Giai đoạn 1980-1992

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp tỉnh (Trang 32)

Thời kỳ này, Việt Nam đang xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước, những ảnh hưởng của “người anh cả” Liên Xô và Trung Quốc về tổ chức bộ máy nhà nước, chính quyền địa phương đang du nhập vào Việt Nam. Điển hình là Hiến pháp 1980 và Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1983 và năm 1989.

Lần đầu tiên, quyền giám sát của HĐND được khẳng định trong một văn bản pháp lý, đó là văn bản pháp lý cao nhất, Hiến pháp 1980, Điều 115 khoản 12 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND có đoạn: “Trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, xí nghiệp và các tổ chức khác của cấp trên ở địa phương”.

Và quyền này tiếp tục được quy định trong Điều 117 “Hội đồng nhân dân, căn cứ vào pháp luật của Nhà nước và quyết định của cấp trên, ra những nghị quyết và kiểm tra việc thi hành những nghị quyết đó”. Tuy Hiến pháp quy định HĐND “kiểm tra” nhưng trong bối cảnh đó, có thể hiểu đây là hình thức đơn giản của quyền giám sát của HĐND.

Phát triển những quy định này, Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1983 quy định cụ thể hơn về quyền giám sát của HĐND cấp tỉnh. Chủ thể hoạt động giám sát được mở rộng, gồm: HĐND, Ban của HĐND và đại biểu HĐND. Trong đó, Ban của HĐND lần đầu tiên được hình thành.

Đối tượng giám sát cũng được mở rộng, không chỉ giới hạn UBND cấp tỉnh mà còn gồm: thành viên UBND, thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND, HĐND cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và cơ quan, xí nghiệp và các tổ chức khác của cấp trên ở tỉnh.

Nội dung giám sát cũng được mở rộng hơn, đó là: việc tuân theo pháp luật, chính sách của nhà nước, nghị quyết HĐND tỉnh của cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh; công tác của các cơ quan do HĐND bầu, công tác của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, công tác của Tòa án nhân dân tỉnh; báo cáo giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của nhân dân.

Hình thức giám sát được quy định đa dạng hơn, gồm: xem xét báo cáo tại kỳ họp HĐND; chất vấn của Ban và của đại biểu HĐND; của Ban đối với

thẩm tra báo cáo, đề án trình HĐND; tiếp công dân, yêu cầu cơ quan hữu quan giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

Hậu quả pháp lý của hoạt động giám sát cũng được quy định rõ hơn, giúp hoạt động giám sát của HĐND tỉnh có thực quyền hơn, đó là: giải tán HĐND cấp huyện, ra nghị quyết về việc trả lời và trách nhiệm của cơ quan hoặc người bị chất vấn.

Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1983 đã xây dựng nền móng tương đối cơ bản về chức năng giám sát của HĐND cấp tỉnh. Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1989 chỉ bổ sung và hoàn thiện thêm. Theo đó, về đối tượng giám sát của HĐND cấp tỉnh được bổ sung thêm Thường trực HĐND, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, trong đó, Thường trực HĐND là tổ chức mới được thành lập của HĐND, có vị trí là cơ quan thường trực, hoạt động thường xuyên của HĐND.

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp tỉnh (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)