Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại hợp tác xã công nghiệp nhật quang (Trang 32 - 35)

Khả năng sinh lợi là nhóm chỉ tiêu phản ánh một cách tổng quát năng lực kinh doanh, cho phép doanh nghiệp đánh giá được tình trạng tang trưởng, giúp doanh nghiệp điều chỉnh lại cơ cấu tài chính và hoạch định chiến lược ngăn ngừa rủi ro ở mức độ tốt nhất, đề xuất hướng phát triển tương lai. Các hệ số doanh lợi là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như để so sánh hiệu quả sử dụng vốn cũng như mức lãi của doanh nghiệp cùng loại. Ta cần xác định một số chỉ số sau:

- Tỷ suất lơi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)

Lợi nhuận sau thuế ROE =

Vốn chủ sở hữu

Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng cho các chủ nhân của doanh nghiệp đó. Tỷ suất doanh lợi chủ sở hữu là chỉ tiêu để đánh giá mục tiêu đó và cho biết một đồng vốn chủ sở hữu bình quân tham gia vào kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần.

Nếu ROE quá lớn so với ROA chứng tỏ vốn tự có của công ty chiếm tỷ trong nhỏ so với tổng nguồn vốn. Việc huy động vốn quá nhiều có thể ảnh hưởng đến độ lành mạnh trong kinh doanh của công ty tài chính.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Lợi nhuận sau thuế ROA =

Tổng tài sản

Chỉ số ROA cho nhà phân tích thấy được khả năng bao quát của công ty trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản. Nói cách khác, ROA giúp nhà phân tích xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản. ROA lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty tốt, công ty có cơ cấu tài sản hợp lý, công ty có sự biến động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trước những biên động của nền kinh tế.

Nếu ROA quá lớn nhà phân tích sẽ lo lắng vì rủi ro luôn song hành với lợi nhuận. Vì vậy, việc so sánh ROA giữa các kỳ hạch toán đối chiếu với sự di chuyển của các loại tài sản, nhà phân tích có thể rút ra nguyên nhân thành công hoặc thất bại của công ty.

Chỉ số ROA cho nhà phân tích thấy được khả năng bao quát của công ty trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản. Nói cách khác, ROA giúp nhà phân tích xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản. ROA lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty tốt, công ty có cơ cấu tài sản hợp lý, công ty có sự biến động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trước những biên động của nền kinh tế.

Nếu ROA quá lớn nhà phân tích sẽ lo lắng vì rủi ro luôn song hành với lợi nhuận. Vì vậy, việc so sánh ROA giữa các kỳ hạch toán đối chiếu với sự di chuyển của các loại tài sản, nhà phân tích có thể rút ra nguyên nhân thành công hoặc thất bại của công ty.

Ngoài ra, ta có thể xét thêm hai chỉ số lợi nhuận sau thuế trên tài sản dài hạn và lợi nhuận sau thuế trên tài sản ngắn hạn.

- Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn:

LNST Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn =

TSNH

Tỷ số này cho ta biết được cứ đầu tư 1 đồng tài sản ngắn hạn sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ đó. Tỷ suất này cao, thể hiện được hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn hiệu quả và ngược lại. Như chúng ta thấy tài sản ngắn hạn có thời gian sống là dưới 1 năm, lợi nhuận được tính toán theo kỳ kế toán (thông thườn g1 năm), việc xét tỷ lệ này rất quan trọng thế hiện được những gì đầu tư hàng năm của doanh nghiệp có phù hợp với lợi nhuận đạt được hay không, đặc biệt đối với những doanh nghiệp chủ đạo về thương mại.

- Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn:

LNST Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn =

Tương tự như chỉ số trên, tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn cho ta thấy được nếu đầu tư 1 đồng tài sản dài hạn thì ta sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Điều đó cũng có nghĩa là tỷ số này càng cao, càng chứng tỏ việc quản lý tài sản dài hạn của doanh nghiệp có hiệu quả và ngược lại.

Dựa vào công thức ta có thể thấy, thông thường trong một giai đoạn tỷ số này tăng lên thì tốt, nhưng chúng ta cũng cần xem xét một cách kỹ lưỡng để biết được nguyên nhân tăng hoặc giảm đó là tốt hay xấu. Ví dụ: nếu trong thời kỳ nền kinh tế khó khăn làm cho EAT giảm, doanh nghiệp cũng cắt giảm đầu tư sửa chữa TSDH, tuy nhiên nếu việc EAT giảm nhanh hơn so với việc giảm của TSDH, doanh nghiệp cần xem xét chiến lược kinh doanh để có quyết định đúng đắn hơn trong bước phát triển tiếp theo.

- Lợi nhuận doanh thu (Lợi nhuận biên – ROS)

Phản ánh trong một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ có mấy đồng lợi nhuận cho chủ sở hữu.

LNST ROS =

DT thuần

Nhìn chung tỷ suất này cao là tốt, nhưng không phải lúc nào giá trị của nó cao cũng là tốt vì tỷ suất này cao do giá thành giảm thì tốt nhưng nó cao do giá bán tăng lên trong trường hợp cạnh tranh không đổi thì không tốt vì tính cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ bị giảm dẫn đến việc tiêu thụ giảm, từ đó làm cho doanh thu và lợi nhuận cũng giảm theo. Vì vậy, để đánh giá chỉ tiêu này được chính xác thì phải đặt nó trong một ngành cụ thể và so sánh nó với năm trước và chỉ tiêu của ngành.

Kết luận Chương I:

Chương I đã trình bày một cách khái quát về cơ sơ lý luận chung về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong HTX. Dựa vào nhưng cơ sở lý luận đó ta có thể hiểu được tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh trong HTX và nắm bắt được các chỉ tiêu, cũng như các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Từ đó ta có thể phân tích, đánh giá được tình hình hoạt động của HTX là tốt hay xấu, để có những giải pháp kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong HTX

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI HỢP TÁC XÃ CÔNG NGHIỆP NHẬT QUANG

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại hợp tác xã công nghiệp nhật quang (Trang 32 - 35)