5. Kết cấu của luận văn
4.3.1. nghị với Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế
Cần nghiên cứu, đề xuất bổ sung các quy định có liên quan đến chính sách thuế tài nguyên trình Chính phủ, Ủy ban thường vụ quốc hội ban hành biểu mức thuế suất thuế Tài nguyên qui định thống nhất một mức thuế suất thuế tài nguyên ví dụ như đối với đá khai thác; tránh qui định các mức khác nhau giữa đá khai thác để làm Xi măng, nung vôi (hiện nay qui định thuế suất là 7%), với đá làm vật liệu xây dựng (hiện nay qui định mức thuế suất là 6%). Trong thực tế một doanh nghiệp khai thác đá vừa để làm xi măng vừa làm vật liệu xây dựng nên khó khăn khi hạch toán áp dụng thuế suất thuế tài nguyên.
Đối tượng chịu thuế được quy định cụ thể theo từng nhóm tài nguyên và kế thừa thực hiện thống nhất từ Pháp lệnh thuế tài nguyên và đã được đưa vào Luật Thuế tài nguyên có hiệu lực từ 7/2010. Tuy nhiên, tiếp tục rà soát các quy định trong hệ thống pháp luật cần làm rõ về một số loại tài nguyên trong đối tượng chịu thuế để tránh xung đột pháp luật và phù hợp với tính chất, giá trị sử dụng của tài nguyên. Ví dụ như đối với bạc, thiếc, đồng, ni ken... có giá trị sử dụng cao cấp, cần xem xét đưa vào đối tượng chịu thuế, với thuế suất cao hơn các loại tài nguyên thông thường.
Sản lượng tài nguyên tính thuế là sản lượng thực tế khai thác trong kỳ. Nên, cần tăng cường quản lý sản lượng tài nguyên khai thác từ khâu cấp phép, cho đến quá trình tổ chức khai thác, tiêu thụ để chống thất thoát, trốn sản
lượng tính thuế. Để làm được cần phải có sự phối hợp các ngành, ủy ban nhân dân các cấp. Và cần có quy định thống nhất về nguyên tắc quy đổi sản lượng tính thuế theo tỷ lệ để xác định sản lượng của loại tài nguyên khai thác để thống nhất giữa áp dụng giữa các địa phương.