Hàng tồn kho

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại hợp tác xã công nghiệp nhật quang (Trang 68 - 69)

Qua việc phân tích vốn hàng tồn kho tại HTX, ta nhận thấy hiện nay giá trị hàng tồn kho chiếm tỷ lệ rất lớn tới 49% trong tổng giá trị TSNH. Vì vậy, việc quản lý và sử dụng hàng tồn kho được hiệu quả là một công tác vô cùng quan trọng trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại HTX. Dưới đây là một số yêu cầu nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý hàng tồn kho tại HTX:

- Đối với nguyên vật liệu: hiện nay chiếm tỷ trọng nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng tổng giá trị hàng tồn kho của HTXlà khá lớn, nên trước mỗi kỳ sản xuất cần phải lập kế hoạch nguyên vật liệu sao cho hợp lý, xác định trước nên mua với số lượng bao nhiêu là đủ, số lần mua và số lượng của mỗi lần là bao nhiêu để tránh tình trạng dư thừa hay thiếu hụt trong sản xuất.

- Đối với chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: trong những năm qua hàng tồn kho quay vòng khá chậm chủ yếu là do nhân tố sản xuất kinh doanh dở dang của HTX là quá lớn và chiếm tỷ trọng cao trong giảm tổng giá trị hàng tồn kho. Vì vậy, trong thời gian đến để nâng cao hiệu quả, quản lý hàng tồn kho, ở mỗi kỳ sản xuất phải tính toán xác định chính xác và cân đối giá trị của các khâu sản xuất để làm cho hoạt động sản xuất diễn ra nhịp nhàng, hiệu quả tránh tình trạng ứ đọng làm hàng tồn kho quay chậm hơn, hay làm gián đoạn, sản xuất.

- Cân đối với thành phẩm: để giảm lượng thành phẩm hàng tồn kho, ngoài việc thực hiện các đơn đặt hàng đã được ký kết trước, HTX cần có chính sách dự trữ hợp lý, mặc khác cần dự đoán chính xác nhu cầu về sản phẩm tiêu thụ trong kỳ, tăng cường các chính sách bán hàng hiệu quả, đồng thời mở rộng thị trường lớn hơn nữa, nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm từ đó sẽ làm lượng thành phẩm hàng tồn kho giảm và hàng tồn kho quay nhanh hơn.

Ngoài ra HTX nên áp dụng mô hình quản lý hàng tồn kho ABC vì đây là một mô hình phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của HTX. Tiêu chuẩn để xếp các loại hàng tồn kho vào các nhóm là:

Nhóm A: bao gồm những hàng hóa có giá trị hàng năm chiếm 50% so với tổng giá trị tồn kho, trong khi đó số lượng chỉ chiếm khoảng 10% lượng hàng tồn kho.

Nhóm B: bao gồm những hàng hóa có giá trị hàng năm chiếm 35% so với tổng giá trị tồn kho, trong khi đó số lượng chỉ chiếm khoảng 30% lượng hàng tồn kho.

Nhóm C: bao gồm những hàng hóa có giá trị hàng năm chiếm 15% so với tổng giá trị tồn kho, trong khi đó số lượng chỉ chiếm khoảng 60% lượng hàng tồn kho.

Từ mô hình này có thể thấy được rằng nhóm A về mặt số lượng và giá trị chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đây là nhóm mặt hàng rất dễ bị giảm chất lượng dẫn đến giảm giá trị nếu để ngoài trời và khi không có những biện pháp bảo quản. Do đó nhóm A cần được quan tâm và quản lý cẩn thận.

Biểu đồ 3.1. Mô hình ABC

Đơn vị tính: % 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 0% 20% 40%% số lượng60% 80% 100% % giá trị A B C

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại hợp tác xã công nghiệp nhật quang (Trang 68 - 69)