Các chỉ tiêu tổng hợp

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần phát triển công nghệ việt mỹ (Trang 25 - 29)

1.3.2.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán cho biết khả năng của doanh nghiệp trong việc thanh toán các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn bằng cách sử dụng những tài sản dễ chuyển đổi thành tiền

- Khả năng thanh toán hiện hành

Hệ số thanh toán hiện hành = TSNH Nợ ngắn hạn

Hệ số này đánh giá khả năng của doanh nghiệp thanh toán các khoản nợ đến hạn trong vòng một năm bằng các TSNH, có khả năng chuyển hóa thành tiền trong thời hạn <= 1 năm. Hệ số này cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang giữ thì có bao nhiêu đồng TSNH có thể sử dụng để thanh toán, từ đó cho thấy mức độ an toàn của công ty trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Hệ số này được đánh giá ở mức > 1 là an toàn. Tuy nhiên một tỷ lệ quá cao có thể do: có nhiều tiền nhàn rỗi, nhiều khoản phải thu hay nhiều HTK. Hệ số < 1 có thể do doanh nghiệp đang dùng các khoản vay ngắn hạn để tài trợ TSNH.

- Khả năng thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = TSNH - Giá trị hàng tồn kho Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán nhanh phản ánh khả năng sẵn sàng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cao hơn so với khả năng thanh toán hiện hành. Do đó, hệ số thanh toán nhanh có thể kiểm tra tình trạng tài sản chặt chẽ hơn. Hệ số này cho biết doanh nghiệp có thể sử dụng bao nhiêu đồng TSNH để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần bán HTK.

Về nguyên tắc, hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán công nợ càng cao và ngược lại. Tuy nhiên nếu xét ở một khía cạnh khác, không phải hệ số này càng lớn

16

càng tốt, trường hợp HTK lớn (nguyên vật liệu dự trữ quá lớn không dùng hết và hàng hóa, thành phẩm tồn kho không bán được), tức là có thể một lượng lớn TSLĐ tồn trữ lớn, phản ánh việc sử dụng tài sản không hiệu quả, vì bộ phận này không vận động sinh lời. Như vậy mặc dù hệ số thanh toán nhanh vẫn lớn nhưng thực tế khả năng thanh toán của doanh nghiệp không cao. Do đó việc sử dụng hệ số này để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ không còn chính xác.

Hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1 cho thấy khả năng đáp ứng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn cao. Trái lại nếu hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn nếu phải thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn.

- Khả năng thanh toán tức thời

Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền + Đầu tư CK ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán tức thời phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn ở mức cao nhất khi chủ nợ yêu cầu thanh toán khoản nợ ngay lập tức. Hệ số này cao hay thấp phần lớn phụ thuộc vào lượng dự trữ tiền mặt tại doanh nghiệp. Chỉ tiêu này lớn hơn hoặc bằng 1 cho thấy tỷ lệ nợ được thanh toán ngay cao và ngược lại.

1.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

- Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần

Tỷ số này cho biết từ một đồng doanh thu thuần, doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ số này dương nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh có lãi và ngược lại.

Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của doanh nghiệp, người ta so sánh tỷ số này với tỷ số bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia.

- Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA)

Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản

Tỷ suất sinh lời trên tài sản đo lường kết quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận. Hệ số này cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Vì vậy, hệ số càng cao càng biểu hiện việc sử dụng và quản lý tài sản càng có hiệu quả.

- Tỷ suất sinh lời trên tài sản chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tỷ suất sinh lời trên doanh thu và số vòng quay tài sản. Nên có thể viết như sau:

ROA = ROS x Số vòng quay tài sản = Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu x

Doanh thu Tổng tài sản

17

ROA cao khi số vòng quay tài sản cao và ROS lớn. Sau khi phân tích ta sẽ xác định được chính xác nguồn gốc làm tăng (giảm) lợi nhuận của doanh nghiệp. Có 2 hướng tăng ROA là tăng ROS hoặc tăng vòng quay tài sản. Từ đó thấy được cần phải cải thiện, nâng cao chỉ tiêu nào để đạt được mục đích của doanh nghiệp.

- Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ suất sinh lời trên VCSH = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu

ROE mang ý nghĩa một đồng VCSH tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu. ROE cao phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cao và ngược lại.

Để phân tích được chi tiết hơn về tỷ suất sinh lời trên tài sản và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cũng như sự thay đổi của chúng, có thể xem xét chúng trong mô hình

phân tích Dupont qua đó thấy được những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của

doanh nghiệp.

Theo phương pháp phân tích Dupont, ta xem xét mối quan hệ tương tác giữa các hệ số với tỷ suất sinh lời trên tài sản và tỷ suất sinh lời trên VCSH.

- VCSH là một phần của tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản. Vì vậy tỷ suất sinh lời trên VCSH phụ thuộc vào tỷ suất sinh lời trên tài sản:

ROE = ROA x Tỷ lệ tài sản trên VCSH

= ROS x Số vòng quay tài sản x Tỷ lệ tài sản trên VCSH = Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu x

Doanh thu Tổng tài sản x

Tổng tài sản VCSH

Phương trình trên cho ta thấy mối quan hệ và tác động của các nhân tố là các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản. Phân tích được cách mà doanh nghiệp sử dụng để làm tăng tỷ suất sinh lời như: tăng doanh thu và giảm tương đối chi phí, tăng vòng quay tài sản, thay đổi cơ cấu vốn. Để tăng ROE ta có thể tăng ROA hoặc tăng tỷ lệ tài sản trên VCSH, qua đó đưa ra các biện pháp tăng các tỷ số yêu cầu đề ra.

1.3.2.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản

Để đánh giá tổng quát hiệu quả sử dụng, quản lý tài sản doanh nghiệp ta tính toán hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuần

Giá trị bình quân tổng tài sản

Việc đánh giá chỉ tiêu này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, hệ số này càng cao càng phản ánh được hiệu quả sử dụng cũng như quản lý tài sản càng cao. Tỷ lệ thấp có thể cho ta thấy vốn đang được quản lý không hiệu quả, có khả năng dư thừa HTK, khoản phải thu hay tiền mặt vượt quá nhu cầu thực sự…

Hiệu suất sử dụng TSNH = Doanh thu thuần Giá trị bình quân TSNH

18

Chỉ số này để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp qua việc sử dụng TSNH, Hiệu suất sử dụng TSNH cho biết mỗi đồng TSNH đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu, từ đó thấy được khả năng quản lý TSNH của doanh nghiệp cũng như đưa ra biện pháp khắc phục.

Hiệu suất sử dụng TSDH = Doanh thu thuần Giá trị bình quân TSDH

Giống như chỉ tiêu trên, hiệu suất sử dụng TSDH cho biết mỗi đồng TSDH tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

1.3.2.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý nợ

Tỷ số nợ = Tổng nợ VCSH

Chỉ số này phản ánh quy mô tài chính của doanh nghiệp, mối quan hệ giữa mức độ sử dụng nợ và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Thông thường, nếu hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, còn ngược lại thì tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Trên thực tế, nếu nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu có nghĩa là doanh nghiệp đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, nên doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ, đặc biệt là khi lãi suất ngân hàng ngày càng tăng cao.

Việc sử dụng nợ cũng có một ưu điểm. Đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí sử dụng nợ thấp hơn chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu và từ đó doanh nghiệp có thể tận dụng được đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên, mức nợ nhiều có thể khiến doanh nghiệp bị phụ thuộc tài chính, khó huy động được nguồn vốn vay trong tương lai.

Ngược lại, nếu tỷ số này thấp hơn 1 có nghĩa là doanh nghiệp hiện chủ yếu sử dụng vốn CSH để tài trợ cho tài sản. Điều này cho thấy khả năng tự chủ tài chính và khả năng được vay nợ của doanh nghiệp cao, tuy nhiên doanh nghiệp không tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính và đánh mất cơ hội tiết kiệm từ việc sử dụng nợ.

Khả năng thanh toán lãi vay = EBIT Lãi vay

Doanh nghiệp có thể sử dụng bao nhiêu đồng thu nhập trước thuế và lãi để chi trả cho lãi vay trong kỳ, khả năng thanh toán lãi vay càng cao thì hiệu quả sử dụng và quản lý nợ vay càng tốt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

19

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần phát triển công nghệ việt mỹ (Trang 25 - 29)