Đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ làm công tác

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại cục thuế tỉnh tuyên quang (Trang 76 - 85)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ làm công tác

Số NNT đánh giá hài lòng trở lên về công tác thanh kiểm tra đạt tỷ lệ khá cao, đạt 95%, số phiếu điều tra không hài lòng là 5, bằng 5% số phiếu điều tra. Kết quả này cho thấy, qua kiểm tra, thanh tra đã chỉ ra được những hạn chế trong việc tuân thủ các chế độ chính sách và pháp luật Nhà nước tại đơn vị còn chưa nghiêm túc, qua công tác kiểm tra, thanh tra đã giúp cho đơn vị nhìn nhận và tin tưởng hơn đối với bộ phận kiểm tra, thanh tra thuế.

Bảng 3.18. Bảng đánh giá mức độ hài lòng của NNT đối với công tác thanh tra, kiểm tra tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang

Mức độ hài lòng Kết quả khảo sát ý

kiến (Phiếu) Tỷ lệ (%)

Rất hài lòng 6 6

Hài lòng 89 89

Không hài lòng 5 5

Tổng 100 100

(Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ phiếu khảo sát)

3.2.3. Đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ làm công tác quản lý thuế tài nguyên quản lý thuế tài nguyên

Thuế tài nguyên được quản lý chung cùng với sắc thuế khác, dưới sự quản lý trực tiếp của 4 bộ phận chức năng cơ bản, đó là bộ phận tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, bộ phận kê khai và kế toán thuế, bộ phận quản lý nợ thuế, bộ phận thanh tra, kiểm tra.

Bảng 3.19. Tổng số cán bộ làm việc tại 4 chức năng và tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học trở lên Năm Tổng số cán bộ Văn phòng Cục Thuế (ngƣời) Số cán bộ làm việc tại 4 chức năng quản lý thuế (ngƣời) Số cán bộ có trình độ đại học trở lên (ngƣời) Tỷ lệ (%) Cán bộ làm việc tại 4 chức năng/tổng số cán bộ (%) Cán bộ có trình độ đại học trở lên (%) 2011 94 40 32 37,6 30,1 2012 101 42 37 42,4 37,4 2013 104 44 40 45,8 41,6

(Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ báo cáo chất lượng cán bộ các năm của Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang)

Tỷ lệ cán bộ làm việc tại 4 chức năng quản lý thuế ở Văn phòng Cục Thuế Tuyên Quang chiếm trên 40% tổng số cán bộ làm việc tại Văn phòng Cục. Số lượng cán bộ làm việc tại 4 chức năng khá ổn định, có xu thế tăng về số lượng để đảm bảo yêu cầu về tăng cường công tác quản lý thuế trực tiếp, giảm cán bộ quản lý gián tiếp. Hiện tại có 104 cán bộ, số cán bộ làm việc tại 4 bộ phận thực hiện chức năng cơ bản của quy trình quản lý thuế là 44 cán bộ, chiếm tỷ lệ 45,8%. Hầu hết các cán bộ làm việc tại Văn phòng Cục thuế đều có trình độ từ đại học trở lên, chiếm trên 90,9%. Điều này cho thấy độ đồng đều về trình độ đào tạo của các cán bộ thuế, là tiền đề cho chất lượng nguồn nhân lực làm công tác quản lý thuế, có tác động tới hiệu quả quản lý thuế nói chung và thuế tài nguyên nói riêng.

Bảng 3.20. Tổng hợp cán bộ tăng giảm hàng năm tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang Năm Tổng số cán bộ làm việc tại Văn phòng Cục Thuế (ngƣời) Số cán bộ giảm trong năm (ngƣời) Số cán bộ tăng so năm trƣớc (ngƣời) Tỷ lệ (%) Cán bộ giảm (%) Cán bộ tăng (%) 2011 94 0 0 0 0 2012 101 0 7 0 7,45 2013 104 3 3 2,88 2,97

(Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ báo cáo công tác cán bộ các năm của Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang)

Số lượng tăng giảm cán bộ trong thời gian qua tại Văn phòng Cục Thuế Tuyên Quang là không đáng kể, số cán bộ giảm do nghỉ chế độ hưu bình quân mỗi năm chiếm tỷ lệ rất nhỏ, năm 2011 không có tăng, giảm số cán bộ, năm 2012 số cán bộ giảm 0 cán bộ, số tăng là 7 cán bộ, chiếm tỷ lệ 7,45%, năm 2013 giảm 3 cán bộ, tỷ lệ 2,88%, tăng thêm 3 cán bộ, chiếm tỷ lệ 2,97%. Số cán bộ tăng từ năm 2012 đến 2013 là do tuyển dụng mới và điều động từ các Chi cục Thuế lên Văn phòng Cục Thuế. Tỷ lệ tăng, giảm không đáng kể, hầu như không ảnh hưởng lớn tới cơ cấu nguồn nhân lực tại các bộ phận.

Cục Thuế thực hiện công tác tuyển dụng theo quy chế tuyển dụng toàn ngành, hàng năm, căn cứ vào nhu cầu cán bộ công chức tại cơ quan, Cục Thuế sẽ gửi Tổng cục Thuế bảng phân tích nhu cầu bổ sung nhân lực tại Cục Thuế Tuyên Quang, cân đối với chỉ tiêu tuyển dụng của các Cục Thuế khác trong toàn ngành, Tổng cục Thuế sẽ tổ chức các đợt thi tuyển tập trung tại các cụm, sau đó chấm điểm tập trung và gửi kết quả trúng tuyển về các Cục Thuế. Từ năm 2011 đến năm 2013, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang đã có 2 đợt tuyển

dụng, 100% cán bộ trúng tuyển là các cán bộ trẻ và được phân công làm việc tại các bộ phận chức năng. Chính sách trẻ hoá nguồn nhân lực làm việc tại các bộ phận trực tiếp góp phần làm tăng chất lượng quản lý thuế, bởi lợi thế của sức trẻ lảctình độ ngoại ngữ, tin học và tiếp cận với công nghệ mới tăng tốc độ làm việc, thái độ làm việc và sự sáng tạo trong công việc.

Bảng 3.21. Bảng số liệu khen thƣởng và bị kỷ luật hàng năm tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang

Năm Tổng số cán bộ tại Văn phòng Cục Thuế (ngƣời) Số cán bộ đƣợc khen thƣởng Chiến sỹ thi đua

cơ sở (ngƣời) Số cán bộ bị kỷ luật (ngƣời) Tỷ lệ (%) Cán bộ đƣợc khen thƣởng (%) Cán bộ bị kỷ luật (%) 2011 94 21 0 22,3 0 2012 101 22 0 21,8 0 2013 104 28 0 26,9 0

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo công tác thi đua khen thưởng của Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang)

Cán bộ thuế luôn ý thức được vai trò, trách nhiệm của cá nhân trong công tác quản lý thuế, không ngừng nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt công tác và giữ vững lập trường quan điểm trước những cám dỗ vật chất trong quá trình thực hiện quản lý. Kết quả là số cán bộ được khen thưởng từ 20% đến dưới 27% và không có cán bộ bị kỷ luật. Năm 2011, có 21 cán bộ được khen thưởng, đạt tỷ lệ 22,3% trên tổng số cán bộ của Văn phòng Cục Thuế. Năm 2012, có 22 cán bộ được khen thưởng, đạt 21,8% và năm 2013 có 28 cán bộ được khen thưởng, đạt 26,9%.

Bảng 3.22. Bảng tổng hợp thành tích của các phòng chức năng từ năm 2011 đến năm 2013

Phòng Thành tích đạt đƣợc

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Phòng Tuyên truyền hỗ trợ NNT Bằng khen Bộ tài chính Giấy khen Tổng cục Thuế Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Phòng Kê khai và kế toán thuế Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Giấy khen Tổng cục Thuế Bằng khen Bộ Tài chính Phòng Quản lý nợ Giấy khen Tổng cục Thuế Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Giấy khen của Cục Thuế

Phòng Kiểm tra thuế

Giấy khen Tổng cục Thuế Bằng khen Bộ Tài chính Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Phòng

Thanh tra thuế

Giấy khen Tổng cục Thuế

Bằng khen Ủy ban nhân dân tỉnh

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo công tác thi đua khen thưởng của Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang)

Trong công tác chuyên môn, các cán bộ làm ở cả 4 bộ phận chức năng cơ bản đều ý thức được vai trò, nhiệm vụ quan trọng của mình trong công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế tài nguyên nói riêng, không ngừng nỗ lực trong công tác thuế và đã đạt được những thành tích đáng kể.

Các cán bộ thuế luôn cập nhật các chính sách pháp luật mới về thuế tài nguyên, luôn chủ động đăng ký tham gia các buổi tập huấn chính sách thuế mới và tham gia các khoá đào tạo nghiệp vụ do Tổng cục Thuế tổ chức như các lớp Kế toán, các lớp Thanh tra, kiểm tra,... Việc chủ động học tập, trau dồi kiến thức và các kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cùng với sự tận tâm trong công việc đã giúp cho các bộ phận đạt được nhiều thành tích trong công tác thuế.

3.2.4. Công tác phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc quản lý thuế tài nguyên

Thuế tài nguyên bản chất là khoản thu của Nhà nước, đánh vào hoạt động khai thác khoáng sản. Do đó, công tác quản lý thuế tài nguyên gắn liền với công tác quản lý khoáng sản. Để quản lý có hiệu quả thuế tài nguyên, cơ quan thuế phải có mối liên hệ công tác, phối kết hợp với các cơ quan hữu quan có thẩm quyền và trách nhiệm trong việc quản lý khoáng sản. Có rất nhiều các cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao thẩm quyền và trách nhiệm quản lý khoáng sản như Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân các cấp, Đài báo của tỉnh,... dưới sự chỉ đạo chung của Ủy ban nhân dân tỉnh. Xét trên giác độ quản lý thuế, thì cơ quan thuế cần thiết phải có sự phối kết hợp hoạt động với Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Đài báo của tỉnh và giữa các cơ quan trong ngành tài chính như Kho bạc Nhà nước, Hải quan, Ngân hàng... để quản lý có hiệu quả thuế tài nguyên.

Theo quy định của pháp luật về khoáng sản, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản ở cấp Trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường, ở cấp địa phương là Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang là cơ quan ra quyết định cấp giấy phép khai thác khoáng sản, nhưng Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan trực tiếp giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định. Giấy phép khai thác khoáng sản là điều kiện bắt buộc để đơn vị có thể tiến hành khai thác khoáng sản trên địa bàn và từ đó phát sinh nghĩa vụ thuế tài nguyên với Nhà nước. Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang, một mặt tiếp nhận hồ sơ đăng ký MST hoặc từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Tuyên Quang đối với các đơn vị do Sở Kế hoạch Đầu tư cấp giấy đăng ký kinh doanh, hoặc do NNT chuyển đến đối với các trường hợp khác để cấp MST và phân cấp quản lý cho các phòng ban, chi cục quản lý theo quy định.

Mặt khác, phối hợp cùng Sở Tài nguyên Môi trường để theo dõi về việc đơn vị đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản, đã tiến hành khai thác khoáng sản trên địa bàn nhưng chưa thực hiện kê khai thuế tài nguyên; hoặc đơn vị chưa được cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhưng đã phát sinh doanh thu và kê khai thuế tài nguyên để xử lý theo quy định. Công tác quản lý thuế tài nguyên hiệu quả, không chỉ xét riêng về mặt đảm bảo số thu vào NSNN mà còn góp phần bảo vệ, giữ gìn nguồn tài nguyên khoáng sản của quốc gia.

Trong quá trình kiểm tra theo dõi việc chấp hành nghĩa vụ thuế của đơn vị khai thác tài nguyên, nếu phát hiện thấy có những dấu hiệu vi phạm quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản do Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp, cũng đề đạt, kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh, hoặc qua Sở Tài nguyên Môi trường để có biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời. Thực tế tại Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang, chưa có phát sinh việc phải kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh hay Sở Tài nguyên Môi trường về việc vi phạm quy định trong giấy phép khai thác của đơn vị do cơ quan thuế phát hiện.

Theo quy định trong Luật thuế tài nguyên, giá tính thuế tài nguyên trong các trường hợp không được thấp hơn giá tính thuế do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định, đối với các trường hợp không đủ căn cứ xác định giá tính thuế, thì áp dụng giá tính thuế là mức giá do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định. Chính vì vậy, giá tính thuế do Uỷ ban nhân dân tỉnh đưa ra là rất quan trọng đối với việc xác định số thuế tài nguyên phải nộp vào NSNN, sẽ là căn cứ để các đơn vị khai thác tài nguyên trên địa bàn tính toán và xác định đúng giá bán sản phẩm tài nguyên của mình, từ đó tính ra số thuế tài nguyên phải nộp tương ứng. Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang hàng năm đều kiểm tra, rà soát giá tính thuế tài nguyên của các đơn vị dựa trên Bảng giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh đưa ra và có đề xuất lên Ủy ban nhân dân tỉnh để điều chỉnh mức giá tính thuế đối với các loại tài nguyên khai thác trên địa bàn.

Bảng 3.23: Văn bản phối hợp với Sở Tài chính đề xuất lên Ủy ban nhân dân tỉnh thay đổi mức giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Năm

Tờ trình của Sở Tài chính gửi UBND tỉnh

(số)

Quyết định ban hành giá tính thuế tài nguyên của Uỷ ban nhân dân tỉnh (số)

2010 1670/TTr-STC Quyết định số 14/QĐ-UBND 2012 466/TTr-STC Quyết định số 492/QĐ-UBND

(Nguồn: Tác giả thu thập từ ứng dụng Quản lý công văn của Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang)

Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 22/01/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc ban hành bảng giá tính thuế tài nguyên đối với các loại tài nguyên khai thác trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã xem xét đề nghị của Sở Tài chính tỉnh Tuyên Quang theo Tờ trình số 1670/TTr-STC ngày 25/12/2010 về việc đề nghị UBND tỉnh phê duyệt phương án giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Sau đó, trong quá trình thực hiện, giá bán đơn vị tài nguyên có những biến động lớn, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang đã chủ động phối hợp cùng với Sở Tài chính để lập tờ trình số 466/TTr-STC ngày 30/11/2012, đề xuất giá tính thuế tài nguyên mới đề nghị lên Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ra Quyết định số 492/QĐ-UBND ngày 28/12/2012, về việc Ban hành bảng giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Quyết định này thay thế quyết định số 14/QĐ-UBND. Những thay đổi về mức giá tính thuế tài nguyên khoáng sản do Uỷ Ban nhân dân tỉnh đưa ra để phù hợp với những thay đổi của chính sách pháp luật thuế tài nguyên, đồng thời cập nhật với những biến động của giá cả thị trường. Điều này tạo thuận lợi cho Cục Thuế Tuyên Quang xác định giá tính thuế tài nguyên với từng đơn vị khai thác, để từ đó xác định nghĩa vụ thuế tài nguyên theo đúng quy định.

Chính sách thuế tài nguyên từ năm 2010 đến nay có những thay đổi bước ngoặt, đó là thời điểm Luật thuế tài nguyên có hiệu lực vào tháng 7 năm 2010 khi Bộ Tài chính ra Thông tư số 105/2010/TT-BTC ngày 23/7/2010 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế tài nguyên. Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của các chính sách pháp luật mới về thuế tài nguyên, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang đã chủ động phối hợp cùng với các cơ quan Báo Tuyên Quang, Đài phát thanh và truyền hình của tỉnh, huyện, thành phố, loa truyền thanh cơ sở; Bản tin sinh hoạt chi bộ của Ban tuyên giáo tỉnh uỷ; Ban dân vận Tỉnh uỷ, Bản tin Tư pháp của Sở Tư pháp, các tổ chức đoàn thể quần chúng để đưa nhiều tin, bài về chính sách thuế mới. Đan xen cùng với các chính sách thuế nói chung, các chính sách thuế tài nguyên mới cũng được các cơ quan truyền thông trong tỉnh cùng phối hợp tuyên truyền, phổ biến tới người dân, trong đó có các đơn vị khai thác tài nguyên nắm được và thực hiện.

Với các cơ quan thuộc ngành tài chính đặt tại địa phương như Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chi cục Hải quan tỉnh, các Ngân hàng trên địa bàn, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang vẫn đang tiếp tục phối hợp quản lý theo Dự án “Hiện đại hóa quy trình thu, nộp thuế giữa cơ quan Thuế, Kho bạc, Hải quan, Tài

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại cục thuế tỉnh tuyên quang (Trang 76 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)