5. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
3.3.2.1. Tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, công tác quản lý thu thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang vẫn còn một số tồn tại, hạn chế chủ yếu sau:
Một, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật thuế còn hạn
chế về hình thức và hiệu quả. Cục thuế và các Chi cục Thuế đã triển khai thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật thuế nói chung và thuế tài nguyên nói riêng tới các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của người nộp thuế, nhất là các doanh nghiệp cũng như yêu cầu quản lý thuế hiện nay như tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế chưa thường xuyên, liên tục để nâng cao tính tuân thủ, tự nguyện, nâng cao trách nhiệm pháp luật về thuế; chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ của đối tượng nộp thuế về tinh thần tự giác và trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước. Nội dung và hình thức tuyên truyền, giáo dục chính sách pháp luật thuế cũng như cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người nộp thuế còn nghèo nàn. Các chương trình tuyên truyền về thuế chưa thành hệ thống, chưa có các chiến dịch chuyên sâu vào các đối tượng tham gia khai thác tài nguyên thiên nhiên, chưa đưa giáo dục thuế vào chương trình giáo dục phổ thông. Trang thông tin điện tử ngành Thuế cập nhật các văn bản pháp luật mới về thuế, các hướng dẫn, trả lời của cơ quan thuế còn chậm.
Hai, ý thức chấp hành chính sách pháp luật thuế nói chung, Luật Thuế
Tài nguyên nói riêng của một số tổ chức cá nhân hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên còn hạn chế. Một số tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác tài nguyên nhưng chưa thực hiện đăng ký, kê khai nộp thuế tài nguyên; có trường hợp đã thực hiện kê khai, nộp
thuế tài nguyên nhưng chưa kịp thời, đầy đủ, chính xác (kê khai chậm; kê khai, nộp thuế tài nguyên theo số lượng thực tế bán ra mà không kê khai, nộp thuế tài nguyên theo sản lượng thực tế đã khai thác, không kể sản lượng đó đã bán hay xuất dùng) gây khó khăn cho công tác quản lý thu của ngành thuế và dễ xảy ra tình trạng thất thu NSNN.
Ba, chính sách quản lý thu thường xuyên thay đổi dẫn đến người nộp
thuế hiểu và thực hiện chính sách thuế còn hạn chế. Mục tiêu của các cơ sở khai thác tài nguyên là lợi nhuận thu được, nhưng cơ quan thuế chưa tận dụng mọi cơ hội thuận tiện, mọi hình thức sinh động tuyên truyền, giải thích chính sách, từng bước nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật và khơi dậy tinh thần tự giác thực hiện nghĩa vụ với NSNN của các cơ sở khai thác khoáng sản. Mặt khác, các vi phạm như không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ khai báo, thực hiện chế độ hóa đơn chứng từ, sổ sách kế toán, các hình thức gian lận khác để trốn thuế, cố tình dây dưa chậm nộp tiền thuế,... có nhiều lúc, nhiều thời điểm chưa được xử lý nghiêm khắc dẫn đến tình trạng xem thường luật pháp hay nói cách khác hiệu lực tính pháp lý của chính sách thuế chưa cao, chưa đủ mạnh để người nộp thuế chấp hành.
Bốn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm quản lý của cán
bộ thuế được phân công quản lý thu thuế tài nguyên: năng lực, trình độ của cán bộ nói chung và cán bộ quản lý thu thuế đối với các đối tượng hoạt động khai thác tài nguyên nói riêng chưa đáp ứng so với yêu cầu quản lý thuế hiện đại, khoa học. Một số cán bộ quản lý thuế trình độ hiểu biết và thực thi về chính sách thuế còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu quản lý hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính trong quản lý thu. Thái độ và phong cách ứng xử của cán bộ thuế còn có một số trường hợp chưa thật tận tụy, công tâm, khách quan giữa quyền lợi của nhà nước với quyền lợi của người nộp thuế; chưa trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của người nộp thuế trong việc thực hiện các luật thuế.
Hiện nay, công tác quản lý thu thuế tài nguyên đối với các cá nhân, hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ, không thường xuyên, khai thác tài nguyên theo mùa vụ nộp thuế theo phương pháp khoán chủ yếu được giao cho các đội thuế thuộc các Chi cục Thuế quản lý. Do địa bàn quản lý xa nên nhiều cán bộ không có điều kiện để học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tin học dẫn đến nắm chế độ chính sách thuế không kịp thời. Một số cán bộ ngại va chạm, chưa đi sâu đi sát tới các cơ sở sản xuất kinh doanh để theo dõi, quản lý, ngại học hỏi kinh nghiệm của lớp người đi trước dẫn đến hiệu quả quản lý đối với các đối tượng này không cao, tình trạng thất thu thuế còn xảy ra. Ứng dụng công nghệ tin học trong việc quản lý thuế còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới, một số ứng dụng chưa thực sự phù hợp với thực tiễn như ứng dụng quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.
3.3.2.2. Nguyên nhân
Một, sự bất cập về chính sách quản lý thuế tài nguyên. Chính sách quản
lý thuế tài nguyên chưa thực sự phù hợp với Luật Quản lý thuế và thực tế tại địa phương về việc xác định đối tượng nộp thuế, căn cứ tính thuế, sản lượng tính thuế, giá tính thuế, miễn, giảm thuế, thủ tục đăng ký kê khai nộp thuế còn phức tạp, chưa thực sự đơn giản vừa gây khó khăn cho người nộp thuế trong việc kê khai, nộp thuế, vừa làm cho hệ thống quản lý thuế của cơ quan thuế phức tạp hơn, tốn nhiều nhân lực hơn.
Hai, quy trình thu thuế thực hiện chưa thống nhất: Quy trình nghiệp vụ
quản lý thuế nói chung và thuế tài nguyên nói riêng của Tổng cục Thuế chưa có sự thống nhất giữa các bộ phận trong cơ quan thuế, nhiều mẫu biểu báo cáo còn trùng nội dung, chưa phản ánh đầy đủ nội dung cần quản lý. Có địa bàn việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ và biện pháp quản lý chỉ đạo của ngành chưa thực sự nghiêm túc; cơ quan thuế chưa chủ động, tích cực tham mưu cho chính quyền địa phương chỉ đạo và làm tốt công tác quản lý thuế tài nguyên, nhất là các cá nhân khai thác vàng sa khoáng, cát, sỏi, ... Mặt khác,
các quy trình nghiệp vụ đã ban hành chủ yếu để áp dụng quản lý thu thuế đối với các đối tượng là các tổ chức, doanh nghiệp nộp thuế tài nguyên theo phương pháp kê khai. Còn người nộp thuế là các hộ kinh doanh cá thể, kinh doanh, khai thác tài nguyên nhỏ lẻ, theo mùa vụ, không thường xuyên, nộp thuế theo hình thức khoán thuế thì không áp dụng được các quy trình đó, dẫn tới cán bộ thuế cấp đội rất khó triển khai thực hiện.
Ba, công tác thanh tra, kiểm tra về tình hình chấp hành nghĩa vụ với
NSNN của cơ quan thuế đối với các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên trên địa bàn đã được chú trọng nhưng chưa thường xuyên, nhất là đối với các cá nhân khai thác tài nguyên nhỏ lẻ, không thường xuyên, nộp thuế theo phương pháp khoán thuế (vàng, sa khoáng, sản phẩm rừng tự nhiên,...). Tỷ lệ doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra còn thấp (mới chỉ chiếm 10-20% tổng số doanh nghiệp khai thác tài nguyên). Việc đánh giá, phân loại rủi ro trong công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện đối tượng có nhiều khả năng trốn thuế, lậu thuế để tiến hành thanh tra, kiểm tra chất lượng còn hạn chế. Do đó, có tình trạng thanh tra không đúng đối tượng đồng thời gây lãng phí nguồn nhân lực của cơ quan thuế và phiền hà cho những doanh nghiệp tuân thủ tốt luật thuế. Hệ thống thông tin phục vụ quản lý thuế chưa được khai thác có hiệu quả, do đó việc phân tích, đánh giá rủi ro khi thanh tra, kiểm tra còn mang tính hình thức.
Hơn nữa, công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm về thuế của cơ quan thuế chưa được đặt đúng tầm. Chức năng và quyền hạn của thanh tra, kiểm tra thuế còn hạn chế, chưa trở thành công cụ có hiệu lực để chống thất thu ngân sách và răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế. Cơ quan thuế chưa có chức năng điều tra cưỡng chế thuế; chế tài xử lý vi phạm về thuế có điểm quy định chưa được rõ ràng, có hình thức xử phạt về thuế còn nhẹ chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn các hành vi gian lận thuế, có hình thức xử phạt vi phạm về thuế thiếu tính thực tiễn. Số lượng cán bộ làm công
tác thanh tra, kiểm tra thuế nói chung và thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp nói riêng còn mỏng; trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ thuật thanh tra, kiểm tra còn hạn chế.
Bốn, tổ chức bộ máy ngành thuế ở tỉnh tuy đã được tăng cường về số
lượng, chất lượng nhưng việc bố trí cán bộ quản lý thu thuế tài nguyên chưa phù hợp với thực tế tình hình phân bố và khai thác tài nguyên theo từng địa bàn. Do bộ máy tổ chức chưa phù hợp, một số cán bộ thuế tại cơ sở chưa đi sâu đi sát đến các điểm khai thác tài nguyên khoáng sản để nắm bắt thông tin và tình hình khai thác, kinh doanh của các cơ sở khai thác tài nguyên. Cá biệt vẫn còn những cán bộ thuế thiếu tu dưỡng rèn luyện thường xuyên, thiếu kiên quyết đấu tranh chống thất thu, bảo vệ pháp luật thuế. Mặt khác, số thu từ thuế tài nguyên còn thấp do đó cơ quan thuế chưa thực sự chú trọng đến công tác quản lý thuế tài nguyên.
Năm, sự phối hợp trong nội bộ ngành thuế chưa chặt chẽ, chưa thường
xuyên trao đổi cung cấp thông tin về tình hình khai thác và quản lý thu thuế tài nguyên trên địa bàn, dẫn đến tình trạng quản lý chống chéo gây khó khăn cho người nộp thuế hoặc có trường hợp bỏ sót đối tượng nộp thuế hoặc quản lý không kịp thời với tình hình sản xuất kinh doanh của người nộp thuế. Ngành thuế ở cấp tỉnh và cấp toàn quốc chưa tổ chức hội nghị chuyên đề sơ kết về công tác quản lý thu thuế tài nguyên trên địa bàn để trao đổi kinh nghiệm quản lý và đưa ra những bài học, giải pháp quản lý thu đạt hiệu quả hơn.
Sự phối hợp giữa cơ quan thuế với chính quyền địa phương các cấp trong thực thi chính sách thuế tài nguyên cũng chưa chặt. Chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác thu ngân sách nên chưa thực sự phối hợp với ngành thuế để chỉ đạo các ngành chức năng cũng như người nộp thuế phối hợp với cơ quan thuế để thực hiện nghĩa vụ với NSNN; ở một số nơi, một số địa phương sự phối hợp này chưa chặt chẽ còn mang tính hình
thức dẫn đến tình trạng thất thu thuế ở một số lĩnh vực, nhất là trong việc quản lý thu thuế tài nguyên từ sản phẩm rừng tự nhiên, lâm sản, khai thác đất, đá, cát, sỏi. Những trường hợp chống đối, vi phạm có tình tiết nặng về thuế chưa được các cơ quan chức năng phối hợp xử lý kịp thời, dẫn đến việc đấu tranh phòng, chống trốn lậu thuế của tỉnh đạt hiệu quả chưa cao.
Sự phối hợp quản lý thuế tài nguyên giữa cơ quan thuế với cơ quan cấp giấy phép khai thác tài nguyên cũng còn hạn chế. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi cấp giấy phép khai thác tài nguyên cho các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nhưng không chuyển giấy phép đó cho cơ quan thuế để theo dõi, quản lý thu. Trường hợp có gửi thì trong giấy phép khai thác tài nguyên không ghi đầy đủ về địa chỉ, điện thoại, mã số thuế của đơn vị khai thác tài nguyên dẫn đến cơ quan thuế gặp rất nhiều khó khăn trong việc đôn đốc kê khai, nộp thuế tài nguyên.
Những vấn đề tồn tại trong quản lý thu thuế tài nguyên đã nêu trên nếu được nhận thức đầy đủ và quyết tâm khắc phục sẽ chắc chắn được giải quyết, góp phần tăng thu NSNN trên địa bàn tỉnh, đưa chính sách thuế tài nguyên trở thành công cụ quản lý của Nhà nước có hiệu quả.
Chƣơng 4
QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ THUẾ TÀI NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
4.1. Quan điểm, phƣơng hƣớng, mục tiêu, trong công tác quản lý thu thuế tài nguyên
4.1.1. Quan điểm
4.1.1.1. Chính sách thuế phải đơn giản, minh bạch, công bằng, dễ thực hiện
Xu hướng chính sách thuế đơn giản, minh bạch, công bằng, dễ hiểu, dễ thực hiện là quan điểm của Đảng và Nhà nước đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách. Một chính sách thuế đơn giản, không quá phức tạp sẽ giúp cho người nộp thuế và người quản lý giảm thiểu các thủ tục hành chính không cần thiết, tiết kiệm được chi phí. Nhất là cơ chế quản lý thuế mới hiện nay người nộp thuế tự khai, tự nộp thuế vào NSNN thì chính sách thuế đơn giản là điều cần thiết.
Để có một chính sách đơn giản, dễ hiểu, vấn đề quan trọng là không kết hợp nhiều các chính sách kinh tế - xã hội khác trong chính sách thuế. Việc kết hợp nhiều các chính sách khác thường dẫn tới mâu thuẫn ngay trong các mục tiêu đó. Mục tiêu chính của thuế TN là tạo nguồn thu cho NSNN một cách lâu dài, công bằng hợp lý và góp phần đảm bảo quản lý khai thác, sử dụng hiệu quả tiết kiệm nguồn lực tài nguyên của đất nước. Các mục tiêu khác sẽ được giải quyết tốt hơn theo hướng trực tiếp hạn chế giải quyết gián tiếp thông qua các chính sách trung gian. Ví dụ, một chính sách thuế có ít mức thuế suất sẽ tạo điều kiện cho người nộp thuế và người quản lý thực hiện dễ dàng thực hiện hơn.
Tính đơn giản của chính sách thuế còn thể hiện ở chỗ chính sách thuế phải có rất ít các trưòng hợp được miễn, giảm thuế, tức là có ít kẽ hở để giảm cơ hội tránh thuế. Tính đơn giản của chính sách thuế sẽ đảm bảo tiết kiệm được chi phí cả về thời gian và nguồn lực đối với cơ quan quản lý thu thuế và
người nộp thuế. Tính đơn giản, minh bạch của một chính sách thuế còn giúp cho Nhà nước dự báo được nguồn thu hiện tại và tương lai gần một cách chính xác hơn.
Một chính sách thuế quá phức tạp với nhiều loại thuế suất, nhiều chính sách miễn, giảm làm cho sự hiểu biết về tác dụng của Luật pháp bị rối loạn và làm mất đi tính công bằng trong một Luật thuế. Tính công bằng của Luật thuế TN là các tổ chức, cá nhân khai thác TN như nhau thì có nghĩa vụ nộp NSNN ngang nhau. Tính công bằng trong Luật thuế TN nói riêng, các luật thuế khác nói chung có tác dụng khuyến khích các nhà đầu tư tăng tích luỹ để mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ khai thác chế biến khoáng sản tại chỗ.
4.1.1.2. Tăng cường quản lý nhà nước đối với tài nguyên, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả; bảo vệ môi trường; nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển bền vững kinh tế - xã hội
Thuế là công cụ quan trọng tập trung nguồn thu cho NSNN, đáp ứng yêu cầu chi ngày càng tăng của Chính phủ. Nhất là trong điều kiện hiện nay khi vai trò của Nhà nước không chỉ đơn thuần điều chỉnh kinh tế xã hội bằng biện pháp hành chính mà ngày càng sử dụng nhiều biện pháp kinh tế để can thiệp và điều chỉnh các hoạt động kinh tế - xã hội. Khả năng tập trung nguồn thu phụ thuộc vào sự phát triển sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân, thu nhập dân cư... Hay nói cách khác nguồn thu phụ thuộc vào sự phát triển