Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế về

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại cục thuế tỉnh tuyên quang (Trang 101 - 117)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.1.Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế về

chức tập huấn, đối thoại trực tiếp, gián tiếp mỗi khi chính sách sửa đổi bổ sung để người nộp thuế thực thi chính sách kịp thời theo quy định của pháp luật thuế.

4.1.3. Mục tiêu

4.1.3.1. Đảm bảo số thu thuế tài nguyên nộp vào NSNN

Mục tiêu chính trị trước tiên của công tác quản lý thuế tài nguyên chính là đảm bảo nguồn thu thuế tài nguyên trên địa bàn, hoàn thành dự toán pháp lệnh giao về thuế tài nguyên.

Quản lý chặt chẽ kịp thời nguồn thu ngân sách nhà nước từ hoạt động khoáng sản bao gồm: Thuế theo quy định của pháp luật về thuế (thuế tài nguyên); Phí, lệ phí theo quy định của pháp luật (Phí bảo vệ môi trường); Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

4.1.3.2. Góp phần bảo vệ, khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Quản lý bảo vệ khai thác tài nguyên khoáng sản để sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả phục vụ cho phát triển bền vững kinh tế, an ninh quốc phòng là vấn đề hết sức quan trọng cả trước mắt và lâu dài. Khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên đúng về tính chất tài nguyên, đúng về mục đích khai thác và sử dụng, đúng về quy hoạch phát triển, để đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững.

4.2. Giải pháp tăng cƣờng quản lý thuế tài nguyên tại tỉnh Tuyên Quang

4.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế về chính sách thuế tài nguyên sách thuế tài nguyên

- Căn cứ đề xuất: Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật thuế còn hạn chế về hình thức và hiệu quả.

- Nội dung tuyên truyền:

+ Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống giáo dục và dưới nhiều hình thức phong phú khác như tuyên truyền qua tờ rơi, ấn phẩm, pano, áp phích; tuyên truyền qua trang thông tin điện tử và các trang mạng khác; tổ chức tập huấn, đối thoại với NNT khi có các thay đổi về chính sách thuế hoặc có nhiều vướng mắc về chính sách, thủ tục hành chính thuế; xây dựng và cấp phát tài liệu hỗ trợ NNT; giải đáp vướng mắc về thuế cho NNT. tổ chức các cuộc họp chuyên đề về công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT; khảo sát, thăm dò ý kiến về nhu cầu hỗ trợ của NNT, nhằm làm cho mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội nói chung và tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên hiểu rõ bản chất tốt đẹp của thuế, tiền thuế là của dân, do dân đóng góp và được sử dụng vì lợi ích của nhân dân; tiền thuế không chỉ là lợi ích Nhà nước mà chủ yếu là lợi ích của cộng đồng.

+ Tăng cường tuyên truyền Luật khoáng sản, Luật bảo vệ Môi trường, Luật thuế tài nguyên và các văn bản chính sách pháp luật thuế hiện hành.

- Biện pháp thực hiện:

+ Lập kế hoạch tuyên truyền, hỗ trợ NNT, kế hoạch được lập phải đảm bảo tính kịp thời, hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, đảm bảo tính cân đối giữa nhu cầu cần hỗ trợ của NNT với nguồn nhân lực, cơ sở vật chất của cơ quan thuế; hướng tới mục tiêu chung của toàn ngành thuế.

+ Định kỳ đánh giá công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT để có cái nhìn tổng quát về hiệu quả công tác tuyên truyền hỗ trợ, đưa ra những tồn tại, nguyên nhân, biện pháp khắc phục và đề ra phương hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT.

+ Giảm bớt các thủ tục hành chính trong công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT, tiếp nhận và trả kết quả theo quy chế “một cửa”, nhằm giúp đỡ NNT giảm bớt các thủ tục hành chính trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế, đồng thời tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban chức năng ở cơ quan thuế.

- Kết quả: Thực hiện tốt các bước đã nêu trên, công tác tuyên truyền sẽ đạt được về chiều rộng và từng bước đi vào chiều sâu. Qua đó, NNT sẽ nắm được chính sách pháp luật thuế, thực hiện tốt nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại cục thuế tỉnh tuyên quang (Trang 101 - 117)