Cơ cấu, thành phần, trình độ đại biểu Hội đồng nhân

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp tỉnh (Trang 88)

Chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND và Ban của HĐND được quyết định bởi hoạt động của đại biểu HĐND. Chính vì vậy, cơ cấu, thành phần, trình độ của đại biểu HĐND cấp tỉnh là một yếu tố quan trọng quyết định tới chất lượng hoạt động giám sát của HĐND. Hiện

nay, khi tiến hành bầu cử HĐND, vẫn còn một vấn đề khó giải quyết là đảm bảo sự hài hòa giữa cơ cấu, thành phần và trình độ, năng lực của đại biểu, nếu nặng về cơ cấu, thành phần sẽ làm giảm số đại biểu có trình độ, năng lực, nhưng nếu chỉ quan tâm tới trình độ, năng lực đại biểu thì HĐND địa phương đó không có tính đại diện cao, từ đó làm ảnh hướng tới hoạt động chung của HĐND.

Để đại biểu HĐND cấp tỉnh tự mình giám sát, tham gia cùng hoạt động giám sát chung của HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND thì đòi hỏi đại biểu phải có trình độ chuyên môn nhất định. Để đưa ra được câu hỏi chất vấn đang là bức xúc của địa phương, câu hỏi có tính khái quát cao hay việc nắm bắt tình hình và đưa ra giải pháp trong hoạt động của Đoàn giám sát đòi hỏi người đại biểu phải có kỹ năng hoạt động, khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin tốt. Nếu không, hoạt động giám sát của đại biểu, HĐND, Thường trực HĐND và Ban của HĐND chỉ là hình thức, hời hợt bên ngoài mà không đi sâu vào bản chất vấn đề. Đại biểu HĐND chủ yếu là hoạt động kiêm nhiệm, được bầu theo nhiệm kỳ 5 năm, một số ít đại biểu được tái cử, vì vậy kinh nghiệm hoạt động ít, khi tích lũy được kinh nghiệm hoạt động thì cũng là gần hết nhiệm kỳ HĐND. Chính vì vậy, phải chọn lựa được đại biểu thật sự có trình độ.

Đại biểu HĐND cũng phải đại diện cho các ngành nghề, tôn giáo, dân tộc, giới tính ... thì mới mang được hơi thở của cuộc sống tới hoạt động giám sát của HĐND, mới truyền tải được ý kiến, kiến nghị của mọi tầng lớp trong xã hội, HĐND mới mang tính đại diện cao nhất của mình. Rõ ràng, ở những nơi có nhiều đồng bào dân tộc ít người mà trong HĐND tỉnh lại không có đại biểu hoặc ít đại biểu của các dân tộc ít người thì những vấn đề liên quan đến cuộc sống của họ sẽ không được đặt lên bàn nghị sự của HĐND, HĐND cũng

người dân tộc ít người. Bên cạnh đó, cần hạn chế số lượng đại biểu công tác trong các cơ quan hành pháp ở địa phương bởi đối tượng giám sát chính của HĐND là hệ thống cơ quan hành pháp ở địa phương. Qua theo dõi thực tế, những đại biểu này ít phát biểu, ít tham gia vào hoạt động giám sát chung của HĐND, Thường trực HĐND và Ban của HĐND.

Bên cạnh trình độ, đại biểu HĐND phải có bản lĩnh, có tâm và say mê với hoạt động của HĐND, trách nhiệm cao và vì nhân dân. Qua giám sát, đại biểu phát hiện vấn đề nhưng nếu không có bản lĩnh thì không dám phát biểu, không dám nói mà né tránh sự việc, thực hiện công việc người đại biểu một cách “vo tròn”, thiếu tính đấu tranh. Như vậy, hoạt động giám sát nói chung của HĐND cũng bị ảnh hưởng.

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp tỉnh (Trang 88)