Phân tích cân đối tài sản – nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại hợp tác xã công nghiệp nhật quang (Trang 25 - 26)

Việc phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn cho người phân tích biết được sự tương quan về cơ cấu vốn và giá trị các tài sản của doanh nghiệp. Đồng thời nó cũng thể hiện tương quan về chu kỳ luân chuyển tài sản và chu kỳ thanh toán nguồn vốn. Chính vì vậy, nó cũng phần nào phản ánh khả năng thanh khoản của doanh nghiệp.

Bảng1.6 : Quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

Tài sản Nguồn vốn Nợ ngắn hạn TSLĐ và ĐTNH Nợ dài hạn TSCĐ và ĐTDH Nguồn vốn CSH

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, khi nguồn vốn chủ sở hữu không đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh thì doanh nghiệp được phép đi vay để bổ sung vốn kinh doanh. Tất cả các khoản vay ngắn hạn, dài hạn chưa đến hạn trả, dùng vào mục đích kinh doanh đều được coi là nguồn vốn hợp pháp. Do vậy nảy sinh các trường hợp sau: Chúng ta cùng phân tích chỉ tiêu vốn lưu động ròng. Vốn lưu động ròng là một chỉ số tài chính dùng để do lường hiệu quả hoạt động cũng như năng lực tài chính trong ngắn hạn của công ty. Vốn lưu động ròng (VLĐR) được tính toán theo công thức sau:

(1) VLĐR = TSNH – Nợ ngắn hạn

Dựa vào công thức trên có thể thấy, VLĐR thể hiện nguồn vốn sẵn sàng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp.

VLĐR > 0: có nghĩa là công ty có khả năng chi trả được các nghĩa vụ nợ ngắn hạn và có khoản vốn sẵn sàng tham gia vào các hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp. Đây được đánh giá là cơ cấu tài chính vững chắc, doanh nghiệp nên duy trì. Và ngược lại, nếu vốn lưu động ròng là một số âm thì hiện tại công ty không

có khả năng thanh toán các khoản nợ bằng tài sản hiện có của mình (bao gồm tiền mặt, khoản phải thu và hàng tồn kho).

Xét ở góc độ khác ta có thể tính toán VLĐR theo công thức sau: (2) VLĐR = VCSH + Nợ DH – TSDH

Từ công thức tính VLĐR số (1) cho ta thấy được việc sử dụng VLĐR như thế nào, chẳng hạn như có đủ để thanh toán nợ ngắn hạn không, có khoản vốn thường xuyên cho công tác kinh doanh không? Đến công thức tính VLĐR (2) sẽ cho ta thấy được, VLĐR được tạo lập từ đâu. Trong khoản VCSH và Nợ DH sẽ được doanh nghiệp đầu tư mua sắm cho TSDH, và một phần sẽ tạo nên VLĐR. Trong trường hợp VLĐR âm, một phần vốn ngắn hạn đã được dùng để tài trợ cho TSDH, đó là một cơ cấu vốn bất hợp lý, kém bền vững và doanh nghiệp cần đánh giá và cải thiện.

Thông thường nên duy trì VLĐR lớn hơn hoặc bằng 0, luôn luôn có xu hướng cải thiện theo hướng tích cực, nhằm tạo nên một cơ cấu tài chính bền vững nhất.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại hợp tác xã công nghiệp nhật quang (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)