5. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Hiện trạng nguồn tài nguyên khoáng sản của tỉnh Tuyên Quang
3.1.2.1. Tài nguyên khoáng sản. (Nguồn: Tác giả thu thập tại trang cổng thông tin điện tử Tuyên Quang)
Khoáng sản trên địa bàn tỉnh tuyên Quang khá phong phú và đa dạng, phân bố rộng khắp địa bàn tỉnh. Theo các tài liệu địa chất hiện có, sổ mỏ và điểm quặng tỉnh Tuyên Quang do Cục Địa chất Việt Nam - Bộ Công nghiệp biên soạn năm 1994 và tài liệu của các ngành hữu quan, tỉnh Tuyên Quang có 163 điểm mỏ với 27 loại khoáng sản khác nhau được phân bố ở các huyện trong tỉnh. Trong đó đứng hàng đầu về trữ lượng và chất lượng là quặng sắt, barit, cao lanh, thiếc, mangan, chì-kẽm, angtimon...là yếu tố hết sức thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng. Trữ lượng, chất lượng của từng loại khoáng sản được đánh giá như sau:
3.1.2.2. Mỏ kim loại
- Sắt: Đã phát hiện 17 điểm mỏ quặng với tổng trữ lượng dự báo khoảng 7 triệu tấn. Một vài điểm quặng có trữ lượng đáng kể như điểm Phúc Ninh, điểm Tân Tiến, điểm Cây Nhãn (huyện Yên Sơn), trữ lượng lần lượt khoảng 2,4 triệu tấn, 2,2 triệu tấn và 0,5 triệu tấn; điểm Cây Vầu (huyện Hàm Yên) trữ lượng khoảng 1,5 triệu tấn.
- Thiếc: Đã phát hiện 12 điểm có quặng, tập trung ở huyện Sơn Dương. Tổng trữ lượng cả quặng gốc và quặng sa khoáng đạt xấp xỉ 28.239 tấn SnO2.
- Mangan: Có 8 điểm mỏ tập trung chủ yếu ở huyện Chiêm Hoá (7 điểm) và huyện Na Hang (1 điểm). Đã có 2 điểm được thăm dò là Nà Pết, Phiêng Lăng (huyện Chiêm Hoá) với trữ lượng dự báo khoảng trên 2,416 triệu tấn.
- Chì - Kẽm: Có 24 điểm mỏ, tập trung ở thành phố Tuyên Quang, huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hoá và Na Hang. Mới có 6 điểm mỏ được đánh giá trữ lượng ở cấp C2 = 195.927 tấn Pb Zn. Hàm lượng Pb<10%; Zn<30%. Tổng trữ lượng cả cấp dự báo là 1.590.000 tấn chì - kẽm kim loại. Quặng kẽm dùng để luyện ô xít kẽm ZnO phục vụ công nghệ hoá chất, công nghệ nhẹ và y tế và luyện kẽm kim loại.
- Angtimoan: Đã phát hiện 15 điểm, trong đó Chiêm Hoá có 10 điểm, Na Hang 4 điểm, Yên Sơn 1 điểm. Có 4 điểm là Khuôn Phục, Hoà Phú, Làng Vài, Cốc Táy (Chiêm Hoá) đã được thăm dò với trữ lượng khoảng 1,2 triệu tấn.
3.1.2.3. Mỏ không kim loại
- Barit : Đã phát hiện 24 điểm quặng thuộc các huyện Sơn Dương, Yên Sơn và Chiêm Hoá. Các điểm thăm dò gồm: Ao Sen, Hang Lương, Thiện Kế, Ngòi Thia, Đùng Bùng (Sơn Dương); Làng Chanh, Xóm Hoắc, Xóm Húc (Yên Sơn) và Hạ Vị (Chiêm Hoá), có trữ lượng trên 2 triệu tấn và hầu hết là mỏ lộ thiên, điều kiện khai thác khá thuận lợi. Đây là loại khoáng sản có tiềm năng và ý nghĩa xuất khẩu lớn đối với nền kinh tế của Tuyên Quang.
- Đá vôi xây dựng: Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có rất nhiều điểm mỏ đá vôi đạt chất lượng tốt trong xây dựng. Theo tài liệu địa chất đánh giá tại 9 điểm mỏ đá vôi (Tràng Đà - thành phố Tuyên Quang; ...) có tổng trữ lượng cấp P2: 783 triệu m3, chất lượng tốt, trữ lượng tập trung, cho khả năng sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng quy mô lớn và tại chỗ.
- Cao lanh - fenspat: Có nhiều điểm rải rác như Hào Phú, Vân Sơn (Sơn Dương), Nghiêm Sơn (Yên Sơn). Lớn nhất là điểm mỏ Đồng Gianh (Sơn Dương) có 11 thân quặng với trữ lượng dự báo khoảng 5 triệu tấn. Điểm mỏ cao lanh Hào Phú (Sơn Dương) trữ lượng dự báo 1,411 triệu tấn. Điểm mỏ cao lanh Thái Sơn (Hàm Yên) trữ lượng dự báo 1,075 triệu tấn.
- Nước khoáng - nước nóng: Có 2 điểm đáng chú ý là Bình Ca và Mỹ Lâm. Trong đó mỏ nước khoáng Mỹ Lâm có trữ lượng nước khoáng là là 1.474 m3/ngày cấp B C1 C2, trong đó cấp B: 492 m 3/ngày; cấp C 2: 248 m 3/ngày.
Ngoài các loại khoáng sản trên, Tuyên Quang còn có nhiều loại khoáng sản khác như vônfram, pirit, kẽm, chì, đất sét, vàng, cát sỏi,… nằm rải rác cũng là tiềm năng để phát triển các điểm công nghiệp gắn với vùng nguyên liệu.