Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại hợp tác xã công nghiệp nhật quang (Trang 27 - 75)

1.3.6.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Tình hình tài chính của một doanh nghiệp được thể hiện rõ nét qua khả năng thanh toán. Nếu doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao thì tình hình tài chính sẽ khả quan và ngược lại. Do vậy, khi đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiêp không thể bỏ qua việc xem xét khả năng thanh toán, đặc biệt khả năng thanh toán ngắn hạn. Để đánh giá khả năng thanh toán, khi phân tích cần tính toán và so sánh các chỉ tiêu sau:

- Khả năng thanh toán hiện hành: Hệ số khả năng thanh toán hiện hành là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán hiện hành thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Trong tổng tài sản mà hiện doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng chỉ có tài sản ngắn hạn là có khả năng dễ dàng hơn khi chuyên đổi thành tiền. Do đó, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn được xác định bởi công thức:

TSNH Khả năng thanh toán ngắn hạn =

Nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán ngắn hạn cho ta thấy được mỗi một đồng nợ được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn, có nghĩa là có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có thể chuyển thành tiền để thanh toán cho khoản nợ ngắn hạn. Chỉ số cao, thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt và ngược lại.

- Khả năng thanh toán nhanh: Hệ số khả năng thanh toán nhanh thể hiện được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp, được xác định bằng công thức sau:

TSNH – Giá trị Hàng tồn kho Hệ số khả năng

thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn

Thông thường hệ số này cao, khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp cao. Tuy nhiên cũng cho ta thấy một điều là doanh nghiệp cũng phải dự trữ một lượng vốn lớn để duy trì hệ số này, nên đôi khi tỷ số cao chưa chắc đã là tốt. Doanh nghiệp cần tính toán và đưa ra một con số hợp lý, tránh tình trạng là ứ đọng vốn.

- Khả năng thanh toán tức thời:

Tiền + các khoản tương đương tiền Hệ số khả năng

thanh toán tức thời = Nợ ngắn hạn

Doanh nghiệp có thể sử dụng bao nhiêu đồng tiền và các khoản tương đương tiền để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng số tiền hiện có và tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền trong doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu được các chủ nợ ngắn hạn quan tâm để đánh giá tại thời điểm phân tích doanh nghiệp có khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn hay không. Tuy nhiên cần lưu ý rằng nếu hệ số này quá cao cho thấy doanh nghiệp đang có một lượng lớn bằng tiền nhàn rỗi, gây lãng phí, ứ đọng vốn, giảm vòng quay của vốn và cũng không phải khoản nợ ngắn hạn nào cũng cần thanh

toán ngay tại thời điểm phân tích. Nhưng nếu có những khoản nợ đến hạn và quá hạn thì cần xem tại sao doanh nghiệp để phát sinh những khoản nợ quá hạn nhất là khi doanh nghiệp thừa khả năng thanh toán nhanh.

1.3.6.2 Nhóm chỉ tiêu về khả năng quản lý TS

Người ta thường sử dụng phương pháp so sánh kết quả hoạt động với các loại vốn kinh doanh để đánh giá khả năng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các nguổn lực tài chính.

Các chỉ số sau dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn tài sản của một doanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các tài sản khác nhau là trả lời một câu hỏi: “Một đồng tài sản có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu?

Bảng 1.8 : Các hệ số hoạt động

Chỉ tiêu Đơn vị tính Công thức

1. Hệ số thu nợ Vòng DTT

PTKH

2. Thời gian thu nợ Số ngày 360

Hệ số thu nợ

3. Vòng quay HTK Vòng HTK

GVHB

4. Số ngày HTK bình quân Số ngày 360 Vòng quay hàng tồn kho

5. Hiệu suất sử dụng TSNH Vòng DTT TSNH

6. Thời gian luân chuyển TSNH Số ngày 360 Hiệu suất sử dụng TSNH

7. Hiệu suất sử dụng TSDH DTT TSDH 8. Hiệu suất sử dụng TTS DTT

TTS

- Hệ số thu nợ và thời gian thu nợ: Hệ số thu nợ hay còn gọi là kỳ thu tiền bình quân (hay số ngày luân chuyển các khoản phải thu, số ngày tồn đọng các khoản phải thu. Số ngày của doanh thu chưa thu chính là thời gian thu nợ) là một tỷ số tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết doanh nghiệp mất bình quân là bao nhiêu ngày để thu hồi

các khoản phải thu của mình. Hệ số thu nợ càng lớn càng chứng tỏ tốc độ thu hồi vốn của doanh nghiệp càng nhanh và ngược lại

- Vòng quay hàng tồn kho: Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu. Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng càng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

- Số ngày tồn kho bình quân: Số ngày vòng quay hàng tồn kho cho thấy khoảng thời gian trung bình hàng tồn kho được lưu giữ. Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Tuy nhiên chỉ số này còn phụ thuộc vào loại kinh doanh của doanh nghiệp.

- Hiệu suất sử dụng TSDH: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn bỏ ra đầu tư cho tài sản dài hạn trong một kỳ thì đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần. Chỉ tiêu này thể hiện sự vận động của TSDH trong kỳ, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ TSDH vận động càng nhanh, hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn cao, từ đó góp phần tạo ra doanh thu thuần càng cao và là cơ sở để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Hiệu suất sử dụng TSNH: Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản ngắn hạn có thể tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Mức hiệu quả tài sản ngắn hạn càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng cao.

- Hiệu suất sử dụng TTS: Chỉ tiêu này cho nhà đầu tư thấy cứ 1 đồng vốn sử dụng bình quân tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần hay vốn của doanh nghiệp trong kỳ quay được bao nhiêu vòng. Số vòng qua vốn càng lớn hiệu suất sử dụng vốn càng cao.

1.3.6.3 Nhóm chỉ tiêu phán ánh khả năng quản lý nợ

“Nợ” là từ mà bất cứ nhà quản trị tài chính nào cũng cần phải quan tấm khi đánh gia tình hình tài chính của doanh nghiệp, đó là con dao hai lưỡi, một lưỡi sẽ làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, mặt khác đó là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng phá sản nếu quản lý không tốt. Vì vậy, quản lý nợ là một trong những công việc quan trọng của nhà tài chính.

Chỉ số nợ phản ảnh bình quân trong một đồng vốn hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng nợ vay, cho thấy được mức độ doanh nghiệp sử dụng vốn vay trong kinh doanh.

Nợ phải trả Chỉ số nợ =

Tổng nguồn vốn

Chỉ số nợ cao chứng tỏ uy tín của doanh nghiệp và mạnh dạn trong việc sử dụng nhiều vốn vay trong cơ cấu vốn. Đây là cơ sở để có lợi nhuận cao.

Ngoài ra còn một cách viết khác của tỷ số nợ có thể được dùng là: Nợ phải trả

Chỉ số nợ =

VCSH

Tuỳ trong từng hoàn cảnh kinh tế, mà tỷ số nợ cao sẽ rất có lợi, hoặc sẽ có hại. Ví dụ, trong nền kinh tế phát triển, tỷ số nợ cao, sẽ làm cho khả năng sinh lời của doanh nghiệp cao. Ta có thể đánh giá chiến lược sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp đúng đắn. Trường hợp nền kinh tế suy giảm thì ngược lại. Xem xét tổng thể các chỉ số, hoàn cảnh kinh tế và chỉ số nợ có thể đưa ra được doanh nghiệp có gặp rủi ro tài chính không?

- Khả năng thanh toán lãi vay: Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi như thế nào. Nếu công ty quá yếu thế về mặt này, các chủ nợ có thể đi đến gây sức ép lên công ty, thậm chí dẫn tới phá sản. Hệ số này được xác định bằng tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) trên lãi vay: EBIT

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lãi vay

Chỉ số này cho ta thấy mỗi đồng nợ lãi vay được đảm bảo thanh toán bằng bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

Rõ ràng ta có thể thấy khả năng thanh toán lãi vay càng cao thì khả năng thanh toán lãi của doanh nghiệp cho các chủ nợ của mình càng lớn và ngược lại.

Khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp thấp cũng thể hiện được mức độ sinh lợi của tài sản thấp. Khả năng thanh toán lãi vay thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy giảm trong hoạt động kinh tế có thể làm giảm lãi trước thuế và lãi vay xuống dưới mức nợ lãi mà công ty phải trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh toán và vỡ nợ. Tuy nhiên thì rủi ro này được hạn chế bởi thực tế lãi trước thuế và lãi vay không phải là nguồn duy nhất đề thanh toán lãi. Các doanh nghiệp cũng có thể tạo ra nguồn tiền mặt từ khấu hao và có thể sử dụng nguồn vốn đó để trả nợ lãi. Những gì doanh nghiệp cần là tạo ra một độ an toàn hợp lý.

1.3.6.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời.

Khả năng sinh lợi là nhóm chỉ tiêu phản ánh một cách tổng quát năng lực kinh doanh, cho phép doanh nghiệp đánh giá được tình trạng tang trưởng, giúp doanh nghiệp điều chỉnh lại cơ cấu tài chính và hoạch định chiến lược ngăn ngừa rủi ro ở mức độ tốt nhất, đề xuất hướng phát triển tương lai. Các hệ số doanh lợi là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như để so sánh hiệu quả sử dụng vốn cũng như mức lãi của doanh nghiệp cùng loại. Ta cần xác định một số chỉ số sau:

- Tỷ suất lơi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)

Lợi nhuận sau thuế ROE =

Vốn chủ sở hữu

Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng cho các chủ nhân của doanh nghiệp đó. Tỷ suất doanh lợi chủ sở hữu là chỉ tiêu để đánh giá mục tiêu đó và cho biết một đồng vốn chủ sở hữu bình quân tham gia vào kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần.

Nếu ROE quá lớn so với ROA chứng tỏ vốn tự có của công ty chiếm tỷ trong nhỏ so với tổng nguồn vốn. Việc huy động vốn quá nhiều có thể ảnh hưởng đến độ lành mạnh trong kinh doanh của công ty tài chính.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Lợi nhuận sau thuế ROA =

Tổng tài sản

Chỉ số ROA cho nhà phân tích thấy được khả năng bao quát của công ty trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản. Nói cách khác, ROA giúp nhà phân tích xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản. ROA lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty tốt, công ty có cơ cấu tài sản hợp lý, công ty có sự biến động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trước những biên động của nền kinh tế.

Nếu ROA quá lớn nhà phân tích sẽ lo lắng vì rủi ro luôn song hành với lợi nhuận. Vì vậy, việc so sánh ROA giữa các kỳ hạch toán đối chiếu với sự di chuyển của các loại tài sản, nhà phân tích có thể rút ra nguyên nhân thành công hoặc thất bại của công ty.

Chỉ số ROA cho nhà phân tích thấy được khả năng bao quát của công ty trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản. Nói cách khác, ROA giúp nhà phân tích xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản. ROA lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty tốt, công ty có cơ cấu tài sản hợp lý, công ty có sự biến động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trước những biên động của nền kinh tế.

Nếu ROA quá lớn nhà phân tích sẽ lo lắng vì rủi ro luôn song hành với lợi nhuận. Vì vậy, việc so sánh ROA giữa các kỳ hạch toán đối chiếu với sự di chuyển của các loại tài sản, nhà phân tích có thể rút ra nguyên nhân thành công hoặc thất bại của công ty.

Ngoài ra, ta có thể xét thêm hai chỉ số lợi nhuận sau thuế trên tài sản dài hạn và lợi nhuận sau thuế trên tài sản ngắn hạn.

- Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn:

LNST Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn =

TSNH

Tỷ số này cho ta biết được cứ đầu tư 1 đồng tài sản ngắn hạn sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ đó. Tỷ suất này cao, thể hiện được hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn hiệu quả và ngược lại. Như chúng ta thấy tài sản ngắn hạn có thời gian sống là dưới 1 năm, lợi nhuận được tính toán theo kỳ kế toán (thông thườn g1 năm), việc xét tỷ lệ này rất quan trọng thế hiện được những gì đầu tư hàng năm của doanh nghiệp có phù hợp với lợi nhuận đạt được hay không, đặc biệt đối với những doanh nghiệp chủ đạo về thương mại.

- Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn:

LNST Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn =

Tương tự như chỉ số trên, tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn cho ta thấy được nếu đầu tư 1 đồng tài sản dài hạn thì ta sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Điều đó cũng có nghĩa là tỷ số này càng cao, càng chứng tỏ việc quản lý tài sản dài hạn của doanh nghiệp có hiệu quả và ngược lại.

Dựa vào công thức ta có thể thấy, thông thường trong một giai đoạn tỷ số này tăng lên thì tốt, nhưng chúng ta cũng cần xem xét một cách kỹ lưỡng để biết được nguyên nhân tăng hoặc giảm đó là tốt hay xấu. Ví dụ: nếu trong thời kỳ nền kinh tế khó khăn làm cho EAT giảm, doanh nghiệp cũng cắt giảm đầu tư sửa chữa TSDH, tuy nhiên nếu việc EAT giảm nhanh hơn so với việc giảm của TSDH, doanh nghiệp cần xem xét chiến lược kinh doanh để có quyết định đúng đắn hơn trong bước phát triển tiếp theo.

- Lợi nhuận doanh thu (Lợi nhuận biên – ROS)

Phản ánh trong một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ có mấy đồng lợi nhuận cho chủ sở hữu.

LNST ROS =

DT thuần

Nhìn chung tỷ suất này cao là tốt, nhưng không phải lúc nào giá trị của nó cao cũng là tốt vì tỷ suất này cao do giá thành giảm thì tốt nhưng nó cao do giá bán tăng lên trong trường hợp cạnh tranh không đổi thì không tốt vì tính cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ bị giảm dẫn đến việc tiêu thụ giảm, từ đó làm cho doanh thu và lợi nhuận

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại hợp tác xã công nghiệp nhật quang (Trang 27 - 75)