Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử VLĐ

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần phát triển công nghệ việt mỹ (Trang 61 - 63)

Bảng 2.10. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch giữa (1) và (2) Chênh lệch giữa (2) và (3) (1) (2) (3) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Vòng quay VLĐ (lần) 1,42 1,45 2,25 0,03 2,11 0,8 55,17 Thời gian luân chuyển

VLĐ (ngày) 253 249 160 (4) (1,58) (89) (35,74) Hệ số đảm nhiệm (%) 0,70 0,69 0,44 (0,01) (1,43) (0,25) (36,23) Hệ số sinh lời (%) 4,9 4,35 6,29 (0,55) (11,22) 1,94 44,60 Mức tiết kiệm VLĐ

tương đối (triệu đồng) - (199) (5726) - - (5527) 2777 Mức tiết kiệm VLĐ tuyệt

đối (triệu đồng) - (117) (4431) - - (4314) 3687

(Nguồn: Số liệu được tính từ BCTC)

Nhận xét:

- Vòng quay vốn lưu động:Số vòng quay VLĐ của doanh nghiệp hay hiệu suất sử

dụng TSNH tăng đều theo từng năm, từ 1,42 lần năm 2010 lên 1,45 lần năm 2011 và lên đến 2,25 lần vào năm 2012. Như đã nói ở bảng 2.6, ta có thể thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn lưu động ngày càng tăng cao, kết quả sản xuất của doanh nghiệp tăng cao rõ rệt so với lượng vốn lưu động bỏ ra mỗi năm. Có thể thấy rằng công ty đang từng bước nâng cao trình độ quản lý và sử dụng vốn lưu động.

- Thời gian luân chuyển vốn lưu động: Trái ngược với vòng quay vốn lưu động

tăng dần, thời gian luân chuyển vốn lưu động lại giảm dần theo thời gian, và đặc biệt giảm mạnh trong năm từ 2011 đến 2012.

Thời gian luân chuyển vốn lưu động của năm 2010 là 253 ngày, năm 2011 là 249 ngày, giảm 4 ngày tương ứng 1,58%, không chênh lệch quá nhiều so với năm 2010. Trong khi đó chỉ tiêu này đến năm 2012 chỉ còn 160 ngày, giảm mạnh 89 ngày so với năm 2011. Đây là khoảng thời gian bình quân cần thiết để vốn lưu động của công ty thực hiện một vòng quay trong kì. Thời gian luân chuyển VLĐ được rút ngắn dần qua

52

từng năm chứng tỏ vốn lưu động của công ty đang ngày càng được sử dụng có hiệu quả.

- Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: Hệ số đảm nhiệm VLĐ của công ty giảm dần

trong khoảng thời gian 2010-2012, từ 0,7 năm 2010, giảm nhẹ 1,43% xuống còn 0,69 vào năm 2011 và giảm đáng kể 0,25 lần xuống còn 0,44 lần vào năm 2012. Như vậy vào năm 2012, để đạt được một đồng doanh thu thì doanh nghiệp chỉ cần 0,44 đồng vốn lưu động, tiết kiệm 0,25 đồng so với cùng kì năm 2011. Hệ số này giảm qua từng năm cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp được nâng cao. Lượng VLĐ bỏ ra để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng giảm so với lượng doanh thu thuần mà công ty thu về.

- Hệ số sinh lời của vốn lưu động: Năm 2010, một đồng vốn lưu động có thể tạo

được 4,9 đồng lợi nhuận trước thuế, năm 2011 là 4,35 đồng, giảm 0,55 đồng tương ứng giảm 11,22% so với năm 2010. Đến năm 2012, hệ số này tăng mạnh 44,6%, đạt mức 6,29, nghĩa là với mỗi đồng vốn lưu động bỏ ra thì công ty thu về được 6,29 đồng lợi nhuận trước thuế.

Nguyên nhân là do năm 2012, VLĐ bình quân có sự sụt giảm nhẹ do khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền giảm, trong khi đó thì lợi nhuận sau thuế vẫn giữ mức tăng trưởng đều qua các năm, từ đó dẫn đến hệ số sinh lời của vốn lưu động tăng. Có nghĩa là với cùng một lượng vốn lưu động bỏ ra nhưng lợi nhuận trước thuế mang về cho công ty lại không ngừng tăng, điều này giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu lợi nhuận cho công ty.

Nhìn chung qua các chỉ tiêu trên, có thể thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn của công ty đang được cải thiện và nâng cao theo từng thời kỳ. Điều đó đã được thể hiện rõ qua số liệu thực tế của từng năm. Các chỉ tiêu biến đổi theo hướng tích cực một các đều đặn và hợp lý. Như vậy công ty đang có tư duy và định hướng đúng đắn trong việc quản lý sử dụng vốn lưu động của mình.

- Mức tiết kiệm VLĐ tương đối: Để đạt được doanh thu thuần như năm 2011- 2012, công ty không cần tăng lượng VLĐ quá lớn. Nhờ tốc độ luân chuyển VLĐ năm 2011-2012 tăng lên, thời gian luân chuyển VLĐ năm 2011, năm 2012 so với cùng kì năm trước đều giảm mạnh, nhờ đó công ty tiết kiệm được lượng vốn là 199 triệu đồng vào năm 2011 và mức tiết kiệm tăng vượt bậc lên 5726 triệu đồng vào năm 2012, tương ứng tăng 2777% so với mức tiết kiệm tương đối đạt được năm 2011.

- Mức tiết kiệm VLĐ tuyệt đối : Với mức luân chuyển vốn không thay đổi, để đạt được doanh thu như năm 2010, công ty chỉ cần một lượng vốn lưu động ít hơn lượng vốn lưu động huy động năm 2010 là 117 triệu đồng cho năm 2011.

Tương tự, để đạt doanh thu như năm 2011, công ty tiết kiệm được 4431 triệu đồng trong năm 2012, nhờ việc tăng tốc độ luân chuyển VLĐ, thời gian luân chuyển VLĐ

53

năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011. Như vậy với mức luân chuyển vốn không đổi so với năm trước, nhờ việc tăng tốc độ luân chuyển mà công ty đã tiết kiệm được lượng VLĐ rất lớn, giúp công ty có thể sử dụng lượng vốn này tài trợ cho những hoạt động khác của công ty.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần phát triển công nghệ việt mỹ (Trang 61 - 63)