Tăng cường quản lý thuế tài nguyên, nâng cao ý thức chấp hành

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại cục thuế tỉnh tuyên quang (Trang 103 - 108)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.2. Tăng cường quản lý thuế tài nguyên, nâng cao ý thức chấp hành

chính sách pháp luật cho NNT

- Căn cứ đề xuất: Ý thức chấp hành chính sách, pháp luật thuế của NNT còn hạn chế, gây ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản.

- Nội dung cần thực hiện:

+ Thực hiện chuyên sâu về công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế cần đào tạo cán bộ giỏi về nghiệp vụ, có năng khiếu giao tiếp và truyền đạt. Cán bộ tuyên truyền giỏi có tác động quan trọng trong việc thực thi chính sách của người nộp thuế.

+ Tổ chức “Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp” ở Cục Thuế và các Chi cục Thuế để lắng nghe ý kiến NNT, đồng thời trả lời vướng mắc về thủ tục, chính sách thuế tài nguyên của NNT kịp thời, đúng hạn, tháo gỡ khó khăn vướng mắc về thuế cho các đơn vị trên địa bàn tỉnh, góp phần cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao hiệu lực quản lý thuế tài nguyên.

+ Tiếp tục đổi mới và hiện đại hoá công tác công tác thi đua tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách thuế tài nguyên, để các quy định về thuế tài nguyên được phổ biến sâu rộng tới NNT, để NNT có mối liên hệ gần gũi hơn với cơ quan thuế, tăng hiệu quả công tác hỗ trợ NNT.

+ Có chính sách Biểu dương kịp thời các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế tài nguyên với Nhà nước, đồng thời phê phán các đối tượng có hành vi gian lận hoặc trốn thuế tài nguyên.

+ Chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin tuyên truyền để đưa ra các hình thức tuyên truyền phù hợp; đưa các chính sách, pháp luật thuế tài nguyên mới, đặc biệt là các văn bản chính sách thuế sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ thời điểm thực hiện tuyên truyền đến được với NNT.

+ Tăng cường công tác quản lý kê khai thuế, kiểm tra chặt chẽ hồ sơ khai thuế, xử lý kịp thời các hồ sơ lỗi, sai số học, thực hiện kiểm soát tốt việc kê khai đăng ký thuế. Tăng cường kiểm tra rà soát tình hình kê khai thuế của các tổ chức, cá nhân, đảm bảo người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn, nâng cao chất lượng kê khai, phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp để có các biện pháp chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

+

, .

+ Tăng chất lượng của công tác Kế toán và Thống kê thuế để kịp thời phát hiện và xử lý thừa, thiếu thuế trên sổ thuế, đồng thời cung cấp thông tin chính xác, kịp thời về kết quả thu nộp thuế phục vụ cho công tác phân tích đánh giá chỉ đạo công tác thu thuế của đơn vị.

+ Xây dựng ứng dụng riêng để thường xuyên cập nhật kiểm soát các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh và đang hoạt động khai thác tài nguyên nhằm theo dõi giám sát chính xác, đầy đủ việc kê khai nộp thuế của các đơn vị khai thác tài nguyên, phục vụ công tác lãnh chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và công tác quản lý thuế của ngành.

+ Tăng cường công tác quản lý nợ thuế

Chỉ đạo thực hiện tốt quy trình Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; Phân loại nợ thuế trong đó có thuế tài nguyên, phân tích tình trạng nợ, tình hình tài chính của doanh nghiệp; Cương quyết áp dụng các biện pháp xử lý và cưỡng chế nợ thuế đối với các doanh nghiệp cố tình chây ỳ nộp thuế, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ đọng thuế, đưa tỷ lệ nợ đọng thuế của tỉnh xuống dưới bình quân của ngành thuế, đặc biệt là giảm tỷ lệ nợ thuế tài nguyên và hoàn thành các chỉ tiêu thu nợ thuế mà Tổng cục thuế giao.

Tăng cường công tác phối hợp giữa bộ phận Quản lý nợ với các phòng, bộ phận chức năng trong việc việc rà soát, đối chiếu, điều chỉnh nợ thuế tài

nguyên để xử lý kịp thời các khoản nợ ảo, đảm bảo số liệu nợ thuế tài nguyên theo dõi nợ trên ứng dựng của cơ quan thuế thống nhất với người nộp thuế.

Thực hiện các biện pháp xử lý nợ thuế tài nguyên: khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ theo quy định của luật Quản lý thuế và hướng dẫn của Bộ tài chính và Tổng cục thuế.

Triển khai các biện pháp đồng bộ trong việc phân tích, đôn đốc thu nợ và xử lý nợ thuế tài nguyên, lấy kết quả thu nợ hàng tháng, quí và cả năm trước làm chỉ tiêu xét thi đua cả năm nay đối với các đơn vị nhận kế hoạch thu và chỉ tiêu thu nợ thuế tài nguyên.

Chỉ đạo, kiểm tra và hướng dẫn các Chi cục Thuế trong công tác Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế tài nguyên; xây dựng và kiện toàn tổ chức Đội quản lý Nợ tại các Chi cục Thuế huyện, thành phố.

Mạnh dạn đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh giải pháp cưỡng chế nợ bằng hình thức thu hồi giấy phép khai thác tài nguyên đối với các đơn vị trây ỳ nợ thuế tài nguyên.

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

Thanh tra, kiểm tra có tác động ảnh hưởng và liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhằm đánh giá, điều chỉnh mọi hoạt động của các bộ phận cấp dưới khi thực hiện nhiệm vụ được giao cũng như việc chấp hành chính sách pháp luật thuế của người nộp thuế. Mục đích của thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời những sai sót, tìm ra nguyên nhân và biện pháp sửa chữa kịp thời những sai sót đó. Thanh tra, kiểm tra là tai mắt của quản lý. Vì vậy công tác thanh tra, kiểm tra là việc làm thường xuyên, linh hoạt và dưới nhiều hình thức. Khi tiến hành thanh tra, kiểm tra cần phải thận trọng, kín đáo và không được làm ảnh hưởng hay cản trở đến công việc thường xuyên của đối tượng được thanh tra, kiểm tra.

Thanh tra, kiểm tra thuế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và quan trọng của công tác quản lý thuế. Lịch sử phát triển của công tác quản lý thuế tại các nước trên thế giới đã chứng minh chức năng thanh tra thuế là tất

yếu và là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan thuế để bảo đảm chính sách thuế được thi hành nghiêm túc.

Thực tế cho thấy, thanh tra, kiểm tra thuế nhằm phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm về chính sách pháp luật thuế (đăng ký, kê khai, nộp thuế không đúng thời gian quy định; xác định và tính không đúng số thuế phải nộp, số thuế được miễn, giảm,...) để có biện pháp nhắc nhở giáo dục, ngăn chặn và xử phạt vi phạm pháp luật thuế đối với những trường hợp cố ý gian lận về thuế dưới mọi hình thức. Trong giai đoạn mới công tác thanh tra, kiểm tra thuế cần tập chung đổi mới như sau:

Thường xuyên củng cố công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các đối tượng là người nộp thuế của hệ thống hiện hành: tập trung vào các biện pháp chống thất thu NSNN theo đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế nhằm đảm bảo cơ quan thuế quản lý đủ người nộp thuế và đối tượng chịu thuế; tính đúng tiền thuế phải nộp vào NSNN.

Thanh tra, kiểm tra theo hướng rủi ro, gắn trách nhiệm của người nộp thuế tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc tự tính, tự khai, tự nộp thuế vào NSNN. Phân loại đối tượng để thanh tra, kiểm tra; tập trung thanh tra, kiểm tra các đối tượng có nhiều rủi ro về thuế hoặc thiếu độ tín nhiệm, thường xuyên gian lận về thuế. Các đối tượng tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế thì có thể 5 năm mới thanh tra toàn diện một lần. Nói cách khác là xây dựng và thực hiện công tác thanh tra dựa trên phân tích, đánh giá quản lý rủi ro.

Xây dựng và triển khai thực hiện các kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế đối với từng trường hợp (thu thập thông tin, đánh giá rủi ro, lập hồ sơ thanh tra, lập chứng cứ, đánh giá sau thanh tra, kiểm tra,...): nâng cao việc sử dụng thông tin kinh tế ngành trong thanh tra thuế; xây dựng và triển khai thực hiện các kỹ năng kiểm tra phân tích thông tin trên báo cáo tài chính và quyết toán thuế của doanh nghiệp tại cơ quan thuế trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế.

Phát triển các chương trình thanh tra đặc biệt theo chuyên ngành và theo từng lĩnh vực; xây dựng và thực hiện chương trình, biện pháp thanh tra, kiểm tra chống thất thu NSNN đối với các doanh nghiệp có quy mô sản xuất kinh doanh và nộp NSNN lớn, số thuế của các doanh nghiệp này rất có ý nghĩa đối với thu ngân sách của địa phương.

Nghiên cứu và xây dựng đề án triển khai điều tra thuế, trong đó chú ý mô hình và phương pháp điều tra đối với các trường hợp gian lận, trốn thuế, phối hợp trong quá trình điều tra thuế với chính quyền địa phương các cấp và các ban ngành khác như: Công an, Toà án,…

Xây dựng chương trình ứng dụng trên máy tính nhằm hỗ trợ và phục vụ cho công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế.

Tăng cường chế độ trách nhiệm cho cán bộ làm công tác kiểm tra, thanh tra thuế. Cán bộ thuế khi thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế nếu cố tình phối hợp với người nộp thuế che giấu vi phạm của người nộp thuế để phục vụ lợi ích cá nhân và làm thất thu NSNN, phải bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật và Pháp lệnh cán bộ công chức.

Về kỹ thuật thanh tra, kiểm tra: có thanh tra, kiểm tra theo phương pháp truyền thống và thanh tra, kiểm tra dựa trên cơ sở phân tích rủi ro (hiện nay các nước tiến tiến đang áp dụng).

- Điều kiện thực hiện:

+ Sở Tài nguyên và môi trường cơ quan có chức năng nhiệm vụ thẩm định hồ sơ trình UBND Tỉnh cấp giấy phép khai thác khoáng sản thực hiện yêu cầu các đơn vị xin cấp phép khai thác khoáng sản có đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo qui định của pháp luật và cam kết khai thác đúng giấy phép, thực hiện đăng ký, kê khai nộp thuế, phí lệ phí và các khoản thu khác vào ngân sách nhà nước đúng đủ theo qui điịnh của pháp luật.

+ Cục thuế tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý thu kịp thời đầy đủ các khoản thu phát sinh từ hoạt động khai thác khoáng sản của các doanh nghiệp.

Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu nếu phát hiện doanh nghiệp kê khai không đúng, hoặc không kê khai ... thì phối hợp với cơ quan tài nguyên môi trường xác định sản lượng tài nguyên khai thác bình quân theo cam kết để thực hiện ấn định thuế theo qui định của luật quản lý thuế.

+ UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền thực hiện quản lý hoạt động khai thác khoáng sản của các doanh nghiệp được cấp phép khai thác khoáng sản trên địa bàn và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan của tỉnh để thực hiện quản hoạt động khai thác khoáng sản hiệu lực, hiệu quả.

+ Các cơ quan thông tin đài phát thanh truyền hình Tỉnh, Báo Tuyên quang có trách nhiệm tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước về khoáng sản, khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường, đăng ký kê khai nộp thuế, phí, lệ phí trong hoạt động khoán sản; đặc biệt là luật khoáng sản, luật quản lý thuế, luật thuế tài nguyên ... và các chính sách của Tỉnh liên quan đến hoạt động khoáng sản.

+ Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành gồm Tài nguyên môi trường, Thuế, Công an, Công thương ... để thực hiện kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản của các doanh nghiệp tại các điểm mỏ.

- Kết quả: Thực hiện tốt các nội dung đã nêu, sẽ góp phần quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên khoáng sản, đồng thời nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của NNT trong hoạt động khai thác khoáng sản.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại cục thuế tỉnh tuyên quang (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)