Bảng 2.4: Tình hình diễn biến tài sản của HTX Nhật Quang giai đoạn 2011 – 2013 ĐVT: Triệu đồng 2012/2011 2013/2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Lượng (Trđ) Tỷ trọng Lượng (Trđ) Tỷ trọng Tổng Tài sản 10.350 9.679 8.953 (671) (6%) (726) (8%) I. TSLĐ & ĐTNH 1.992 1.841 1.637 (152) (8%) (204) (11%) Tiền 888 590 438 (299) (34%) (151) (26%)
Các khoản phải thu 180 360 390 181 101% 30 8%
Hàng tồn kho 922 888 806 (34) (4%) (83) (9%) TSLĐ khác 2 2 2 70 0% 0 0% II.TSCĐ& ĐTNH 8.358 7.838 7.316 (520) (6%) (522) (7%) TSCĐ 8.358 7.838 7.316 (520) (6%) (522) (7%) Nguyên giá 9.831 9.873 9.913 42 40 Khấu hao (1.473) (2.035) (2.597) 562 38.18% 562 27.62% (Nguồn: Phòng kế toán)
Nhìn tổng quát, tài sản của doanh nghiệp có xu hướng giảm. Năm 2012 giảm 671 triệu đồng tương đương 6% so với năm 2011, đến năm 2013 giảm còn 8.953 triệu đồng, về lượng đã giảm đi 726 triệu đồng so với năm 2012 tương đương 8%. Dựa vào bảng dưới đây ta có thể thấy được sự giảm này do đồng thời cả giá trị tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn giảm.
Giá trị tài sản ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn giảm khá mạnh trong giai đoạn qua. Việc giảm này, một phần do có sự giảm mạnh trong dữ trữ tiền mặt của HTX. Luôn duy trì mức tiền mặt ở con số khá lớn (400 – 900 triệu đồng) HTX đặc biệt quan tâm tới khả năng thanh toán tiền mặt đối với đối tác, giữ uy tín. Tuy nhiên việc giữ một số lượng lớn tiền mặt sẽ khiến cho việc phí phạm vốn, sau khi xây dựng đủ uy tín, HTX đã giảm trữ lượng tiền mặt mạnh, chuyển giá trị tài sản ngắn hạn từ tiền sang các loại hàng hoá khác như thành phẩm và bán thành phẩm nhựa và các vật dụng bằng nhựa.
Trong giai đoạn trước đó, từ năm 2008 – 2010, nguyên liệu đầu vào như PVC, POD, hạt PET (90% nhập khẩu từ nước ngoài) đã “gồng mình” tăng giá mạnh, giảm trong các năm tiếp đó. Một phần của diễn biến này cũng ảnh hưởng tới diễn biến giá trị tài sản ngắn hạn của HTX. Năm 2012 giảm tới 8% xuống còn 1.841 triệu đồng, tương đương với giảm 152 triệu. Trong số đó giảm do tiền giảm tới 229 triệu đồng tương đương giảm 34%, khoản phải thu lại tăng lên, hàng tồn kho giảm đi. Tương tự như vậy đến năm 2013, tài sản ngắn hạn tiếp tục giảm tới 11% xuống còn 1.637 triệu đồng, do tiền tiếp tục giảm mạnh tới 26%, khoản phải thu tiếp tục tăng nhẹ và hàng tồn kho giảm. HTX đã đưa toàn bộ hàng hoá như ống nhựa PVC, mũ bảo hiểm… tiêu thụ và ký gửi, làm cho số lượng thành phẩm trong kho giảm đi. Tuy nhiên, phần lớn bạn hàng chưa thanh toán làm cho khoản phải thu tăng lên nhanh chóng. Từ đây ta có thể thấy chiến lược kinh doanh của công ty là tránh ứng đọng vốn ở hàng tồn kho, cấp tín dụng cho khách hàng để đẩy mạnh doanh số làm cho khoản phải thu liên tục tăng. Áp dụng chiến lược này sẽ làm cho khả năng cung ứng thành phẩm trong những trường hợp cấp bách giảm xuống, tránh ứng đọng vốn, tăng khả năng liên kết với bạn hàng, đồng hợp gặp nhiều rủi ro trong vấn đề thanh khoản hơn.
Trong giai đoạn này, doanh nghiệp hầu như không có việc đầu tư vào tài sản nhà xưởng, dây truyền máy móc như máy cán nhựa, máy làm mát, máy cắt ống,… Giá trị tài sản giảm do phải trích khấu hao hàng kỳ. Bình quân tài sản dài hạn có xu hướng giảm ổn định 6% tới 7% trong giai đoạn này. Cụ thể năm 2011 đạt 8.538 triệu đồng, tới năm 2013 giảm xuống còn 7.316 triệu đồng, nguyên nhân chính là do tài sản cố định giảm.
Bảng 2.5 : Bảng tình hình tài sản của HTX Nhật Quang theo chiều dọc giai đoạn 2011 -2013
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng Tài sản 100% 100% 100%
I. TSLĐ & ĐTNH 19% 19% 18%
- Các khoản phải thu 2% 4% 4%
- Hàng tồn kho 9% 9% 9%
- TSLĐ khác 0% 0% 0%
II. TSCĐ & ĐTNH 81% 81% 82%
- TSCĐ 81% 81% 82%
HTX Nhật Quang là doanh nghiệp thương mại sản xuất thuộc ngành nhựa, chính vì vậy tài sản cố định cũng chiếm một tỉ trọng lớn trong cơ cấu tài sản. Dựa vào bảng diễn biến tình hình tài sản của HTX này có thể thấy, HTX đang duy trì khá ổn định tỷ trọng giữa tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn, luôn trong cơ cấu tài sản ngắn hạn 19% - 18% và tài sản dài hạn 81% - 82%. Các thành phần cấu thành nên tài sản ngắn hạn, tỷ trọng cũng có xu hướng ổn định. Việc giữ được cơ cấu ổn định tương đối như vậy sẽ khiến cho HTX quản lý tài sản tốt hơn cũng như không bị hao hụt về tài sản. Tuy nhiên việc cơ cấu tài sản không thay đổi trong thời gian dài, chưa thấy sự đột phá trong hiệu quả sản xuất, HTX cũng nên xem xét lại xem cơ cấu tài sản có phù hợp với định hướng phát triển hay không?
2.2.1.4 Tình hình diễn biến nguồn vốn.
Bảng 2.6: Thực trạng diễn biến nguồn vốn theo chiều ngang của HTX Nhật Quang trong giai đoạn 2011 – 2013
ĐVT: Triệu đồng 2012/2011 2013/2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tuyệt đối Tỷ trọng Tuyệt đối Tỷ trọng Nguốn vốn 10.350 9.679 8.9534 (671) (6%) (726) (8%) I. Nợ phải trả 9.752 8.107 7.314 1.645) (17%) (792) (10%) 1. Nợ ngắn hạn 373 533 499 160 43% (33) (6%) -Vay ngắn hạn 0 0 0 0 0 0 0 -Phải trả nhà cung cấp 336 507 438 170 50.6% (68) (13.41) -Phải trả khác 36 26 61 (10) 27.78% 35 134.61% 2. Nợ dài hạn 9.379 7.574 6.815 (1.805) (19%) (759) (10%) II. Nguốn vốn chủ sở hữu 598 1.572 1.638 973 163% 66 4% - LNST 198 197 66 (1) (0.5%) (131) (66.5%) (Nguồn: Phòng kế toán) HTX Nhật Quang đã có hướng điều chỉnh khá tốt theo chiều hướng chung của nền kinh tế, giảm thiểu rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. Nợ phải trả của doanh nghiệp giảm một cách mạnh mẽ. Năm 2012 giảm 17% so với năm 2011, năm 2013 giảm tới 10% so với năm 2012 giữ ở mức 7,314 triệu đồng.
Nợ ngắn hạn của HTX chiếm chủ yếu trong phải trả người bán, một phần rất nhỏ trong đó là phả trả khác. Phải trả người bán chiếm tới 3%-5% trong tổng nguồn vốn, có xu hướng tăng lên. HTX được các chủ hàng cung cấp nguyên liệu đầu vào như vật liệu PVC, POD, hạt nhựa PET….tin tưởng, cấp hàng chịu (cấp tín dụng). HTX đã tạo được uy tín khá tốt trên thị trường kinh doanh.
Nợ dài hạn của HTX chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn (>75%) có xu hướng giảm mạnh. Trong đó đặc biệt, HTX đang có chiến lược giảm nợ các đơn vị, các tổ chức kinh tế có hoạt động cho thuê TSCĐ thuê tài chính phục vụ cho nhà xưởng, dây truyền máy móc sản xuất. Củng cố tiềm lực tài chính, tự chủ và giảm phụ thuộc vào bên cung cấp dịch vụ nhà xưởng. Đây là chiến lược dài hạn, hiện tại tỷ lệ nợ dài hạn quá lớn, tỷ lệ Vốn chủ sở hữu nhỏ, không thể giải quyết khi trường hợp xấu xảy ra, ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp.
Bảng 2.7: Thực trạng diễn biến nguồn vốn theo chiều dọc của HTX Nhật Quang trong giai đoạn 2011 – 2013
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 I. Nguốn vốn 100% 100% 100% I. Nợ phải trả 94% 84% 82% 1. Nợ ngắn hạn 4% 6% 6% - Vay ngắn hạn 0% 0% 0% - Phải trả nhà cung cấp 3% 5% 5% - Phải trả khác 0% 0% 1% 2. Nợ dài hạn 91% 78% 76%
II. Nguốn vốn chủ sở hữu 6% 16% 18%
LNST 1,91% 2% 0,74%
Nguồn vốn chủ sở chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn nhưng đang được cải thiện nhanh chóng. Năm 2011, tỷ trọng VCSH chỉ là 6% trong tổng nguồn vốn, đến năm 2013, con số này đã lên tới 18%. Có thể thấy doanh nghiệp thức đang có một chiến lược cải thiện cơ cấu nguồn vốn hợp lý.
2.2.2 Phân tích cân đối tài sản – nguồn vốn
HTX Nhật Quang là một chủ thể tham gia vào cả hoạt động sản xuất và hoạt động thương mại. Việc cân đối cơ cấu giữa tài sản và nguồn vốn sẽ phải hài hoà để cơ cấu đó là bền vững nhất.
Dựa vào biểu đồ dưới đây ta có thể thấy trong cơ cấu nguồn vốn, phần lớn nguồn vốn là Nợ phải trả, và nợ dài hạn lại chiếm một phần tương đối lớn, khoảng hơn 80%. Vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn luôn bù đắp đủ cho việc đầu tư vào tài sản cố định. có thể nói đây là một cơ cấu tài chính vững chắc, doanh nghiệp đang có chiến lược nguồn vốn và tài sản tốt. được về Tài sản, tỷ trọng của TSCĐ chiếm phần lớn, doanh nghiệp đã đầu tư cơ sở hạ tầng trang thiết bị nhà xưởng máy móc dây truyền để thực hiện công việc sản xuất, bên cạnh đó TSLĐ cũng chiếm phần để hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh thương mại như mở cửa hàng phân phối các sản phẩm như ống nước PVC, mũ bảo hiểm, bảo hộ.
Xét đến nguồn vốn thường xuyên (hay còn gọi là vốn Lưu động ròng) tham gia kinh doanh, đó là nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp có thể sẵn sàng tham gia vào việc kinh doanh ngắn hạn của doanh nghiệp. Từ biểu đồ cho thấy nguồn vốn LĐTX luôn lớn hơn 0, doanh nghiệp có đủ nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư cho tài sản ngắn hạn. Năm 2011 vốn LĐTX đạt con số 1.6 tỷ đồng đến năm 2013 đã giảm 29.62% giữ là mức 1.14 tỷ đồng. Vốn lưu động giảm, điều này đồng nghĩa
với việc doanh nghiệp có ít tiền hơn để thanh toán cho các nghĩa vụ nợ ngắn hạn, điều này có thể tác động gián tiếp, và thường khó lường trước, đến vận hành trong tương lai của doanh nghiệp. Một cách trực quan ta cũng có thể thấy doanh nghiệp đã cắt giảm lượng tiền mặt. Ban lãnh đạo nên cân nhắc tổng thể để có quyết định đúng đắn trong chiến lược kinh doanh
Biểu đồ 2.2: Thực trạng diễn biến Vốn LĐR của HTX Nhật Quang giai đoạn đoạn 2011- 2013
Từ những phân tích trên cho thấy doanh nghiệp đang duy trì một cơ cấu tài sản nguồn vốn cân đối, luôn có nguồn vốn thường xuyên sẵn sàng tham gia hoạt động kinh doanh thường xuyên. Với cơ cấu tài sản nguồn vốn trên phù hợp với hình thức hoạt động của doanh nghiệp là song song trong việc vừa sản xuất và vừa tham gia hoạt động thương mại
2.2.3 Thực trạng khả năng tạo vốn và sử dụng vốn của HTX Nhật Quang
Có thể nói vấn đề cốt lõi cho toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quay quanh cốt lõi là tạo vốn từ đâu và sử dụng vốn như thế nào? Một chiến lược tạo vốn và sử dụng vốn tốt sẽ được đánh giá qua sự hài hoà và hợp lý của cơ cấu tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp đó. Để đánh giá được khả năng sử dụng vốn và tạo vốn của HTX Nhật Quang ta xem xét bảng dưới đây: 1992 1841 1636 9752 8107 7314 1619 1308 1137 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 2011 2012 2013 TSNH Nợ NH VLĐR
Bảng 2.8: Thực trạng diễn biến luồng tiền tại HTX Nhật Quang giai đoạn 2011 -2013 ĐVT: Triệu đồng 2012 2013 Chỉ tiêu Sử dụng vốn Tạo vốn Sử dụng vốn Tạo vốn Phần I. Tài sản I. TSLĐ & ĐTNH 332 181 234 30 - Tiền 299 151
- Các khoản phải thu 181 30
- Hàng tồn kho 34 83 - TSLĐ khác 70 0 II. TSCĐ & ĐTNH 0 604 0 602 - TSCĐ 42 40 - Khấu hao 562 562 Phần II. Nguốn vốn 1.816 1.321 828 430 I. Nợ phải trả 1.816 347 828 69 1. Nợ ngắn hạn 160 33 - Vay ngắn hạn 0 0 - Phải trả nhà cung cấp 187 68 - Phải trả khác 11 35 2. Nợ dài hạn 1.805 759
II. Nguốn vốn chủ sở hữu 579 92
Tổng 1.849 1.849 910 910
ĐVT: Triệ u đồng ( Nguồn: Phòng kế toán)
Trong năm 2012 doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vốn để làm tăng giá trị của TSLĐ và ĐTNH lên 332 triệu đồng so với đầu kỳ. Cấu thành nên con số này là việc sử dụng vốn để cấp tín dụng cho khách hàng làm tăng 180 triệu đồng các Khoản phải thu, đồng thời giảm hàng tồn kho tới 34 triệu đồng. Nguồn vốn được lấy từ việc trích khấu hao từ tài sản cố định 42 triệu đồng, đồng thời tăng vốn chủ
sở hữu 579 triệu đồng và giảm vốn phụ thuộc vào chủ nợ. Chiến lược luân chuyển vốn linh hoạt để giảm mạnh sự lệ thuộc vào chủ nợ được doanh nghiệp áp dụng triệt để. Doanh nghiệp đã giảm tới 1.8 tỷ nợ dài hạn trong giai đoạn này, được bù đắp phần lớn nhờ vốn chủ sở hữu. Chiến lược này đã tạo “độ vững” cho doanh nghiệp trong nền kinh tế khó khăn.
Tình hình nền kinh tế trong năm 2013 tiếp tục diễn biến khó khăn, HTX tiếp tục chiến lược đầu tư và sử dụng vốn tương tự như năm 2012. Một cái nhìn tổng thể Doanh nghiệp đầu tư mạnh vào Khoản phải thu và giảm mạnh các khoản nợ. Nguồn vốn tiếp tục được dịch chuyển từ đầu tư cho Hàng tồn kho, chuyển qua đầu tư cho Khoản phải thu (khoảng 30 triệu). Về Tài sản cố định, doanh nghiệp không tài trợ thêm, tiến hành trích hấu khao tạo vốn đầu tư (gia tăng thêm vào nguồn vốn 40 triệu đồng). Trong giai đoạn này doanh nghiệp đã sử dụng hết tối đa công suất của hệ dây truyền máy móc, giảm chi phí mạnh, dựa vào chính tiềm lực tài chính của mình để tạo nên nền tảng vững chắc. Đồng thời giảm mạnh các hoạt động vay vốn, cắt giảm một giá trị lớn khoản nợ, đặc biệt nợ dài hạn, củng cố hơn nữa mức độ bền vững tài chính của doanh nghiệp.
Có thể thấy sự luân chuyển của dòng tiền trong doanh nghiệp khá hợp lý và phù hợp với điều kiện phát triển bên trong lẫn bên ngoài của HTX.
2.2.4 Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính
2.2.4.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
Nếu chỉ phân tích đến con số tuyệt đối của khoản nợ phải trả của HTX Nhật Quang có lẽ sẽ có một cái nhìn phiến diện tới doanh nghiệp này. Một con số nợ khá lớn, chủ nợ băn khoăn về khả năng thanh toán của HTX, nhìn bảng tổng hợp khả năng thanh toán ta cùng đi phân tích:
Bảng 2.9: Thực trạng diễn biến khả năng thanh toán của HTX Nhật Quang giai đoạn 2011 -2013
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Khả năng thanh toán ngắn hạn (lần) 5,34 3,45 3,28
Khả năng thanh toán nhanh (lần) 2,86 1,78 1,66
Khả năng thanh toán tức thời (lần) 2,38 1,11 0,88
Khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp vào năm 2011 đạt mức khá cao, cứ 1 đồng nợ thì có 5,34 đồng tài sản ngắn hạn sẵn sàng chuyển đổi thành tiền để thanh toán, đến năm 2012 con số đã giảm và có xu hướng duy trì ở mức ổn định, năm 2013 là cứ mỗi đồng nợ sẽ có 3.28 đồng tài sản ngắn hạn sẵn sàng chuyển thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn. Tương tự như khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp ở mức khá tốt, luôn hơn hơn 1.5, có nghìa là mỗi đồng nợ ngắn hạn sẽ có hơn 1.55 đồng tài sản ngắn hạn tính thanh khoản cao (không bao gồm Hàng tồn kho) sẵn sàng tham gia thanh toán. Nguyên nhân của việc này là do, HTX có cơ cấu nợ ngắn hạn nhỏ, chỉ có phải trả người bán nguyên vật liệu PVC, POD… với thời hạn thanh toán ngắn. Nên mặc dù, tỷ trọng của tài sản ngắn hạn nhỏ nhưng các loại khả năng thanh toán của doanh nghiệp cao.
Khả năng thanh toán tức thời cho ta biết biết khả năng tức thời đối với các khoản nợ ngắn hạn của HTX.Tỷ số này của HTX cũng khá cao, năm 2011 thì trung bình cứ 1 đồng nợ có tới hơn 2 đồng tiền có khả năng thanh toán ngay, giảm mạnh xuống còn 0.88 đồng có thể thanh toán ngay. Điều đó là do, tuy khoản phải thu đã được doanh nghiệp đẩy mạnh bán chịu cho khách hàng, tuy nhiên độ giảm trong dữ trữ tiền mặt cao hơn, khiến cho tỷ số này giảm nhanh chóng, phù hợp với trung bình ngành. Một cách khách quan thì đây là chiến lược đúng đắn, khi tạo được uy tín đối