Cơ cấu TSNH của công ty CP Phát triển Công nghệ Việt Mỹ

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần phát triển công nghệ việt mỹ (Trang 46 - 50)

Nhìn vào bảng 2.3, ta thấy trong cơ cấu vốn lưu động của công, khoản mục hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến là tiền và các khoản phải thu, TSLĐ khác chỉ chiếm một tỷ tọng nhỏ trong cơ cấu và công ty không có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.

37

Bảng 2.3. Cơ cấu TSNH của Công ty CP Phát triển Công nghệ Việt Mỹ trong giai đoạn 2010-2012

(Đơn vị tính : Triệu đồng) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2010 - 2011 Chênh lệch 2011 - 2012 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) I. Tiền 1.687 22,78 3.914 31,58 620 6,04 2.227 132,01 (3.294) (84,15) 1. Tiền mặt 1.590 21,47 3.337 26,93 58 0,56 1.747 109,87 (3.279) (98,26) 2. Tiền gửi ngân hàng 97 1,31 577 4,66 562 5,47 480 494,85 (15) (2,6)

II. Đầu tƣ tài chính ngắn hạn 0 0.00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0.00 III. Các khoản phải thu 2.047 27,64 3.058 24,68 3.777 36,77 1.011 49,39 719 23,51

1. Phải thu của khách hàng 1.937 26,16 2.720 21,95 3.519 34,26 783 40,42 799 29,38 2. Trả trước cho người bán 86 1,16 244 1,97 158 1,54 158 183,72 (86) (35,25) 3. Các khoản phải thu khác 24 0,32 94 0,76 100 0,97 70 291,67 6 6,38 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00

IV. Hàng tồn kho 3.369 45,50 5.102 41,17 5.344 52,02 1.733 51,45 242 4,76

1. Hàng hóa tồn kho 3.369 45,50 5.102 41,17 5.344 52,02 1.733 51,45 242 4,76 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00

V. Tài sản ngắn hạn khác 302 4,08 318 2,57 531 5,17 16 5,1 213 67,05

1. Thuế GTGT được khấu trừ 302 4,08 311 1,69 531 5,17 9 2,98 220 70,74 2. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà

nước 0 0,00 7 0,06 0 0,00 7 - (7) - 3. Tài sản ngắn hạn khác 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00

Tổng 7.405 100 12.392 100 10.272 100 4.987 67,34 (2.120) (17,10)

38

Tiền: Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu vốn của công

ty. Trong năm 2011, vốn bằng tiền đã có sự tăng trưởng đáng kể, tăng xấp xỉ 2.227 triệu đồng, tương ứng tăng 132,01% so với năm 2010, kéo theo tỷ trọng của khoản mục trong tổng TSNH cũng tăng 8,8%. Trong đó, tiền mặt tăng 1.747 triệu đồng, tương ứng tăng 109,87%, tiền gửi ngân hàng tăng 480 triệu đồng, tương ứng tăng 494,85%. Nguyên nhân do công ty có kế hoạch đầu tư mua sắm vào tài sản và thiết bị trong năm 2012, nên đã có sự chuẩn bị tích trữ tiền mặt từ năm 2011, dẫn đến khoản mục tiền tăng mạnh. Việc tăng tiền tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc thanh toán các khoản tức thời trong trường hợp cần thiết.

Tuy nhiên trong giai đoạn 2011-2012, công ty đã có một sự sụt giảm tiền lớn, giảm 3.294 triệu VNĐ, tương ứng giảm 84,15% so với năm 2011, kéo theo tỷ trọng tiền giảm xuống chỉ còn 6,04% trên tổng TSNH. Trong đó tiền mặt giảm 3.279 triệu đồng, tương ứng giảm 98,26%, tiền gửi ngân hàng giảm không đáng kể, chỉ giảm 15 triệu đồng, tương ứng giảm 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là do công ty dùng tiền mặt để mua sắm thiết bị văn phòng mới, thanh toán khoản vay ngắn hạn đến hạn phải trả, trích vốn bằng tiền để mua nguyên vật liệu, hàng hóa,.. tích trữ tại kho.

Việc giảm lượng tiền lớn trong cơ cấu vốn lưu động sẽ làm rủi ro trong hoạt động chi trả của công ty tăng cao. Do vậy, công ty cần dự toán trước nhu cầu vốn bằng tiền trong kỳ để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được thuận lợi. Bên cạnh đó công ty cũng có những chính sách thanh toán phù hợp hơn để bổ sung lượng tiền, tăng lượng tiền dự trữ từ đó tăng tính thanh khoản và thuận lợi hơn trong việc phân bổ nguồn vốn nhàn rỗi của công ty.

Đầu tư tài chính ngắn hạn: Công ty không có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

nào.

Các khoản phải thu: Tỷ trọng các khoản phải thu luôn ở mức ổn định trong khoảng 25%-35%. Năm 2011, giá trị các khoản phải thu tăng xấp xỉ 1.011 triệu VNĐ, tương ứng tăng 49,39% so với năm 2010. Tuy nhiên tỷ trọng các khoản phải thu năm 2010 lại giảm 2,96% so với năm 2010, do tổng vốn lưu động năm 2011 tăng mạnh hơn tốc độ tăng của các khoản phải thu.

Tương tự với năm 2012, giá trị các khoản phải thu tăng xấp xỉ 719 triệu VNĐ, tương ứng tăng 23,51% so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012 khoản mục tiền giảm, dẫn tới tổng vốn lưu động đã giảm nhẹ so với năm 2011, trong khi giá trị các khoản phải thu vẫn tăng đều. Do đó tỷ trọng của các khoản phải thu trong tổng tài sản có mức tăng trưởng vượt bậc.

Các khoản phải thu tăng chủ yếu là phải thu khách hàng cho thấy công ty đã áp dụng chính sách tín dụng nới lỏng để khuyến khích khách hàng mua nhiều hơn, từ đó tăng doanh thu cho công ty. Công ty áp dụng điều khoản tín dụng chịu “3/10 net 45”

39

có nghĩa là khách hàng được hưởng 3% chiết khấu nếu thanh toán trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hóa đơn được phát hành và nếu khách hàng không lấy chiết khấu thì khách hàng được trả chậm trong thời gian 45 ngày kể từ ngày phát hành hóa đơn.

Hiện tại bộ phản quản lý công nợ của công ty bao gồm các nhân viên từ phòng kinh doanh kết hợp với một số nhân viên từ phòng kế toán tổng hợp. Nhân viên thuộc phòng kinh doanh chịu trách nhiệm làm việc với khách hàng, giới thiệu cho khách hàng về điều khoản tín dụng đang được công ty áp dụng, thúc đẩy khách hàng thanh toán nhanh các khoản nợ cho công ty. Từ đó nhân viên kế toán sẽ hoàn tất các thủ tục thanh quyết hợp đồng kinh tế, thu hồi nợ về cho công ty.

Bộ phận quản lý công nợ của công ty có kết cấu tương đối chặt chẽ và hợp lý. Tuy nhiên do điều khoản tín dụng công ty đang áp dụng tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng hơn trong việc thanh toán, nên dẫn tới thời gian thu nợ của công ty tăng lên, làm tăng rủi ro thu hồi vốn và tốn chi phí quản lý nợ nhiều hơn. Do đó công tác quản lý công nợ cần phải được triển khai gắt gao hơn nữa, nhân viên phải theo sát tình hình khách hàng, nhận biết khả năng chi trả của khách hàng để từ đó áp dụng điều khoản tín dụng thích hợp và đề xuất trích lập dự phòng phải thu khó đòi để tránh những tổn thất do các khoản phải thu quá hạn mang lại.

Khoản phải thu khách hàng cũng nằm trong phần vốn bị khách hàng chiếm dụng, do đó sự tăng trưởng ở các khoản phải thu chưa thực sự mang lại sự phát triển bền vững cho tổng vốn lưu động.

Hàng tồn kho: Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng TSNH, dao

động trong khoảng 40%-55%. Khoản mục này hoàn toàn là hàng tồn kho, công ty không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Trong giai đoạn 2010-2012, TSNH có nhiều biến động, có sự tăng giảm thất thường. Tuy nhiên, hàng tồn kho của công ty vẫn tiếp tục tăng trưởng đều đặn. Giá trị hàng tồn kho năm 2011 tăng 1.733 triệu đồng, tương ứng tăng 51,45% so với năm 2010. Nguyên nhân do năm 2011 công ty có sự tăng mạnh về doanh thu, kéo theo đó là hàng tồn kho tăng để phục vụ nhu cầu kinh doanh buôn bán. Năm 2012, hàng tồn kho tăng 242 triệu đồng, tương ứng tăng 4,76% so với năm 2011. Giá trị hàng tồn kho chỉ tăng nhẹ do doanh thu tăng nhẹ, nhu cầu về hàng đã ổn định hơn.

Thông thường, tỷ trọng hàng tồn kho lớn luôn là mối quan ngại ít nhiều với công ty. Nếu để hàng tồn kho quá lâu thì sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới quá trình kinh doanh do công ty sẽ phải tốn chi phí dự trữ, chi phí thanh lý hay cải tiến hàng bị lỗi thời và có thể đáng mất những khoản doanh thu bán hàng tiềm năng hoặc thị phần nếu giá tăng cao trong khi không còn hàng để bán. Tuy nhiên trường trong hợp khách hàng kí hợp đồng lớn,việc tăng giá trị khoản mục hàng tồn kho là cần thiết để công ty thực hiện tốt hợp đồng đã giao kèo với bạn hàng, đảm bảo cung ứng hàng hóa đầy đủ và kịp

40

thời. Bên cạnh đó, việc tăng dự trữ hàng tồn kho cũng phản ánh tầm nhìn xa của công ty trong việc đón đầu tình trạng khan hiếm hoặc tăng giá hàng hóa trong tương lai. Từ đó dẫn đến việc tích trữ hàng hóa và sẽ tung ra bán vào thời điểm có lợi cho doanh nghiệp.

Tài sản ngắn hạn khác: chủ yếu là thuế GTGT được khấu trừ, chiếm tỷ trọng nhỏ

và không có biến động đáng kể trong tổng TSNH.

Năm 2011, giá trị tài sản ngắn hạn khác của công ty tăng 16 triệu đồng, tương ứng tăng 5,1% so với năm 2010. Tài sản ngắn hạn khác năm 2012 của công ty tăng 213 triệu đồng, tương ứng tăng 67,05% so với năm 2011 do khoản thuế GTGT được khấu trừ tăng mạnh.

Nhận xét: Qua việc nghiên cứu cơ cấu TSNH của công ty CP Phát triển Công nghệ

Việt Mỹ, có thể thấy rằng TSNH tập trung chủ yếu ở khoản mục hàng tồn kho. Do vậy, để quản lý và sử dụng hiệu quả vốn lưu động, công ty cần có biện pháp duy trì tỷ trọng hàng tồn kho ở mức hợp lý. Từ đó rút ngắn kì luân chuyển vốn lưu động, tăng vòng quay tổng vốn cũng như vốn lưu động, bảo toàn và phát triển vốn lưu động của công ty.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần phát triển công nghệ việt mỹ (Trang 46 - 50)