Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần phát triển công nghệ việt mỹ (Trang 68 - 84)

Bên cạnh những thành tích đã đạt được trong ba năm, công ty còn có những mặt hạn chế cần khắc phục như sau:

- Hệ số thanh toán bằng tiền đương đối nhỏ cho thấy rằng công ty đang gặp phải khó khăn trong việc thanh toán công nợ, nhất là các khoản nợ đến hạn vì khoản tiền và tương đương tiền sẵn có tại công ty không đủ. Nguyên nhân là do khoản tiền và tương đương tiền tại công ty là quá nhỏ. Năm 2012, lượng tiền sụt giảm mạnh do công ty sử dụng tiền để mua sắm và đầu tư thêm vào các TSCĐ.

Tuy nhiên thời gian thanh toán các khoản phải trả vẫn lớn hơn thời gian thu tiền bình quân do đó công ty không cần quá nhiều đến lượng tiền mặt mà vẫn có thể đảm bảo thanh toán công nợ đúng hạn. Nguyên nhân do hiện tại công ty đang chiếm dụng vốn của người bán nhiều hơn là bị khách hàng chiếm dụng vốn, đồng nghĩa với việc khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty tốt. Công ty đảm bảo đươc dòng tiền quay liên tục, tuy nhiên công ty vẫn cần tìm ra hướng xoay vòng hợp lý để cung cấp đủ

59

lượng tiền mặt ở mức an toàn cho công ty để tránh xảy ra rủi ro thanh khoản, và đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục và ổn định.

- Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản của công ty, từ khoảng 24% đến 28% tổng giá trị tài sản. Năm 2010-2011, số vòng quay các khoản phải thu có xu hướng giảm nhẹ tuy nhiên đã trở về mức ổn định vào năm 2012.

Tình hình tài chính khó khăn nên thời gian này công ty đã nới lỏng chính sách tín dụng để tạo điều kiện cho khách hàng, tuy nhiên từ đó cũng thúc đẩy sức mua của khách hàng trở nên mạnh mẽ hơn làm doanh thu tăng mạnh hơn cả tốc độ tăng các khoản phải thu. Tuy nhiên để giảm thiểu rủi ro trong việc thu hồi các khoản phải thu công ty cần xem xét lại chính sách quản lý các khoản phải thu, đặc biệt trong thời kì khó khăn, việc nới lỏng tín dụng được cho là mạo hiểm với tất cả các doanh nghiệp.

- Hàng tồn kho là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn lưu động, dao động trong khoảng 40%-55%, phản ánh mức tồn kho của công ty là rất lớn, hàng tồn đọng nhiều. Điều này cũng dẫn đến thời gian quay vòng hàng tồn kho của công ty là rất lớn, số vòng quay hàng tồn kho ở mức thấp.

Bên cạnh những nguyên nhân tích hàng để trả hợp đồng, đón đầu để tránh tình trạng khan hiếm hàng trong tương lai, hay mua số lượng lớn để được hưởng chiết khấu thương mại và tạo mối quan hệ tốt với nhà cung cấp, thì công ty cần xem xét những ảnh hưởng tiêu cực của việc tích hàng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để đưa ra những giải pháp hợp lý. Công ty cần chi tiết từng loại mặt hàng tồn kho, xác định rõ nguyên nhân hàng tồn, nếu nguyên nhân không hợp lý, công ty cần đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm nhằm giải quyết dứt điểm các mặt hàng tồn đọng, thu hồi vốn, góp phần cho việc quản lý và sử dụng vốn được hiệu quả hơn.

60

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHÊ VIỆT MỸ 3.1. Định hƣớng phát triển của công ty CP Phát triển Công nghệ Việt Mỹ

- Duy trì mục tiêu chủ yếu của công ty là buôn bán máy móc, thiết bị ngành cơ khí, công nghiệp và điện tử viễn thông, sản xuất gia công các sản phẩm cơ khí, xuất nhập khẩu các mặt hàng dụng cụ gia công cơ khí,..

Hướng tới mục tiêu trở thành nhà cung cấp chính cho các đối tượng khách hàng trong nước như các nhà máy sản xuất cơ khí chính xác, sản xuất linh kiện cho ô tô, xe máy, khuôn mẫu và các đại lý khác trên toàn quốc.

- Năm 2012, công ty đã trở thành đại lý phân phối chính hãng của nhiều thương hiệu dụng cụ cắt gọt kim loại, dầu tẩy và chống gỉ sét nổi tiếng trên thế giới như Tungaloy của Nhật, Emuge-Franklen, Stock của Đức, Duccei, UFP của Italia, Mckenic của Mỹ,.. Định hướng của công ty tới năm 2013 là trở thành đại lý phân phối của nhiều hãng nổi tiếng khác nữa, nhằm cung cấp cho khách hàng nhiều lựa chọn đa dạng và chất lượng.

- Không ngừng nâng cấp dây chuyền sản xuất gia công sản phẩm cơ khí nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm do công ty sản xuất.

- Đối với các dự án đấu thầu trong nước: Công ty cố gắng giảm giá thành sản phẩm gia công và dành thắng các mối đấu thầu, đưa sản phẩm của công ty phổ biến với thị trường trong nước.

- Tiến hành phát triển chiến lược trung và dài hạn: Thực hiện phát triển trên phạm vi toàn quốc, mở thêm các chi nhánh ở những khu vực phát triển công nghiệp, nhà máy,.. Mở rộng hệ thống bán lẻ và đại lý tiêu thụ hàng hóa. Giữ vững và mở rộng khai thác thị trường nhằm mục tiêu trở thành nhà cung cấp uy tín của toàn khu vực.

- Kiện toàn bộ máy nhân sự gọn nhẹ và linh hoạt. Thành lập thêm bộ phận quản lý đại lý để phát triển và kiểm soát hệ thống bán lẻ.

- Đảm bảo nguồn hàng và nguồn nguyên vật liệu cho kế hoạch hoạt động năm tới, hoàn thành các biện pháp nhằm giảm hàng tồn kho, tăng lưu lượng vốn lưu động, giúp cho quản lý và sử dụng vốn lưu động được hiệu quả.

- Đảm bảo chi trả cổ tức cho cổ đông, tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

- Định hướng mua bất động sản phù hợp để làm tài sản cho doanh nghiệp.

- Định hướng với môi trường, xã hội và cộng đồng: Công ty luôn đặt mục tiêu và định hướng kinh doanh kết hợp với trách nhiệm với xã hội, luôn chia sẻ giúp đỡ với các hoàn cảnh khó khăn, tham gia các hoạt động từ thiện.

61

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại công ty CP Phát triển Công nghệ Việt Mỹ CP Phát triển Công nghệ Việt Mỹ

Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là chỉ tiêu dùng để đánh giá năng lực quản lý khoản mục vốn lưu động của doanh nghiệp. Tiêu chí này sẽ cho thấy khả năng quản lý và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp đã ở mức hợp lý hay chưa.

3.2.1. Quản lý tiền và các khoản tương đương tiền

Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền tại công ty đang ở mức thấp, gây khó khăn lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, dẫn đến việc sử dụng kém hiệu quả vốn lưu động của doanh nghiệp. Do đó, công ty cần có ngay những giải pháp tích cực để bổ sung lượng tiền mặt ở mức vừa phải, đủ để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được liên tục, ổn định.

Không chỉ vậy tiền mặt có vai trò quan trọng trong việc thanh toán tức thời các khoản nợ đến hạn của công ty. Do đó công ty cần xác đinh lượng tiền mặt dự trữ tối ưu nhất để vừa đảm bảo khả năng thanh toán và giảm thiểu rủi ro trong trường hợp thanh toán công nợ đến hạn lại vừa tránh để mất chi phí cơ hội của việc giữ tiền.

Bên cạnh đó để đạt được mức cân bằng về lượng vốn bằng tiền, công ty có thể sử dụng các biện pháp dưới đây:

- Xác định nhu cầu vốn bằng tiền và thời gian vốn bằng tiền cần được tài trợ. Để làm được điều này thì phải thực hiện tốt công tác quan sát, nghiên cứu và làm rõ quy luật của việc thu – chi.

- Ngoài ra, công ty nên có biện pháp để rút ngắn chu kỳ vận động của tiền mặt càng nhiều càng tốt nhằm mục đích tăng lợi nhuận, bằng cách giảm thời gian thu hồi các khoản nợ và kéo dài thời gian thanh toán các khoản phải trả. Như vậy thì công ty sẽ có khoảng thời gian trì hoản và linh động hơn trong việt trả công nợ đến hạn.

Bên cạnh đó có thể thấy công ty hoàn toàn không có khoản đầu tư tài chính, trong khi đây là khoản mục có khả năng sinh lời cao. Đầu tư tài chính ngắn hạn có khả năng mang lại nguồn lợi tức trước mắt cho công ty. Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng tạo ra nguồn lợi tức trước mắt càng lớn. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, nền kinh tế có sự sụt giảm nhất định khiến cho việc đầu tư tài chính có rủi ro cao hơn, đây cũng là lý do khiến công ty hoàn toàn không có khoản đầu tư tài chính.

3.2.2. Quản lý các khoản phải thu

Với mục tiêu hướng tới lợi nhuận tối đa, công ty nên tiếp tục phát huy và giảm khoản mục các khoản phải thu, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong thời gian tới, và đặc biệt là giảm thiểu và tránh gặp rủi ro đối với những khách hàng mất khả năng thanh toán.

62

Tuy nhiên việc thu hồi hết các khoản nợ không phải là việc dễ dàng với các công ty, đặc biệt là với những khách hàng có rủi ro thanh toán cao. Công ty cần xây dựng hệ thống trong việc chọn lựa cấp tín dụng cho khách hàng.

Ta có thể sử dụng mô hình điểm số của Altman. Đây là mô hình định lượng dựa trên việc mô hình hóa các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính qua đó phản ánh chất lượng tín dụng và yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng từ phía khách hàng. Mô hình này thường được sử dụng để xếp hạng tín nhiệm và đo lường xác suất vỡ nợ thông qua đặc điểm cơ bản của khách hàng. Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro với khách hàng:

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1X5 Bảng 3.1. Mô hình điểm số của Altman

Biến số Trọng số

VLĐ ròng/ Tổng tài sản (X1) 1,2 LN giữ lại/ Tổng tài sản (X2) 1,4 LN trước thuế và lãi/ Tổng tài sản (X3) 3,3 Thị giá CP/ Giá trị ghi sổ của nợ dài hạn (X4) 0,6 Z càng cao thì rủi ro càng thấp và ngược lại. Trong đó:

Z > 2,99: khách hàng trong vùng an toàn.

1,81 < Z < 2,99: khách hàng nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ mất khả năng thanh toán.

Z < 1,81: khách hàng nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ mất khả năng thanh toán cao.

Đối với khách hàng thuộc nhóm có Z > 2,99, công ty có thể cấp tín dụng, bán hàng trả chậm.

Với nhóm khách hàng thứ hai, việc cấp tín dụng cần được xem xét ở một mức độ nhất định và xác định thường xuyên mức độ an toàn của khách hàng.

Với nhóm khách hàng có Z < 1,81, công ty không nên cấp tín dụng hay bán hàng trả chậm vì dễ dẫn đến rủi ro thu hồi công nợ.

Ngoài ra công ty còn có thể áp dụng thêm chính sách chiết khâu thanh toán nhằm tạo động lực thanh toán sớm cho khách hàng từ đó giảm thiếu khoản phải thu khách hàng, quay vòng các khoản phải thu nhanh hơn và tăng cường tính cạnh tranh.

63

Bảng 3.2. Tỷ lệ chiết khấu thanh toán

Nhóm Thời gian thanh toán (ngày) Tỷ lệ chiết khấu (%)

1 Trả ngay 2,8

2 1 - 30 2,0

3 30 - 60 11,05

4 60 – 90 0,9

5 90 - 100 0,5

Giả định, việc áp dụng biện pháp trên giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn khoản phải thu, năm 2012, các khoản phải thu giảm xuống 15%, công ty ít gặp rủi ro hơn trong thu nợ, khoản chi phí sử dụng để thu nợ được dùng cho công tác phân tích, chiết khấu cho khách hàng. Lúc này, đánh giá các khoản phải thu như sau:

Bảng 3. 3. Đánh giá các khoản phải thu sau khi áp dụng giải pháp

Chỉ tiêu Năm 2012 Dự kiến sau thay đổi

Phải thu khách hàng (triệu đồng) 3.519 2,991 Số vòng quay khoản phải thu (vòng) 6,58 7,74 Thời gian thu tiền bình quân (ngày) 55,47 47,16 Chi phí dự phòng (chi phí QLDN) (triệu đồng) 7,43 (196) Chi phí chiết khấu thanh toán (triệu đồng) 0 84 Lợi nhuận sau thuế tăng thêm (triệu đồng) 0 115 Nhìn chung, việc xây dựng hệ thống chọn lựa cấp tín dụng và chiết khấu thanh toán cho khách hàng có thể giúp cho doanh nghiệp giảm bớt các khoản phải thu, bên cạnh đó giảm bớt chi phí và tăng lợi nhuận. Ngoài ra, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ cũng được cải thiện và công ty có điều kiện chi trả trong kỳ tốt hơn, ít phải sử dụng dự trữ tiền mặt hơn.

3.2.3. Quản lý hàng tồn kho

Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản của công ty, làm phát sinh chi phí bảo quản và các chi phí kho bãi. Công ty nên áp dụng mô hình quản lý hàng tồn kho ABC vì đây là một mô hình phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty. Tiêu chuẩn để xếp các loại hàng tồn kho vào các nhóm là:

- Nhóm A: Bao gồm các loại hàng có giá trị từ 60-80% tổng giá trị tồn kho, nhưng về số lượng chỉ chiếm 15-20% tổng số hàng tồn kho.

- Nhóm B: gồm các loại hàng có giá trị hàng năm từ 25-30% tổng giá trị hàng tồn kho nhưng về sản lượng chúng chiếm từ 30-50% tổng số hàng tồn kho.

64

- Nhóm C: gồm những loại hàng có giá trị hàng năm nhỏ, giá trị hàng năm chỉ chiếm 5-10% tổng giá trị tồn kho. Tuy nhiên về số lượng chúng lại chiếm khoảng 30-55% tổng số hàng tồn kho.

Bảng 3.4. Bảng phân loại hàng tồn kho trong công ty

Loại hàng hóa % số lƣợng % giá trị Loại

Dụng cụ cắt gọt kim loại nhập khẩu 20 60 A Dầu tẩy và chống gỉ sét 50 30 B Các sản phẩm gia công cơ khí 30 10 C

Tổng 100 100

Mô hình trên cho thấy nhóm A bao gồm các mặt hàng là dụng cụ cắt gọt kim loại nhập khẩu, về mặt số lượng chiếm tỷ trọng thấp nhất nhưng lại chiếm tỷ trọng lớn nhất về giá trị. Đây là nhóm mặt hàng trọng yếu của công ty, do công ty đứng ra làm đại lý phân phối cho các hãng có uy tín, nổi tiếng thế giới. Mặt hàng này có giá trị cao, đóng vai trò quyết định trong việc tạo ra doanh thu chính cho công ty, do đó nhóm A cần được quản lý cẩn thận.

Qua kỹ thuật phân tích ABC cũng có thể thấy được 60% doanh thu được mang lại là từ 20% mặt hàng có trong kho. Vì vậy công ty nên đầu tư trọng tâm vào mặt hàng A, dành các nguồn tiềm lực để mua hàng nhóm A nhiều hơn so với nhóm B và nhóm C. Đối với nhóm A công ty nên thực hiện thường xuyên kiểm toán mỗi tháng một lần.

Nếu giả sử công ty có 1000 sản phẩm A. Như vậy, có thể tính toán được lượng hàng phải kiểm toán mỗi ngày là bao nhiêu, được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.5. Kế hoạch quản lý hàng tồn kho

Nhóm

hàng Số lượng Chu kỳ kiểm toán Lượng hàng phải kiểm toán mỗi ngày A 1000 Mỗi tháng (20 ngày) 50 sản phẩm/ngày Bảng kế hoạch quản lý hàng tồn kho này giúp các báo cáo tồn kho được chính xác, tránh nhầm lẫn do nhân viên thường xuyên thực hiện các chu kỳ kiểm toán của từng nhóm hàng. Có thể áp dụng các dự báo khác nhau theo mức độ quan trọng của các nhóm hàng khác nhau.

3.2.4. Một số giải pháp khác

Bên cạnh việc đề ra những biện pháp thích hợp nhằm quản lý các khoản phải thu, khoản tiền cũng như HTK, công ty cần xem xét và thực hiện một số giải pháp sau:

Hoàn thiện các chính sách tiêu thụ hàng hóa

Công ty cần phối hợp với phòng Kinh doanh khai thác triệt để những tiềm năng sẵn

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần phát triển công nghệ việt mỹ (Trang 68 - 84)