Tài sản: Qua bảng 2.1, ta thấy quy mô tổng tài sản tại công ty CP Phát triển Công nghệ Việt Mỹ trong năm 2011 tăng xấp xỉ 4.863 triệu đồng tương ứng tăng 56,11% so với năm 2010.
Đến năm 2012, quy mô tổng tài sản giảm nhẹ ở mức 449 triệu tương ứng giảm 3,32% so với năm 2011.
Để thấy được nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi quy mô tài sản trong giai đoạn này, ta đi vào phân tích các khoản mục tài sản của công ty.
Tài sản ngắn hạn: Do tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản nên sự thay đổi về quy mô tài sản ngắn hạn khá giống sự thay đổi quy mô tổng tài sản.
Năm 2010, tài sản ngắn hạn có quy mô xấp xỉ 7.405 triệu chiếm 85,45% tổng tài sản, bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền, phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác.
Năm 2011, tài sản ngắn hạn tăng xấp xỉ 4.987 triệu tương ứng tăng 67,34% so với năm 2010 và chiếm tới 91,59% tổng tài sản.
Đến năm 2012, tài sản ngắn hạn giảm xấp xỉ 2.119 triệu tương ứng giảm 17,1%. Cụ thể là do sự biến động của hầu hết các khoản mục bên trong tài sản ngắn hạn
29
Bảng 2.1. Sự biến động tài sản – nguồn vốn giai đoạn 2010-2012
(Đơn vị: nghìn đồng) Chỉ tiêu Năm 2010 (1) Năm 2011 (2) Năm 2012 (3) Chênh lệch giữa (1) và (2) Chênh lệch giữa (2) và (3) Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đối Tƣơng
đối (%) Tuyệt đối
Tƣơng đối (%) A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 7.405.151 85,45 12.391.790 91,59 10.272.501 78,54 4.986.639 67,34 (2.119.289) (17,1)
I. Tiền và các khoản tương
đương tiền 1.686.882 19,46 3.913.739 28,93 620.156 4,74 2.226.857 132,01 (3.293.583) (84,15) III. Các khoản phải thu NH 2.047.475 23,63 3.058.633 22,61 3.777.268 28,88 1.011.158 49,39 718.635 23,5 IV. Hàng tồn kho 3.368.573 38,87 5.101.773 37,71 5.344.442 40,86 1.733.200 51,45 242.669 4,76 V. Tài sản ngắn hạn khác 302.221 3,49 317.645 2,35 530.635 4,06 15.424 5,1 212.990 67,05 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 1.261.362 14,55 1.137.753 8,41 2.807.436 21,46 (123.609) (9,80 1.669.683 146,75 II. Tài sản cố định 1.168.371 13,48 935.952 6,92 2.644.554 20,22 (232.419) (19,89) 1.708.602 182,55 V. Tài sản dài hạn khác 92.991 1,07 201.801 1,49 162.882 1,25 108.810 117,01 (38.919 (19,29) TỔNG CỘNG TÀI SẢN 8.666.513 100 13.529.543 100 13.079.937 100 4.863.030 56,11 (449.606) (3,32) A. NỢ PHẢI TRẢ 7.381.787 85,18 12.204.425 90,21 11.714.240 89,56 4.822.638 65,33 (490.185) (4,02) I. Nợ ngắn hạn 6.850.956 79,05 11.823.600 87,39 10.478.554 80,11 4.972.644 72,58 (1.345.046 (11,38) II. Nợ dài hạn 530.831 6,13 380.825 2,81 1.235.686 9,45 (150.006) (28,26) 854.861 224,48 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 1.284.726 14,82 1.325.118 9,79 1.365.697 10,44 40.392 3,14 40.579 3,06 I. Vốn chủ sở hữu 1.284.726 14,82 1.325.118 9,79 1.365.697 10,44 40.392 3,14 40.579 3,06 TỔNG CỘNG NV 8.666.513 100 13.529.543 100 13.079.937 100 4.863.030 56,11 (449.606) (3,32)
30
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản ngắn hạn giai đoạn 2010-2012
(Đơn vị: %)
Năm 2010 Năm 2011
Năm 2012
(Nguồn: Số liệu được tính từ BCTC)
- Mức tiền và tương đương tiền tăng xấp xỉ 2.227 triệu đồng trong năm 2011, , tương ứng tăng 132,01% so với năm 2010. Việc công ty tăng mức dự trữ tiền mặt lên cao là do công ty tiến hành vay nợ nhằm chuẩn bị cho việc đầu tư vào năm 2012. Đến năm 2012, mức dự trữ tiền mặt giảm tới 3.293 triệu đồng tương ứng giảm 84,15% so với năm 2011 do công ty tiến hành đầu tư các hạng mục tài sản, chủ động giảm lưu trữ tiền mặt để nâng cao cơ hội phát triển. Chi phí cơ hội của việc dự trữ tiền là công ty mất đi một khoản tiền mặt để đầu tư vào các hoạt động khác, tuy nhiên dự trữ tiền giúp công ty nâng cao khả năng thanh toán của công ty, giảm bớt rủi ro khi thanh toán tức thời các khoản nợ tới hạn.
- Khoản phải thu ngắn hạn của công ty chủ yếu là các khoản phải thu khách hàng, khoản mục này chiếm cơ cấu khá lớn trong tài sản ngắn hạn và được duy trì khá ổn định. Khoản phải thu ngắn hạn tăng qua các năm, năm 2011 tăng xấp xỉ 1.011 triệu đồng tương ứng tăng 49,39% so với với năm 2010, năm 2012 tăng xấp xỉ 718 triệu đồng tương ứng tăng 23,5% so với năm 2011. Các khoản phải thu tăng chủ yếu là do
22,78 27,65 45,49 4,08 31,58 24,68 41,17 2,56 6,04 36,77 52,03 5,17
Tiền và các khoản tương đương tiền
Phải thu ngắn hạn Hàng tồn kho
31
chính sách nới lỏng tín dụng tạo lợi thế cạnh tranh của công ty. Trong thời kỳ nền kinh tế khó khăn, các khách hàng cũng như chính công ty đều gặp hạn chế trong thanh toán. Tuy nhiên để giữ mối quan hệ làm ăn lâu dài với khách hàng, đảm bảo doanh thu, công ty đã chủ động tạo điều kiện cấp tín dụng cho khách hàng, dẫn tới khoản phải thu ngắn hạn của công ty tăng. Chính sách này giúp tăng doanh thu của công ty, nhưng cũng khiến cho công ty phát sinh thêm các khoản chi phí bao gồm: chi phí cơ hội của khoản phải thu, chi phí cơ hội của giá vốn mua hàng, chiết khấu thanh toán, chi phí thu tiền, nợ xấu không thu được.
- Hàng tồn kho là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty. Hàng tồn kho đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, trong năm 2010 và 2011 chiếm đến hơn 40% tổng tài sản ngắn hạn, năm 2012 chiếm đến hơn 50% tổng tài sản ngắn hạn. Không những vậy, quy mô hàng tồn kho qua các năm liên tục tăng lên, năm 2011 tăng xấp xỉ 1.733 triệu đồng tương ứng tăng 51,45% so với năm 2010, năm 2012 tăng xấp xỉ 242 triệu đồng tương ứng tăng 4,76% so với năm 2011. Quy mô hàng tồn kho tăng do công ty chú trọng đầu tư vào khoản mục hàng tồn kho trong giai đoạn hiện tại nhằm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong kỳ, thường xuyên cập nhật hàng hóa mới tạo ưu thế cạnh tranh và thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, giá cả thị trường tăng lên cũng là một trong những nguyên nhân khiến giá trị hàng tồn kho tăng lên qua các năm.
- Các tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu tài sản ngắn hạn chỉ dưới 4%. Các tài sản này chủ yếu là thuế GTGT được khấu trừ do việc đầu tư hàng hóa nhiều mà đến cuối kỳ công ty vẫn chưa được khấu trừ hết khoản thuế này.
Tài sản dài hạn: Quy mô tài sản cũng có sự thay đổi nhưng ảnh hưởng ít hơn đến tổng tài sản do cơ cấu tài sản dài hạn trên tài sản vẫn chiếm tỷ lệ khác nhỏ. Tài sản dài hạn trong năm 2011 giảm 123 triệu tương ứng giảm 9,8% so với năm 2010, năm 2012 tài sản dài hạn tăng lên xấp xỉ 1.669 triệu tương ứng tăng 146,75% so với năm 2011 kéo theo tỷ trọng tài sản dài hạn cũng được nâng lên mức 21,46%. Sự biến động của tài sản dài hạn chủ yếu là sự thay đổi về giá trị tài sản cố định.
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tài sản dài hạn giai đoạn 2010-2012
(Đơn vị: %)
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
(Nguồn: Số liệu được tính từ BCTC)
92,63 7,37 17,74 82,26 Tài sản cố định Tài sản dài hạn khác 5,8 94,2
32
Dựa vào biểu đồ 2.2. có thể thấy rằng tài sản cố định chiếm phần lớn giá trị tài sản dài hạn. Năm 2011, tài sản cố định giảm xấp xỉ 232 triệu đồng tương ứng giảm 19,89% so với năm 2010 do công ty thanh lý các thiết bị văn phòng cũ như máy fax, máy tính. Đến năm 2012, giá trị tài sản cố định tăng tới xấp xỉ 1.708 triệu đồng tương ứng tăng 182,55% so với năm 2011, công ty đầu tư khá nhiều tài sản cố định mới trong năm này nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tập trung phát triển bền vững trong tương lai tới. Việc đầu tư chủ trọng hơn vào tài sản cố định đã cải thiện phần nào quy mô tài sản dài hạn, tạo dựng cơ hội đạt được kết quả kinh doanh cao hơn.
Ngoài ra, tài sản dài hạn còn bao gồm các tài sản dài hạn khác, đây là các khoản phải thu dài hạn của công ty chiếm tỷ trọng trên dưới 1% trong tổng tài sản.
Nguồn vốn: Nguồn vốn tại công ty cổ phần phát triển công nghệ Việt Mỹ bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, trong đó nợ phải trả chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu nguồn vốn tại công ty. Năm 2010, nợ phải trả chiếm đến 85,18% trong cơ cấu nguồn vốn, đến năm 2011, nợ phải trả tăng lên chiếm đến 90,21% trong cơ cấu nguồn vốn và đến năm 2012, giảm nhẹ chiếm khoảng 89,56% trong cơ cấu nguồn vốn. Sự thay đổi tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn chủ yếu là do sự thay đổi của các khoản nợ phải trả.
Nợ phải trả: Quy mô nợ phải trả tăng trong năm 2011 là xấp xỉ 4.823 triệu tương ứng tăng 65,33% so với năm 2010 và đến năm 2012 nó giảm xuống xấp xỉ 490 triệu tương ứng giảm 4,02% so với năm 2011
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu nợ phải trả giai đoạn 2009-2011
(Đơn vị:%)
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
(Nguồn: Số liệu được tính từ BCTC)
Năm 2010, các khoản nợ ngắn hạn chủ yếu là khoản phải trả người bán, công ty không sử dụng vay nợ ngắn hạn khác. Đến năm 2011, công ty tiến hành vay ngắn hạn ngân hàng 3.000 triệu đồng, bên cạnh đó các khoản phải trả người bán cũng gia tăng khiến tổng nợ ngắn hạn tăng lên xấp xỉ 4.972 triệu đồng tương ứng tăng 72,58%. Sang
92,81 7,19 3,12 96,88 89,45 10,55 Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn
33
đến năm 2012, dù các khoản phải trả người bán tiếp tục được gia tăng nhưng việc hoàn trả một phần các khoản vay ngắn hạn trong năm đã khiến tổng nợ ngắn hạn giảm xuống hơn 1.345 triệu đồng tương ứng giảm 11,38% so với năm 2011. Công ty chủ yếu huy động vốn từ các nguồn tài trợ ngắn hạn do lãi suất thấp và thủ tục vay đơn gian. Các khoản phải trả người bán là nguồn chiếm dụng vốn tốt, không phải trả lãi, tuy nhiên nếu khoản mục này tăng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến uy tín thanh toán của công ty.
Nợ dài hạn của công ty là các khoản vay nợ trong dài hạn, năm 2011, công ty tiến hành hoàn trả một phần gốc vay dài hạn do đó khoản mục nợ dài hạn giảm 150 triệu đồng tương ứng giảm 28,26% so với năm 2010. Đến năm 2012, việc mở rộng kinh doanh, đầu tư thêm vào tài sản cố định khiến công ty tăng thêm các khoản vay dài hạn lên 854 triệu đồng tương ứng tăng 224,48% so với năm 2011. Do nợ dài hạn tăng nên công ty cần chú ý hơn đến việc quản lý chi phí, đảm bảo chi trả lãi vay mà không chịu ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong kỳ.
Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được cấu thành từ nguồn vốn
đầu tư của chủ sở hữu được duy trì ở mức 1.200 triệu trong cả ba năm và một phần lợi nhuận chưa phân phối. Năm 2011 tăng 40.392 nghìn đồng tương ứng tăng 3,14% so với năm 2010, năm 2012 tăng 40.579 nghìn đồng, tương ứng tăng 3,06% so với năm 2011. Có thể thấy rằng khoản lợi nhuận chưa phân phối này liên tục tăng qua các năm phần nào nào chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có lãi và việc kinh doanh có mang lại hiệu quả. Trong tương lai nếu việc kinh doanh đạt nhiều hiệu quả hơn nữa, doanh nghiệp nên cân nhắc đến việc mở rộng quy mô vốn chủ sở hữu để từ đó nâng cao giá trị doanh nghiệp cũng như tạo hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn.