Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng của các bộ phận cấu thành VLĐ

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần phát triển công nghệ việt mỹ (Trang 63 - 66)

Bảng 2.11. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng của các bộ phận cấu thành VLĐ Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch giữa (1) và (2) Chênh lệch giữa (2) và (3) (1) (2) (3) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Số vòng quay khoản phải thu (vòng) 5,42 6,59 6,58 1,17 21,59 (0,01) (0,15) Thời gian thu tiền bình

quân (ngày) 67,34 55,38 55,47 (11,96) (17,76) 0,09 0,16 Số vòng quay HTK

(vòng) 2,40 2,37 3,11 (0,03) 1,25 0,74 31,22 Thời gian quay vòng

HTK (ngày) 152,08 154,01 117,36 1,93 1,27 (36,65) (23,8) Thời gian phải trả TB

(ngày) 219,54 263,65 202,6 44,11 20,09 (61,05) (23,16) Chu kỳ kinh doanh

(ngày) 219,42 209,39 172,83 (10,03) (4,57) (36,56) (17,46) Thời gian quay vòng

tiền (ngày) (0,12) (54,26) (29,77) (54,14) 451,17 24,49 (45,13)

(Nguồn: Số liệu được tính từ BCTC)

- Vòng quay các khoản phải thu: Số vòng quay các khoản phải thu phản ánh khả

năng thu hồi nợ và chính sách tính dụng của doanh nghiệp. Năm 2010, số vòng quay khoản phải thu là 5,42 vòng. Năm 2011, số vòng quay tăng 1,17 vòng so với năm 2010 do trong năm này tốc độ tăng trưởng của doanh thu thuần (70,26%) lớn hơn tốc độc tăng trưởng của các khoản phải thu (40%). Do tình hình tài chính khó khăn nên trong năm này, công ty đã nới lỏng chính sách tín dụng tạo điều kiện phần nào cho khách hàng, chính sách này làm cho khoản phải thu tăng lên. Tuy nhiên điều này cũng đã giúp cho công ty không những duy trì được doanh thu bán hàng mà doanh thu thuần còn tăng trưởng vượt trội so với năm 2010. Năm 2012, doanh thu thuần tăng 29,25%, các khoản phải thu cũng tăng cao hơn với tỉ lệ tương ứng là 29,35% đã khiến số vòng

54

quay khoản phải thu giảm nhẹ 0,01 vòng so với năm 2011. Tuy vậy, khả năng thu hồi nợ của công ty vẫn tương đối cao, chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản thu vẫn khá nhanh và công ty nên duy trì và tiếp tục nâng cao hệ số này.

- Thời gian thu tiền bình quân: là số ngày mà công ty cần có để chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt, thể hiện chính xác và rõ ràng hơn khả năng thu hồi nợ của công ty. Năm 2010, thời gian thu tiền mặt là 67,34 ngày, năm 2011 giảm 11,96 ngày so với năm 2010 do ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tín dụng và tác động của một số khoản phải thu quá hạn nay đã thu hồi được. Sang năm 2012, thời gian thu tiền bình quân tăng nhẹ, từ 55,38 ngày vào năm 2011 lên 55,47 ngày vào năm 2012, tương ứng tăng 0,16% so với năm 2011. Có thể thấy trong năm này, mặc dù số ngày thu tiền có tăng nhưng không đáng kể, khả năng chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt tại công ty vẫn ở mức tốt, đáp ứng nhu cầu chi trả hay đầu tư khác hiệu quả hơn.

- Vòng quay HTK: Việc duy trì một lượng HTK hợp lý góp phần đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện liên tục và hiệu quả, bên cạnh đó cũng tiết kiệm giảm thiểu được chi phí dự trữ HTK. Số vòng quay HTK là chỉ tiêu quan trọng đánh giá việc công ty có sử dụng hiệu quả HTK hay không. Năm 2010, số vòng quay HTK là 2,40 vòng, năm 2011 giảm nhẹ 0,03 vòng tương ứng giảm 1,25% do tốc độ tăng trưởng của GVHB tăng ở mức thấp hơn tốc độ tăng trưởng của khoản mục HTK, mức tăng chênh lệch không nhiều nên số vòng quay giảm không đáng kể. Năm 2012, số vòng quay HTK tăng 0,74 vòng tương ứng tăng 31,22% lên 3,11 vòng do GVHB tăng nhanh 37,81% trong khi HTK lại chỉ tăng nhẹ 4,76% so với năm 2011 nên số vòng quay đã cao hơn. Tuy nhiên do số vòng quay HTK của công ty vẫn còn thấp nên việc tăng lên của hệ số này vào năm 2012 đã phần nào chứng minh công ty đã có những cải thiện tích cực về công tác quản lý HTK, giảm thiểu lượng hàng bị ứ đọng và đem lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp.

- Thời gian quay vòng HTK: Việc phân tích thời gian quay vòng HTK sẽ cho ta rõ hơn về thời gian từ khi công ty mua hàng cho đến khi hàng hóa được tiêu thụ hết. Năm 2010, thời gian quay vòng HTK là 152,08 ngày tức là một đợt HTK mất 152 ngày mới được tiêu thụ hết. Năm 2011 số vòng quay HTK giảm dẫn đến thời gian quay vòng HTK cũng tăng nhẹ lên 154,01 ngày. Ngược lại, khi số vòng quay HTK tăng lên thì thời gian quay vòng HTK sẽ được rút ngắn. Năm 2012, thời gian quay vòng HTK giảm hơn 36 ngày so với năm 2011 xuống chỉ còn 117,36 ngày. Thời gian quay vòng HTK của công ty CP Phát triển Công nghệ Việt Mỹ vẫn khá cao do phần lớn nó chịu tác động bởi phương thức mua hàng của công ty. Do công ty kinh doanh chủ yếu những mặt hàng công nghệ được nhập khẩu từ nước ngoài nên đơn hàng nhập về mỗi lần thường lớn, giảm thiểu chi phí vận chuyển, tạo mối quan hệ làm ăn ổn định với các nguồn cung hàng. Thêm vào đó, việc mua hàng nhiều cũng giúp công ty được hưởng

55

chiết khấu thương mại từ phía người bán. Cũng như chỉ tiêu số vòng quay HTK, thời gian quay vòng HTK cũng cho thấy hiệu quả quản lý HTK tại công ty đang phần nào được cải thiện. Bên cạnh đó, khả năng chuyển hóa thành tiền hay tính thanh khoản của HTK cũng đã được nâng cao trong giai đoạn 2011-2012.

- Thời gian thanh toán khoản phải trả: Thời gian thanh toán khoản phải trả phản ánh khả năng, chính sách thanh toán của công ty. Năm 2010, thời gian thanh toán khoản phải trả là 219,54 ngày, năm 2011, thời gian này tăng mạnh 44,11 ngày tương ứng tăng 20,09% do các khoản phải trả người bán tăng đột biến 67,96% trong khi GVHB chỉ tăng 49,21%. Có thể thấy rằng trong năm này, phía nhà cung cấp đã nới lỏng chính sách tín dụng đối với công ty. Công ty đang chiếm dụng một khoản vốn khá lớn của người bán, điều này có thể làm giảm uy tín của công ty nếu thời gian chiếm dụng lâu và số vốn lớn. Tuy nhiên sang đến năm 2012, thời gian thanh toán khoản phải trả của công ty đã cs mức giảm đáng kể là giảm 61,05 ngày, tương ứng giảm 23,16% xuống chỉ còn 202,6 ngày vào năm 2012. Điều này cho thấy trong thời gian gần dây công ty đã hạn chế nợ người bán, đồng thời đẩy nhanh tiến độ thanh toán cho nhà cung cấp, nâng cao uy tín để có thể mua hàng dễ dàng hơn trong tương lai. Việc thanh toán sớm hay muộn còn phụ thuộc vào điều kiện cũng như chính sách tín dụng của nhà cung cấp.

Khi xem xét đồng thời cả thời gian thu tiền bình quân và thời gian thanh toán các khoản phải trả, ta thấy thời gian thu tiền bình quân nhỏ hơn thời gian thanh toán các khoản phải trả. Điều này chứng tỏ công ty đang chiếm dụng vốn của người bán nhiều hơn là bị khách hàng chiếm dụng vốn, đồng nghĩa với việc khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty tốt, thu được tiền của khách hàng trước khi phải trả tiền cho nhà cung cấp. Công ty đảm bảo được dòng tiền quay vòng liên tục, đảm bảo đáp ứng cho hoạt động kinh doanh và tiền trả người bán.

- Chu kỳ kinh doanh: Chu kỳ kinh doanh cho ta biết khoảng thời gian từ khi doanh nghiệp mua nguyên vật liệu cho đến khi thu được tiền bán hàng. Chu kỳ kinh doanh năm 2010 của công ty là 219,42 ngày, năm 2011 giảm 10,03 ngày so với năm 2010 bởi chu kỳ kinh doanh tùy thuộc vào thời gian thu tiền bình quân và thời gian quay vòng HTK. Năm 2011, thời gian quay vòng HTK tuy có tăng lên nhưng không đáng kể, vẫn nhỏ hơn mức giảm xuống của thời gian thu tiền bình quân. Chu kỳ kinh doanh tiếp tục giảm mạnh 36,56 ngày vào năm 2012 xuống còn 172,83 ngày do thời gian quay vòng HTK giảm mạnh trong khi thời gian thu tiền bình quân gần như không thay đổi. Việc rút ngắn chu kỳ kinh doanh là một trong những chính sách nhằm rút ngắn vòng quay tiền từ đó đẩy nhanh xoay vòng vốn.

- Thời gian quay vòng tiền: là một chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá khả năng quản lý dòng tiền của doanh nghiệp. Nhìn bảng số liệu trên ta thấy, trong giai đoạn

56

2010-2012, thời gian quay vòng tiền của công ty Việt Mỹ có nhiều biến động, nhưng ta có thể dễ dàng thấy rằng đó đều là những con số âm, do tổng thời gian quay vòng HTK cộng với thời gian thu tiền bình quân vẫn nhỏ hơn thời gian thanh toán khoản phải trả. Điều này cho thấy thời gian công ty chiếm dụng được vốn khi mua hàng là rất lớn, đủ thời gian để HTK quay hết một vòng, công ty thu được tiền nợ của khách hàng trước khi phải thanh toán các khoản nợ với người bán. Nhìn chung, việc kéo thời gian thanh toán các khoản phải trả giúp cho vòng quay tiền giảm xuống, mở rộng vốn lưu động của doanh nghiệp và giúp cho công ty không phải chịu áp lực từ những khoản nợ đến hạn nhưng lại khiến cho công ty dễ mất uy tín với bạn hàng.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần phát triển công nghệ việt mỹ (Trang 63 - 66)