Mối quan hệ giữa HĐND và các cơ quan, tổ chức ở

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp tỉnh (Trang 92)

với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội.

Về mặt lý luận, khác với hệ thống cơ quan hành pháp từ trung ương xuống địa phương, các cơ quan dân cử không được coi là một hệ thống, Quốc hội, HĐND cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã độc lập với nhau và chỉ nằm trong “nhóm” cơ quan dân cử. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt trong hoạt động nói chung và hoạt động giám sát nói riêng, HĐND cấp tỉnh không thể độc lập một cách cứng nhắc, không có quan hệ gì với các cơ quan dân cử khác mà tính độc lập chỉ mang ý nghĩa tương đối. Hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh ngoài sự chủ động của mình còn cần thực hiện theo yêu cầu giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội. Kết hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương giám sát cũng làm tăng vị trí pháp lý của hoạt động giám sát của HĐND. Đối với cấp huyện, được hình dung như “cánh tay nối dài” của HĐND cấp tỉnh trong hoạt động giám sát. Việc phối hợp tốt giữa Thường trực HĐND cấp tỉnh với Thường trực HĐND cấp huyện, Ban Pháp chế của HĐND cấp tỉnh với Ban Pháp chế của HĐND cấp huyện, Ban Kinh tế – ngân sách và Ban Văn hóa – xã hội của HĐND cấp tỉnh với Ban Kinh tế – xã hội của HĐND cấp huyện sẽ góp phần giúp HĐND cấp tỉnh giám sát trên diện rộng hơn, nhiều hơn và thường xuyên hơn.

HĐND cấp tỉnh có mối quan hệ công tác tốt với UBND và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh cũng góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động giám sát của mình. Nhiều địa phương đã ban hành được quy chế phối hợp công tác giữa 3 cơ quan này, từ đó có quy chế đôn đốc UBND báo cáo công tác, tiếp thu các kiến nghị của HĐND... có sự tham gia chặt chẽ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong hoạt động giám sát của HĐND, huy động được sự giám sát đồng bộ, rộng khắp.

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp tỉnh (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)