước phải có được tính đồng bộ, bao gồm ở cả trung ương và địa phương, không thể tiến hành cắt khúc ở từng cấp hoặc từng ngành. Các nghị quyết của Đảng nhiều năm nay luôn đặt ra yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và hoạt động của HĐND nói riêng, trong đó có hoạt động giám sát. Hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh muốn có hiệu lực, hiệu quả, chất lượng thì không thể chỉ đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND cấp tỉnh nói riêng mà còn gắn với đổi mới chung của chính quyền và trung ương, chính quyền địa phương. Nếu chỉ đổi mới riêng hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh thì sẽ “vênh” trong hoạt động chung của cả bộ máy và không những không làm hoạt động của cả bộ máy có hiệu quả mà có khi còn cản trở đến sự vận hành chung của bộ máy
Hiện nay, chúng ta đang đặt ra yêu cầu đổi mới tổ chức, bộ máy nhà nước để đáp ứng yêu cầu mới, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
động giám sát của HĐND cấp tỉnh cũng phải đặt trong yêu cầu chung này. Chính vì vậy, yêu cầu đổi mới hoạt động giám sát của HĐND các cấp, một thiết chế dân chủ cũng đang được đặt ra một cách cấp bách. Bộ máy nhà nước thay đổi về tổ chức, về phương thức hoạt động thì đương nhiên sẽ kéo theo nó là yêu cầu đổi mới hoạt động giám sát các cơ quan, tổ chức, cá nhân cho phù hợp.
Trong nhóm các cơ quan dân cử ở địa phương, hoạt động của HĐND cấp tỉnh có vai trò quan trọng, mang tính định hướng cho hoạt động của HĐND cấp huyện và xã. Nếu hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh được đổi mới thì sẽ kéo theo sự đổi mới trong hoạt động giám sát của HĐND cấp dưới. Mặt khác, để hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh có hiệu quả thì phải có sự “liên kết” trong hoạt động giám sát với các cơ quan dân cử ở địa phương, HĐND cấp huyện và xã.
Như vậy, trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu đổi mới hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh được đặt ra cấp thiết để đảm bảo vị trí, vai trò cơ quan đại diện của dân, thực hiện tốt thiết chế dân chủ đại diện.