Phân tích mơ hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp - nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh của khu nghỉ dưỡng dốc lết (Trang 74 - 77)

Áp lực từ phía các nhà cung cấp

Đó là các cá nhân, doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào cho quá trình chế biến và cung cấp dịch vụ của khu nghỉ dưỡng Dốc Lết. Các yếu tố đó bao gồm: nguyên liệu hải sản tươi sống phục vụ cho việc chế biến tại nhà hàng, các loại nước uống, dụng cụ dùng cho dịch vụ lưu trú như: drag trải giường, gối, mền, đồ amenities (khăn bông, bàn chải, kem đánh răng, dao cạo râu, sữa tắm, dầu gội đầu...), cafe, trà, đường phục vụ cho khách trong phịng...rất cần thiết cho q trình hoạt động kinh doanh của bất kì một khu resort nào. Vì thế Dốc Lết phải tìm kiếm nguồn cung cấp chất lượng nhưng phải hợp lí về giá cả để đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả, mang lại lợi nhuận.

Các trường hợp sau đây sẽ tạo ra sức ép từ phía các nhà cung cấp:

- Chỉ có một số ít các nhà cung cấp, do đó họ có thể liên kết với nhau để tạo ra sức ép về giá cả, chất lượng...

- Khi khơng có sẵn sản phẩm thay thế cho các yếu tố đầu vào thì áp lực của các nhà cung cấp sẽ tăng lên. Đặc biệt là các yếu tố đầu vào có vai trị quan trọng đối với quá trình cung cấp dịch vụ. Ví dụ nhu cầu thưởng thức món cua huỳnh đế - vốn là một đặc sản của vùng biển Phan Thiết của du khách tại Dốc Lết tăng lên. Tuy nhiên đây không phải là loại hải sản dễ kiếm, dẫn đến Dốc Lết cần phải tìm kiếm nguồn cung cấp loại cua này để phục vụ theo nhu cầu của khách. Từ đây có thể thấy rõ ràng áp lực mà Dốc Lết gặp phải từ phía nhà cung cấp cua huỳnh đế - nguyên liệu đầu vào cho chế biến cực kì quan trọng trong thời điểm hiện tại.

- Khi việc thay đổi nhà cung cấp dẫn đến một chi phí lớn cho doanh nghiệp thì áp lực từ nhà cung cấp sẽ tăng cao. Vấn đề này dễ dàng xảy ra khi Dốc Lết gặp vấn

đề với nhà cung cấp cũ và buộc phải tìm nhà cung cấp mới. Khi đó ngân sách cho việc tìm kiếm nhà cung cấp mới sẽ khá tốn kém, đi kèm theo đó là những yêu cầu về chia sẻ quyền lợi khơng thỏa đáng từ phía nhà cung cấp sẽ khiến cho Dốc Lết gặp nhiều trở ngại.

Khi gặp những áp lực như trên thì chiến lược giảm áp lực sẽ được Dốc Lết ưu tiên sử dụng như: liên doanh liên kết chia sẻ quyền lợi, xây dựng mối quan hệ thân thiện có lợi lâu dài với các nhà cung cấp, đi đến mục tiêu hợp tác 2 bên cùng có lợi.

Áp lực từ phía khách du lịch

Khách du lịch thường muốn được cung cấp dịch vụ với chất lượng cao và giá cả thấp. Điều này sẽ làm cho chi phí hoạt động doanh nghiệp tăng lên và lợi nhuận giảm. Đối với Dốc Lết, áp lực nặng từ phía khách du lịch là lượng khách Nga đến nghỉ dưỡng theo nhận định có xu hướng tăng lên trong tương lai khi mà Khánh Hòa là một trong 2 điểm đến hấp dẫn nhất cho khách Nga trong 2 năm trở lại đây (năm 2013 khách Nga đứng top thị trường khách lớn nhất của tỉnh Khánh Hòa). Trong khi đó trình độ giao tiếp bằng tiếng Nga của nhân viên rất hạn chế hay có thể nói là bằng khơng. Trong khi khách du lịch Nga không thể hiểu và giao tiếp bằng tiếng Anh, do đó họ yêu cầu các dịch vụ hay bảng chỉ dẫn tất cả phải dịch ra tiếng Nga. Cung ứng được nguồn nhân lực thông thạo tiếng Nga là một áp lực lớn đối với Dốc Lết khi mà chi phí cho tuyển dụng và đào tạo là một ngân sách không nhỏ.

Các đối thủ tiềm ẩn

Đây là các đối thủ trong tương lai khi họ có thể gia nhập vào thị trường kinh doanh loại hình khu nghỉ dưỡng. Tuy nhiên đây khơng phải là một vấn đề đơn giản, muốn gia nhập vào một thị trường nói chung và thị trường kể trên nói riêng, các đối thủ phải vượt qua rào cản gia nhập ngành, cụ thể:

Sự trung thành của khách hàng: Một doanh nghiệp có chỗ đừng trên thị

trường thì có nghĩa là đã chiếm được tình cảm, lịng tin và sự trung thành của khách hàng. Lòng tin và sự trung thành của khách hàng càng cao thì càng gây khó khăn cho

các đối thủ cạnh tranh muốn gia nhập thị trường. Đối với Dốc Lết, do đã xuất hiện từ lâu (từ năm 1994), đã trở nên quá quen thuộc với mọi người cả người dân địa phương và khách du lịch đã từng đến đây, nhắc đến tỉnh Khánh Hòa, mà cụ thể là thị xã Ninh Hịa thì thể khơng nhắc đến Dốc Lết. Chính vì lí do đó mà Dốc Lết có một chỗ đứng vững chắc, một uy tín, ưu thế và sức mạnh to lớn. Đây là một rào cản rất lớn đối với đối thủ cạnh tranh. Do vậy, các đối thủ cạnh tranh phải tìm kiếm kẽ hở của thị trường hiện tại còn bỏ ngõ để xâm nhập, hoặc khai thác những nhược điểm trong chính sách marketing hỗn hợp của đối thủ hiện hành để đưa ra các gói sản phẩm, dịch vụ thay thế để thu hút khách hàng. Để giữ được lợi thế này về môi trường cạnh tranh, Dốc Lết phải đẩy mạnh chiến lược kinh doanh hướng về khách hàng.

Lợi thế về giá cả: do hoạt động lâu năm và có nguồn khách ổn định, Dốc Lết tự

tin về giá cả cung cấp vì đảm bảo được sự hợp lí và nhận được sự hài lịng và đánh giá cao từ khách du lịch. Muốn giữ được lợi thế này, Dốc Lết phải chú trọng công tác quản trị kinh doanh để giảm chi phí hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, giảm thiểu tối đa lãng phí trong q trình chế biến thực phẩm.

Rào cản về vốn: Việc tìm kiếm nguồn để huy động vốn cũng là một rào cản đối

với các đối thủ muốn gia nhập ngành. Tuy nhiên với các kênh huy động vốn ngày càng phong phú thì các đối thủ tương lai cũng có nhiều cơ hội thu hút nguồn vốn đầu tư hơn.

Áp lực từ phía các sản phẩm thay thế

Các sản phẩm thay thế là các sản phẩm mang lại những lợi ích tiêu dùng như sản phẩm hiện tại hay cao hơn cho khách hàng. Đối với mơ hình kinh doanh khu nghỉ dưỡng như Dốc Lết thì sản phẩm thay thế là các nguyên liệu chế biến, thức ăn, thức uống phục vụ khách.

Cạnh tranh từ phía các sản phẩm thay thế là loại hình cạnh tranh gián tiếp. Để cạnh tranh với các sản phẩm thay thế cần chú trọng trong khâu lựa chọn nguyên liệu đầu vào, mà vấn đề này liên quan mật thiết đến lựa chọn nhà cung ứng thích hợp.

Đó là các doanh nghiệp kinh doanh loại hình du lịch nghỉ dưỡng như Dốc Lết. Hiện nay đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Dốc Lết là khu nghỉ dưỡng White Sand nằm kế bên với tên gọi đầy đủ là White Sand Doc Let Resort & Spa. Đây cũng là một chiêu quảng bá nhằm đánh lừa khách du lịch khi tên gọi Dốc Lết nằm ngay trong tên gọi của khu nghỉ dưỡng này. Từ khi khu nghỉ dưỡng White Sand đi vào hoạt động năm 2006 thì những áp lực mà Dốc Lết gặp phải rơi chủ yếu vào cơ sở hạ tầng vật chất, chất lượng nguồn nhân lực và giá cả White Sand cung cấp co khách du lịch: giá cả thấp so với mặc bằng chung nhưng chất lượng dịch vụ và cơ sở hạ tầng cao.

Tóm lại việc phân tích các áp lực trong môi trường cạnh tranh như trên sẽ giúp cho chúng ta nhận dạng được đối thủ cạnh tranh hiện tại cũng như trong tương lai, đối thủ trực tiếp cũng như gián tiếp để có thể lựa chọn các chiến lược cạnh tranh thích hợp đối phó có hiệu quả với các áp lực cạnh tranh trên thị trường.

Thông qua cơ sở phân tích các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh và các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh, Dốc Lết cần đưa ra các giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh, năng lực kinh doanh của mình thơng qua các giải pháp và chiến lược cạnh tranh hữu hiệu.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp - nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh của khu nghỉ dưỡng dốc lết (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w