Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của HTX

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại hợp tác xã công nghiệp nhật quang (Trang 64 - 75)

3.2.4.1. Các nhân tố khách quan

Thị trường cạnh tranh và đối tượng cạnh tranh

Theo đánh giá của Bộ Công thương, trong thời gian qua, ngành nhựa và đồ nhựa Việt Nam có tốc độ phát triển khá nhanh và đã trở thành một trong những ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam.

Cả nước có hơn 1.200 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành nhựa với khoảng 120.000 lao động, thuộc các ngành sản xuất bao bì nhựa, nhựa gia dụng, nhựa vật liệu xây dựng, nhựa kỹ thuật... Còn việc quy hoạch phát triển ngành nhựa Việt Nam đến năm 2015, phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp ngành nhựa đạt 78.500 tỷ đồng, năm 2020 đạt 181.577 tỷ đồng và tới năm 2025 là 390.000 tỷ đồng.

Tăng cường xuất khẩu: Mục tiêu tổng quát của quy hoạch là phát triển ngành nhựa Việt Nam thành ngành công nghiệp tiên tiến, sản xuất được những sản phẩm chất lượng cao, đa dạng hóa về chủng loại, mẫu mã, có tính cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, đáp ứng phần lớn nhu cầu của thị trường trong nước, có khả năngxuất khẩu những sản phẩm có giá trị gia tăng cao với sản lượng ngày càng cao

Môi trường chính trị- pháp luật

Sự ổn định của hệ thống chính trị, luật pháp, chính sách của một quốc gia có ảnh hưởng rất nhiều đến sự ổn định và khả năng phát triển của các ngành kinh tế nói chung. Ngành Nhựa Việt Nam cũng không nằm ngoài sự tác động đó. Trong Quyết định số 11/2004/QĐ-BCN ngày 17/2/2004 về Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nhựa Việt Nam đến năm 2010, Chính phủ đặt mục tiêu ưu tiên phát triển ngành Nhựa thành ngành kinh tế mạnh. Tiếp theo, trong Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục 10 ngành công nghiệp ưu tiên, mũi nhọn giai đoạn 2007- 2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển, ngành Nhựa cũng nằm trong danh sách các ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển. Điều này cho thấy ngành Nhựa sẽ được tạo nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động sản xuất cũng như xuất khẩu.

Mặc dù các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp nhựa đã được xây dựng và ban hành, nhưng hiện nay ngành Nhựa vẫn còn thiếu quy định của Nhà nước về việc nhập khẩu phế liệu sản xuất để tái sinh nhằm hạ giá thành đầu vào cho ngành Nhựa. Điều này cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc chủ động nguyên liệu đầu vào và giảm chi phí

Theo đánh giá của ông Phạm Trung Cang, Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam, thời điểm này các doanh nghiệp nhựa trong nước đang có nhiều cơ hội, ưu thế để xuất khẩu hàng vào các thị trường khó tính vì hàng nhựa Trung Quốc đang bị nhiều nước tẩy chay sau hàng loạt thông tin nhiều chủng loại hàng hóa của nước này có hóa chất độc hại. Ngày nay, nhiều siêu thị ở Mỹ, châu Âu đã bày bán sản phẩm nhựa do Việt Nam sản xuất, trong khi một hai năm trước đa số là hàng Trung Quốc. Thị trường Campuchia 10 năm trước bị hàng nhựa Thái Lan chiếm lĩnh, nay hàng Việt Nam cũng đã đẩy lùi sản phẩm của người Thái.

3.2.4.2 Các nhân tố chủ quan Bộ máy quản trị HTX

Ban quản trị HTX cũng đã nỗ lực trong hoạt động điều hành HTX trong năm qua. Ban giám đốc đã có những quyết định kịp thời và phù hợp trong công tác nhân sự của HTX, lựa chọn và cơ cấu lại nhân sự quản lý một cách hợp lý để nâng cao năng lực quản lý chung. Từ đó góp phần cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX càng ngày càng hiệu quả hơn.

Lao động

Trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự phát triển của đất nước và sự sống còn của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa được quan tâm đúng mức và còn tồn tại nhiều yếu kém, hạn chế.

HTX cần thêm chi phí để đào tạo nhằm nâng cao trình độ làm việc của người lao động, để họ có thể áp dụng những công nghệ khoa học tiến tiến trong việc sản xuất cũng như quản lý HTX, từ đó giúp đẩy nhanh tiến độ làm việc, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động góp phần thúc đẩy HTX phát triển.

Cơ sở vật chất kĩ thuật

Ngày nay công nghệ sản xuất luôn giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, thay đổi dây chuyền sản xuất trong mỗi doanh nghiệp là điều luôn được khuyến khích nhưng cũng phải tùy theo quy mô và tình đồng bộ của doanh nghiệp. Chính vì vậy trong quá trình phát triển, HTX đã thực hiện đầu tư thêm các dây chuyền sản xuất như dây chuyền sản xuất. Điều này là một lợi thế so với nhiều HTX trong ngành có công nghệ lạc hậu. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất của HTX, giúp rút ngắn thời gian sản xuất với số lượng thành phẩm lớn. Từ đó góp phần nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX.

3.3 Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh của HTX Nhật Quang

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt ở cả trong nước và nước ngoài như hiện nay, để đứng vững và phát triển mỗi doanh nghiệp phải tự tìm cho mình một hướng đi phù hợp trong từng giai đoạn, trên cơ sở thực tế của từng đơn vị của đất nước, của điều kiện và môi trường quốc tế. Với chiến lược đúng đắn, bản thân các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình những mục tiêu, kế hoạch và biện pháp cụ thể mang tính khả thi đảm bảo mang lại hiệu quả kinh doanh cao và đạt được những thành tựu cũng như lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp đối thử các trên thị trường.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu sự tác động tổng hợp của nhiều khâu, nhiều yếu tố. Cho nên muốn nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh phải giả quyết tổng hợp đồng bộ nhiều vấn đề, nhiều biện pháp có hiệu lực. Dưới đây là một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX Nhật Quang.

3.3.1. Tăng cường hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn 3.3.1.1 Quản lý các khoản phải thu 3.3.1.1 Quản lý các khoản phải thu

Tại HTX Nhật Quang các khoản phải thu ngắn hạn có sự gia tăng mạnh qua các năm. Do đặc thù của ngành sản xuất và chế tạo hàng tiêu dùng nhựa là chi phí nguyên vật liệu đầu vào chiếm tỷ trọng rất lớn trong chi phí sản xuất nên tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, trong đó, tài sản ngắn hạn chủ yếu là hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn.

Trong thời gian qua, mặc dù HTX đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn một cách hiệu quả hơn, HTXcó doanh thu tăng, lợi nhuận có tăng nhưng chậm. Kết quả cho thấy việc sử dụng tài sản ngắn hạn còn chưa cao. Để khắc phục tình trạng này, HTX cần đẩy nhanh công tác hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của HTX trong thời gian tới.

Thông thường, với mục tiêu tăng doanh thu, bộ phận bán hàng sẽ cố gắng dành nhiều ưu ái, trong đó có ưu đãi về tín dụng, cho khách hàng. Nếu quản lý các khoản tín dụng này không tốt, sẽ dẫn đến doanh thu trên sổ sách cao, nhưng hiệu quả kinh tế thấp và lượng thu tiền mặt cũng thấp.

Từ đó, HTX sẽ rơi vào tình trạng thiếu vốn lưu động. Ngoài ra, việc bộ phận dịch vụ khách hàng thường xuyên cập nhật sai hoặc thiếu chi phí cũng làm cho quá trình thanh toán kép dài. Đặc biệt, nếu HTX có các chính sách tín dụng dành cho khách hàng không rõ ràng, hoặc quá trình phê chuẩn tín dụng cho khách hàng phức tạp, cúng ảnh hưởng đến hiệu quả các khoản phải thu.

Có 3 quy trình liên quan đến khoản phải thu, đó là chuyển tiền, quản trị tín dụng khách hàng và thu tiền. Khi tiến hành cải tiến, HTX cần thực hiện cả 3 quy trình.

Chuyển tiền: Thay vì thực hiện thủ công, HTX nên áp dụng công nghệ thông tin, tự động hoá qui trình chuyển tiền. Điều này giúp HTX giảm bớt thời gian chờ xác nhận hoá đơn từ Ban Giám đốc và xác nhận thanh toán của khách hàng.

Quản trị tín dụng khách hàng: Trước hết, HTX cần có một chính sách tín dụng rõ ràng cho từng nhóm khách hàng. Ngoài ra, cập nhật và theo dõi lịch sử tín dụng của khách hàng cũng giúp giảm việc trì hoãn thanh toán. HTX có thể sử dụng hệ thống cho điểm tín dụng và phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro, để quyết định có nên cho khách hàng tiếp tục sử dụng tín dụng của mình hay không.

Thu tiền: Đòi tiền khách hàng luôn bị cho là một công việc nhàm chán, do đó, một số HTX đã có mức thưởng xứng đáng cho những nhân viên thu tiền hiệu quả. Ngoài ra, khi hoạt động thu tiền nội bộ quá tốn kém hoặc gặp những khách hàng khó chịu, một số công ty đã thuê công ty thu tiền chuyên nghiệp làm việc này.

Bên cạnh đó HTX cần có chính sách khuyến khích khách hàng thanh toán sớm, hoặc hợp tác với khách hàng trong việc giải quyết các khoản phải thu. Một số công ty sử dụng chiết khấu tiền mặt để khuyến khích khách hàng thanh toán trước ngày đến hạn.

Ngoài ra, HTX nên chủ động liên hệ với khách hàng sớm để làm việc về các khoản phải thu thay vì chờ đến ngày hoá đơn hết hạn thanh toán. Điều này không chỉ giúp HTX quản lý tốt các khoản phải thu mà còn duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.

3.3.1.2 Hàng tồn kho

Qua việc phân tích vốn hàng tồn kho tại HTX, ta nhận thấy hiện nay giá trị hàng tồn kho chiếm tỷ lệ rất lớn tới 49% trong tổng giá trị TSNH. Vì vậy, việc quản lý và sử dụng hàng tồn kho được hiệu quả là một công tác vô cùng quan trọng trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại HTX. Dưới đây là một số yêu cầu nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý hàng tồn kho tại HTX:

- Đối với nguyên vật liệu: hiện nay chiếm tỷ trọng nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng tổng giá trị hàng tồn kho của HTXlà khá lớn, nên trước mỗi kỳ sản xuất cần phải lập kế hoạch nguyên vật liệu sao cho hợp lý, xác định trước nên mua với số lượng bao nhiêu là đủ, số lần mua và số lượng của mỗi lần là bao nhiêu để tránh tình trạng dư thừa hay thiếu hụt trong sản xuất.

- Đối với chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: trong những năm qua hàng tồn kho quay vòng khá chậm chủ yếu là do nhân tố sản xuất kinh doanh dở dang của HTX là quá lớn và chiếm tỷ trọng cao trong giảm tổng giá trị hàng tồn kho. Vì vậy, trong thời gian đến để nâng cao hiệu quả, quản lý hàng tồn kho, ở mỗi kỳ sản xuất phải tính toán xác định chính xác và cân đối giá trị của các khâu sản xuất để làm cho hoạt động sản xuất diễn ra nhịp nhàng, hiệu quả tránh tình trạng ứ đọng làm hàng tồn kho quay chậm hơn, hay làm gián đoạn, sản xuất.

- Cân đối với thành phẩm: để giảm lượng thành phẩm hàng tồn kho, ngoài việc thực hiện các đơn đặt hàng đã được ký kết trước, HTX cần có chính sách dự trữ hợp lý, mặc khác cần dự đoán chính xác nhu cầu về sản phẩm tiêu thụ trong kỳ, tăng cường các chính sách bán hàng hiệu quả, đồng thời mở rộng thị trường lớn hơn nữa, nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm từ đó sẽ làm lượng thành phẩm hàng tồn kho giảm và hàng tồn kho quay nhanh hơn.

Ngoài ra HTX nên áp dụng mô hình quản lý hàng tồn kho ABC vì đây là một mô hình phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của HTX. Tiêu chuẩn để xếp các loại hàng tồn kho vào các nhóm là:

Nhóm A: bao gồm những hàng hóa có giá trị hàng năm chiếm 50% so với tổng giá trị tồn kho, trong khi đó số lượng chỉ chiếm khoảng 10% lượng hàng tồn kho.

Nhóm B: bao gồm những hàng hóa có giá trị hàng năm chiếm 35% so với tổng giá trị tồn kho, trong khi đó số lượng chỉ chiếm khoảng 30% lượng hàng tồn kho.

Nhóm C: bao gồm những hàng hóa có giá trị hàng năm chiếm 15% so với tổng giá trị tồn kho, trong khi đó số lượng chỉ chiếm khoảng 60% lượng hàng tồn kho.

Từ mô hình này có thể thấy được rằng nhóm A về mặt số lượng và giá trị chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đây là nhóm mặt hàng rất dễ bị giảm chất lượng dẫn đến giảm giá trị nếu để ngoài trời và khi không có những biện pháp bảo quản. Do đó nhóm A cần được quan tâm và quản lý cẩn thận.

Biểu đồ 3.1. Mô hình ABC

Đơn vị tính: % 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 0% 20% 40%% số lượng60% 80% 100% % giá trị A B C

3.3.2 Quản lý sử dụng và bảo dưỡng TSCĐ

Từ thực thế về TSCĐ của HTX cho thấy : TSCĐ của HTX đã được đổi mới và mua sắm thêm, nhưng trong thời gian tới HTX có thể áp dụng các biện pháp sau để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng TSCĐ :

- Thứ nhất: Tiếp tục duy trì khả năng khai thác toàn bộ TSCĐ hiện có vào hoạt động SXKD như hiện nay và tận dụng tối đa năng suất hiện có của nó. Hạn chế thời gian ngừng nghỉ của máy móc, phương tiện thi công. Đối với máy móc thi công trong thời gian chờ việc có thể cho thuê dưới hình thức cho thuê hoạt động tài chính.

- Thứ hai: Thanh lý, xỷ lý tài sản cố định không dùng đến: Hiện nay, do những nguyên nhân có thể là chủ quan chẳng hạn như bảo quản, sử dụng kém làm cho TSCĐ bị hư hỏng hoặc khách quan tạo ra như thay đổi nhiệm vụ sản xuất mà không cần dùng. Việc giữ nhiều TSCĐ không dùng đến sẽ dẫn đến vốn bị ứ đọng, gây lãng phí trong doah nghiệp. Do vậy, HTX cần xác định nguyên nhân dẫn đến việc ứ đọng

TSCĐ để nhanh chóng thanh lý những TSCĐ đó, đồng thời có kế hoạch điều phối TSCĐ không có nhiệm vụ sản xuất cho nơi khác sử dụng.

Thực hiện tốt giải pháp này sẽ giúp HTX:

+ Tránh được việc tồn đọng vốn, thu hồi được phần nào vốn đầu tư bỏ ra.

+ Tạo điều kiện để mua sắm những TSCĐ mới thay thế, nâng cao được năng lực sản xuất.

- Thứ ba: Hoàn thiện công tác trích khấu hao TSCĐ: Để đảm bảo có quỹ khấu hao để thực hiện tái đầu tư TSCĐ, ta có thể áp dụng các phương pháp khấu hao sau:

+ Đối với TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc : HTX sử dụng trong thời gian dài, hao mòn diễn ra khá đều đặn với tốc độ hao mòn chậm hơn các loại TSCĐ khác. Do đó, HTX nên sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng để tính khấu hao cho loại TSCĐ này.

+ Đối với TSCĐ là máy móc thiết bị văn phòng gồm dụng cụ, thiết bị quản lý,… HTXnên sử dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần để nhằm thu hồi vốn nhanh để đầu tư đổi mới TSCĐ đáp ứng nhu cầu của công tác quản trị vì hao mòn vô hình diễn ra rất nhanh do tác động mạnh mẽ của tiến bộ khoa học kỹ thuật.

3.3.3. Khai thác, huy động các nguồn vốn cho kinh doanh nhằm giảm thiểu nguồn vồn vay, tiết kiệm chi phí lãi vay vồn vay, tiết kiệm chi phí lãi vay

HTX cũng rất may mắn khi nhận được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước trong chính sách vay vốn và sự hỗ trợ rất lớn từ phía đối tác là các doanh nghiệp sản xuất trong ngành công nghiệp nhựa. Thông qua hợp đồng mua bán HTX thường được hỗ trợ về

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại hợp tác xã công nghiệp nhật quang (Trang 64 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)