Phân tích tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại hợp tác xã công nghiệp nhật quang (Trang 38 - 75)

2.2.1.1 Tình hình doanh thu

Doanh nghiệp cung cấp một số sản phẩm như ống như PVC, mũ bảo hiểm, phụ kiện nhà tắm. Đây chính là những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu và có giá trị không lớn, nên xét một cách khách quan, diễn biến tình hình kinh tế cũng ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh ít và một cách gián tiếp.

Dưới đây là bảng tổng hợp và so sánh loại doanh thu của doanh nghiệp theo chiều ngang trong giai đoạn từ năm 2011 – 2013

Bảng 2.1: Bảng thực trạng doanh thu của HTX Nhật Quang trong giai đoạn 2011 -2013

ĐVT: Triệu đồng Năm 2012/2011 Năm 2013/2012 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tuyệt đối Tương

đối (%) Tuyệt đối đối (%) Tương DT từ hoạt động SXKD 6.865 6.401 6.540 (464) (6,76) 139 2,17 DT từ hoạt động Tài chính 0.90 0.30 0.40 (0.60) (66,67) 0.1 33,33 TN khác 0 0 0 - - - - (Nguồn: Phòng kế toán) Nhìn một cách tổng thể thu nhập của doanh nghiệp từ doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm chủ yếu, chiếm gần như 100%, không có thu nhập khác. HTX Nhật Quang mới thành lập nên doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm phần lớn, doanh thu từ hoạt động tài chính đã được HTX quan tâm và hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh, có thể thấy đây là một kết cấu doanh thu hợp lý cho một HTX còn non yếu.

Doanh thu từ hoạt động Sản xuất kinh doanh của HTX có xu hướng ổn định trong giai đoạn này, mặc dù có sự biến động nhỏ giữa các năm. Năm 2011 doanh thu từ hoạt động SXKD đạt 6.865 triệu đồng, đến năm 2012 đã giảm 464 triệu đồng tương đương giảm 6,76%, do tình hình kinh tế khó khăn chung, người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu. Đến năm 2013, doanh nghiệp đã thay đổi chiến lược kinh doanh, gia tăng tín dụng (bán chịu) cho người tiêu dùng, doanh thu lại có xu hướng tăng lên, đạt 6.540 triệu đồng tuy nhiên nền kinh tế vẫn còn khá nhiều khó khăn nên tốc tăng nhỏ 2,17% so với năm 2012.

Doanh thu từ hoạt động tài chính chỉ chiếm một giá trị nhỏ trong tổng thu nhập của HTX và còn biến động. Năm 2011, con số cho loại doanh thu này là 0.9 triệu, một con số khá khiêm tốn, đến năm 2012 giảm xuống tới 0.6 triệu và tới năm 2013 tăng nhẹ lên 0.1 triệu đồng, đạt 0.4 triệu đồng. Diễn biến tại thị trường tài chính mấy năm sau khủng hoảng tài chính còn nhiều khó khăn, sàn chứng khoán nhuộm đỏ thời gian dài, đây chính là lý do khiến cho hoạt động tài chính của doanh nghiệp còn kém và có xu hướng chịu ảnh hưởng mạnh từ thị trường bên ngoài. Thu nhập khác là những khoản thu nhập bất thường từ hoạt động thanh lý tài sản cố định, hay nợ quá hạn thu hồi được. Do HTX mới thành lập nên loại thu nhập này không có.

Doanh thu chưa chắc đã là số tiền doanh nghiệp nhận được trong kỳ sau khi cung cấp hàng hoá và dịch vụ. Một phần đó nằm trong các khoản phải thu, có nghĩa là người tiêu dùng đã mua hàng, tuy nhiên chưa thanh toán. Vậy nếu khoản phải thu lớn, doanh nghiệp thu được số tiền thấp chính vì vậy ảnh hưởng tới việc tái đầu tư mở rộng, khả năng thanh khoản…Trong giai đoạn 2011 -2013, HTX Nhật Quang đã có sự tăng lên đáng kể của các khoản phải thu, năm 2012 tăng 100% so với năm 2011, và tăng nhẹ 8,3% đến năm 2013 đạt con số 390 triệu đồng. Doanh nghiệp đã thực hiện ký gửi các loại ống nước, mũ bảo hiểm và các sản phẩm khác cho các đại lý bán lẽ hoặc phân phối ngay mà chưa nhận tiền. Đây được xác định là chiến lược tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn này.

Có thể thấy trong giai đoạn 2011-2013 tình hình chung của cả nền kinh tế đều khó khăn, nhưng ta thấy được doanh thu của doanh nghiệp có biến động nhẹ và có xu hướng tăng trong giai đoạn tới. Với tình hình diễn biến kinh tế còn nhiều bất lợi như hiện nay, chiến lược cho HTX để phát triển doanh thu cần được chủ sở hữu xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng và có sự phân tích kết hợp với môi trường kinh doanh vĩ mô và vi mô.

2.2.1.2 Tình hình chi phí

Nhìn tổng thể bảng số liệu dưới đây, có thể thấy HTX Nhật Quang có cơ cấu chi phí khá tương đồng với doanh thu, trong đó giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất và HTX không phát sinh khoản chi phí khác.

Bảng 2.2: Thực trạng diễn biến các loại chi phí của HTX Nhật Quang giai đoạn 2011 – 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm 2012/2011 Năm 2013/2012 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tuyệt đối Tương

đối (%) Tuyệt đối

Tương đối (%) GVHB 6.345 6.012 6.369 (333) (5,25) 357 5,94 CP từ hoạt động TC 248 147 73 (101) (40,73) (74) (50) Chi phí QLDN 73 46 19 (27) (37) (27) (58,7) Chi phí khác 0 0 0 - - - - (Nguồn: Phòng kế toán)

Giá vốn hàng bán là loại chi phí chiếm khối lượng cao nhất, HTX dùng để mua các loại nguyên liệu như PVC và DOP, phần lớn là nhập khẩu từ nước ngoài, phù hợp với đặc điểm doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong giai đoạn này, nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất gồng mình gánh chịu những đợt tăng giá mạnh từ năm 2008, do phần lớn nguyên vật liệu đầu vào là nhập khẩu (10% là được cung cấp từ trong nước), việc ổn định giá nguyên vật liệu khá khó.

Năm 2011 giá vốn hàng bán đạt 6,345 triệu đồng, tới năm 2012 giảm 333 triệu đồng, tương đương 5.25%, tới năm 2013, tăng một lượng tương tự lượng giảm của giai đoạn 2011 – 2012 đưa con số trở về là 6,369 triệu đồng. Nhìn chung, chi phí giá vốn hàng bán của HTX có xu hướng ổn định. Giá của các nguyên liệu đầu vào trong quá trình sản xuất gần như cố định. Chi phí giá vốn hàng bán là chi phí đầu vào quan trọng có ảnh hưởng lớn nhất tới chất lượng thành phẩm. Trong hoàn cảnh khó khăn của nền kinh tế, hầu hết các doanh nghiệp đều chọn hướng đi là cắt giảm chi tiêu. Tại HTX Nhật Quang, chủ sở hữu đã chọn hướng mới, quản lý chặt chẽ chi phí, đảm bảo chất lượng thành phẩm. Đây là lý do khiến cho giá vốn hàng bán của HTX có xu hướng ổn định.

Chi phí hoạt động tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn 2011 -2013. Đối với chi phí hoạt động tài chính, trung bình hàng năm giảm tới hơn 40% và tới năm 2012 -2013 giảm tới 50% đã khiến cho năm 2011 đạt 248 triệu đồng, thì tới năm 2013 con số chỉ còn 74 triệu đồng. Đây có thể là một dấu hiệu tốt cho thấy doanh nghiệp đang quản lý chi phí tài chính hiệu quả. Khi mới hình thành, để thâm nhập vào thị trường tài chính cần có chi phí lớn, giảm dần theo các năm sau đó khi doanh nghiệp đi vào ổn định. Đặc biệt là trong trường hợp nền kinh tế còn nhiều khó khăn doanh nghiệp càng phải quản lý chặt chẽ các loại chi phí.

Tương tự như thu nhập khác, HTX Nhật Quang chưa phát sinh thêm khoản này. Nhìn tổng thể, có thể thấy doanh nghiệp có chiến lược quản lý chi phí phù hợp với tình hình kinh tế chung, điều tiết phù hợp để có một kết quả doanh thu tốt nhất. HTX cần duy trì và phát huy khả năng quản trị chi phí hơn nữa ví dụ như xem xét tới chiến lược thu hồi và sử dụng nhựa tái chế chất lượng cao

2.2.1.3 Tình hình lợi nhuận

Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn nâng cao. Để phân tích được diễn biến tình hình lợi nhuận, ta dựa vào tình hình diễn biến doanh thu và chi phí tương ứng.

Dựa vào biểu đồ dưới đây, có thể thấy được lợi nhuận đang trong xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn 2011 -2013. Như phân tích doanh thu chi phí ở trên ta thấy được, doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh có xu hướng giảm mạnh và tăng lên nhỏ, trong khi đó, chi phí giá vốn hàng bán có xu hướng ổn định, doanh thu hoạt động tài chính giảm nên mặc dù chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm mạnh vẫn không thể bù đắp được sự giảm trong lợi nhuận ròng. Trong giai đoạn này, gần như doanh nghiệp không có sự đầu tư mở rộng sản xuất nhà xưởng, sản xuất và phân phối giàn trải trên nhiều sản phẩm như ống như PVC, mũ bảo hiểm, ống nước…. HTX có thể nói thuộc vào tốp những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, khiến cho việc ổn định lợi nhuận rất khó khăn, chịu ảnh hưởng rất lớn từ bên ngoài.

Cụ thể năm 2011 đạt khoảng 198 triệu đồng, nhưng tới năm 2013 con số chỉ còn 66 triệu đồng, giảm 132 triệu đồng, tương đương với 66,67%. Lý do của việc này có thể do tác động chung của nền kinh tế xấu đối với tất cả các ngành, bên cạnh đó doanh nghiệp cũng nên xem xét lại chiến lược kinh doanh để đạt kết quả tốt hơn trong tương lai. Cần thiết lập lại chiến lược quản lý chi phí giá vốn hàng bán để cho hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt kết quả tốt nhất.

Biểu đồ 2.1: Thực trạng diễn biến doanh thu, giá vốn hàng bán và lợi nhuận sau thuế của HTX Nhật Quang giai đoạn 2011 -2013

Để nhận được rõ sự giảm mạnh trong lợi nhuận xuất phát điểm từ đâu, ta cần đi từ doanh thu và chi phí tạo lên lợi nhuận. Dựa vào bảng diễn biến lợi nhuận của HTX Nhật Quang theo chiều dọc trong giai đoạn 2011 – 2013.

Nhìn tổng quát toàn bảng có thể thấy được sự biến động khá sắc nét giữa những nhân tố tạo lên sự thay đổi lợi nhuận của HTX một cách nhanh chóng như vậy.

Bảng 2.3: Tình hình diễn biến lợi nhuận của HTX Nhật Quang theo chiều dọc giai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1. Doanh thu thuần 100% 100% 100%

2. Giá vốn hàng bán 92,43% 93,92% 97,39%

3. Chi phí tài chính 3,62% 2,30% 1,12%

4. Chi phí bán hàng 0,00% 0,00% 0,00%

5. Chi phí quản lý 1,07% 0,71% 0,29%

6. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 2,89% 3,08% 1,21%

7.Tổng lợi nhuận trước thuế 2,89% 3,08% 1,21%

8..Lợi nhuận sau thuế 2,89% 3,08% 1,01%

Tỷ trọng giá vốn hàng bán cho biết được trong 100 đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu đồng là giá vốn hàng bán mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Tỷ trọng giá vốn hàng bán trong giai đoạn 2011 -2013, chiếm tỷ trọng lớn (>92%) và có xu hướng ra tăng mạnh. Nếu từ năm 2011 tới năm 2012 tỷ trọng này chỉ tăng khoảng hơn 1%, tuy nhiên đến năm 2013 con số này đã tăng xấp xĩ 4% lên tới mức 97,39 %. HTX Nhật Quang là doanh nghiệp sản xuất, chính vì vậy giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng khác cao trong cơ cấu doanh thu. Thêm vào đó, trong giai đoạn này, giá nguyên vật liệu như hạt PET, bột PVC… phần lớn phải nhập khẩu từ nước ngoài tăng cũng khiến cho giá thành cao. Thực tế đó cho thấy, doanh nghiệp cần tìm kiếm một nguồn cung ổn định để có thể hạ giá thành xuống mức hợp lý hơn.

Tương tự như tỷ trọng giá vốn hàng bán, tỷ trọng các loại chi phí khác cũng cho biết để thu được 100 đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp đã bỏ ra bao nhiều đồng chi phí. Tỷ trọng của các loại chi phí như chi phí cho hoạt động đầu tư tài chính, chi phí quản lý đều có xu hướng giảm nhanh. Điều này là phù hợp, vì giai đoạn này vẫn nằm trong khoảng thời gian doanh nghiệp mới thành lập, việc thâm nhập vào thị trường mới ban đầu sẽ cần có chi phí khá lớn và giảm dần theo thời gian kế tiếp.

Trong năm 2011 và 2012, HTX được miễn trách nhiệm về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ quan nhà nước, đến năm 2013, doanh nghiệp bắt đầu phải nộp thuế với lãi suất ưu đãi (xấp xỉ 16%). HTX đã có đủ năng lực thực hiện trách nhiệm với nhà nước, tuy nhiên cũng làm cho chi phí của doanh nghiệp.

Tỷ trọng lợi nhuận trước thuế trên tổng doanh thu thuần cho biết được cứ 100 đồng doanh thu thì bao nhiêu đồng lợi nhuận là doanh nghiệp thu được. Năm 2011, tỷ trọng lợi nhuận trước thuế trong tổng doanh thu của doanh nghiệp đạt 2,89%, con số này đã tăng lên 3,08% trong năm 2012 là do tốc độ giảm trong doanh thu nhẹ hơn tốc độ giảm của giá vốn hàng bán. Trạng thái này là một tín hiệu tốt cho thấy việc quả lý chi phí của HTX có hiệu quả. Đến năm 2013, mặc dù doanh thu cũng tăng lên, nhưng tốc độ tăng của giá vốn hàng bán tăng đột biến, khiến cho tỷ trọng lơi nhuận trong doanh thu giảm một cách đáng kể còn 1.21%, tương đương giảm 60.71%.

Một doanh nghiệp có quy mô nhỏ như HTX Nhật Quang thì hệ quả của việc chịu ảnh hưởng từ nền kinh tế bên ngoài vào rất sâu sắc. Trong giai đoạn đánh giá, tình hình chung của nền kinh tế khá trì trệ, lợi nhuận doanh nghiệp biến động xấu, doanh nghiệp cần xem xét lại chiến lược kinh doanh và quản lý chi phí để được hiệu quả nhất trong kinh doanh.

2.2.1.4 Tình hình diễn biến tài sản

Bảng 2.4: Tình hình diễn biến tài sản của HTX Nhật Quang giai đoạn 2011 – 2013 ĐVT: Triệu đồng 2012/2011 2013/2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Lượng (Trđ) Tỷ trọng Lượng (Trđ) Tỷ trọng Tổng Tài sản 10.350 9.679 8.953 (671) (6%) (726) (8%) I. TSLĐ & ĐTNH 1.992 1.841 1.637 (152) (8%) (204) (11%) Tiền 888 590 438 (299) (34%) (151) (26%)

Các khoản phải thu 180 360 390 181 101% 30 8%

Hàng tồn kho 922 888 806 (34) (4%) (83) (9%) TSLĐ khác 2 2 2 70 0% 0 0% II.TSCĐ& ĐTNH 8.358 7.838 7.316 (520) (6%) (522) (7%) TSCĐ 8.358 7.838 7.316 (520) (6%) (522) (7%) Nguyên giá 9.831 9.873 9.913 42 40 Khấu hao (1.473) (2.035) (2.597) 562 38.18% 562 27.62% (Nguồn: Phòng kế toán)

Nhìn tổng quát, tài sản của doanh nghiệp có xu hướng giảm. Năm 2012 giảm 671 triệu đồng tương đương 6% so với năm 2011, đến năm 2013 giảm còn 8.953 triệu đồng, về lượng đã giảm đi 726 triệu đồng so với năm 2012 tương đương 8%. Dựa vào bảng dưới đây ta có thể thấy được sự giảm này do đồng thời cả giá trị tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn giảm.

Giá trị tài sản ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn giảm khá mạnh trong giai đoạn qua. Việc giảm này, một phần do có sự giảm mạnh trong dữ trữ tiền mặt của HTX. Luôn duy trì mức tiền mặt ở con số khá lớn (400 – 900 triệu đồng) HTX đặc biệt quan tâm tới khả năng thanh toán tiền mặt đối với đối tác, giữ uy tín. Tuy nhiên việc giữ một số lượng lớn tiền mặt sẽ khiến cho việc phí phạm vốn, sau khi xây dựng đủ uy tín, HTX đã giảm trữ lượng tiền mặt mạnh, chuyển giá trị tài sản ngắn hạn từ tiền sang các loại hàng hoá khác như thành phẩm và bán thành phẩm nhựa và các vật dụng bằng nhựa.

Trong giai đoạn trước đó, từ năm 2008 – 2010, nguyên liệu đầu vào như PVC, POD, hạt PET (90% nhập khẩu từ nước ngoài) đã “gồng mình” tăng giá mạnh, giảm trong các năm tiếp đó. Một phần của diễn biến này cũng ảnh hưởng tới diễn biến giá trị tài sản ngắn hạn của HTX. Năm 2012 giảm tới 8% xuống còn 1.841 triệu đồng, tương đương với giảm 152 triệu. Trong số đó giảm do tiền giảm tới 229 triệu đồng tương đương giảm 34%, khoản phải thu lại tăng lên, hàng tồn kho giảm đi. Tương tự như vậy đến năm 2013, tài sản ngắn hạn tiếp tục giảm tới 11% xuống còn 1.637 triệu đồng, do tiền tiếp tục giảm mạnh tới 26%, khoản phải thu tiếp tục tăng nhẹ và hàng tồn kho giảm. HTX đã đưa toàn bộ hàng hoá như ống nhựa PVC, mũ bảo hiểm… tiêu thụ và ký gửi, làm cho số lượng thành phẩm trong kho giảm đi. Tuy nhiên, phần lớn bạn hàng chưa thanh toán làm cho khoản phải thu tăng lên nhanh chóng. Từ đây ta có thể thấy chiến lược kinh doanh của công ty là tránh ứng đọng vốn ở hàng tồn kho, cấp tín dụng cho khách hàng để đẩy mạnh doanh số làm cho khoản phải thu liên tục tăng. Áp dụng chiến lược này sẽ làm cho khả năng cung ứng thành phẩm trong những trường

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại hợp tác xã công nghiệp nhật quang (Trang 38 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)