Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong công ty CP

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần phát triển công nghệ việt mỹ (Trang 66 - 68)

Phát triển Công nghệ Việt Mỹ

Bất kì doanh nghiệp nào đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải chịu những ảnh hưởng rất lớn từ nhiều nhân tố khác nhau. Những nhân tố này gây ra ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực. Vì vậy để hướng tới nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng, nhà quản trị phải xác định và xem xét những nhân tố tác động tới quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra được những giải pháp cụ thể.

2.3.7.1. Thị trường cạnh tranh và đối tượng cạnh tranh

Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa nên nhu cầu về các sản phẩm của ngành cơ khí rất cao. Thị trường tiêu thụ rộng lớn là một cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nắm bắt được tình hình trên, hiện tại bên cạnh việc sản xuất và gia công các sản phẩm cơ khí, chế tạo máy, công ty còn xuất nhập khẩu các mặt hàng dụng cụ gia công cơ khí dùng cho máy công nghệ cao, kinh doanh các sản phẩm về dầu công nghệ cao,.. nhằm mục đích phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Sức mua của thị trường lớn tạo điều kiện thuận lợi cho công ty tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận liên tục, VLĐ được sử dụng hiệu quả và linh hoạt hơn. Tuy nhiên hầu hết các sản phẩm hiện tại là do công ty nhập khẩu từ các nguồn hàng lớn từ nước ngoài, nên khi có bất kì biến động nào về nguồn cung hàng, tỉ giá hối đoái, quá trình vận chuyển,.. cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó công ty nên tìm nguồn hàng ổn định, khi có điều kiện thuận lợi về giá cả, công ty nên nhập số lượng lớn để được hưởng chiết khấu thương mại, giảm thiểu rủi ro về tỉ giá và vận chuyển.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, hiện nay, ngành cơ khí có 1599 doanh nghiệp trong nước và gần 30000 hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp cơ khí với giá trị tài sản gần 500 triệu USD, sản xuất khoảng 7000 tỉ đồng giá trị sản lượng với hơn 500 chủng loại sản phẩm.

57

Thị trường sản phẩm cơ khí của Việt Nam bị sản phẩm của các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,.. xâm lấn hay nói một cách khác, các đối thủ chủ yếu của Việt Nam trong ngành cơ khí là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Trong thời gian tới, bên cạnh việc liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm lắp ráp ở phân khúc dễ, ngành công nghệ cơ khí Việt Nam sẽ không ngừng cải tiến và nâng cấp dây chuyền công nghệ sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa, tiến tới nội địa hóa thị trường và góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước.

2.3.7.2. Nhân tố quản trị doanh nghiệp

Ban quản trị công ty cũng đã nỗ lực trong hoạt động điều hành công ty trong những năm qua. Chủ tịch HĐQT và giám đốc đã có những quyết định kịp thời và phù hợp trong công tác nhân sự của công ty, lựa chọn và cơ cấu lại nhân sự quản lý một cách hợp lý để nâng cao năng lực quản lý.

Cán bộ công nhân viên của công ty hầu hết là đội ngũ trẻ, nhiệt tình và năng động. Tuy nhiên do còn quá trẻ nên kinh nghiệm chưa nhiều, làm việc chưa được thành thạo và chu toàn. Công ty cần liên tục tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên để nâng cao trình độ và năng lực làm việc.

Bên cạnh đó, đội ngũ công nhân viên hầu hết là sinh viên mới ra trường cũng dẫn tới tình trạng nhân lực không ổn định do nhân viên chuyển công tác liên tục. Việc đào tạo người mới sẽ tạo thêm chi phí cho công ty, do đó việc áp dụng quy chế đãi ngộ hợp lý đối với nhân viên sẽ là cách hiệu quả nhất để công ty giữ được đội ngũ nhân viên thân cận và giàu kinh nghiệm.

Ngoài việc đào tạo đội ngũ nhân viên có năng lực, ban quản trị cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp thông tin từ các phòng ban trực thuộc công ty để đưa ra những quyết định hợp lý nhất trong việc huy động, xác định chính xác nhu cầu, cơ cấu vốn lưu động và sử dụng nguồn vốn lưu động một cách hiệu quả. Quy mô công ty hiện tại chưa quá lớn, tạo điều kiện cho chủ tịch HĐQT và giám đốc có thể liên tục theo dõi, chỉ đạo gắt gao tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nhờ vậy mà trong thời gian qua công ty chưa xảy ra tình trạng thất thoát vật tư hàng hóa, hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng đang được cải thiện dần qua từng năm.

2.3.7.3. Trang thiết bị công nghệ kĩ thuật

Công ty CP Phát triển Công nghệ Việt Mỹ chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng công nghệ, do đó việc liên tục cập nhật công nghệ kĩ thuật là điều rất quan trọng và cần thiết. Năm bắt được điều đó, năm 2012 công ty đã tiến hành mua sắm thêm tài sản cố định và trang thiết bị văn phòng, dây chuyên sản xuất mới để tăng hiệu suất sản xuất và làm cho hoạt động kinh doanh của công ty được hiệu quả hơn.

58

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần phát triển công nghệ việt mỹ (Trang 66 - 68)