Nhóm các giải pháp về công tác chấp hành ngân sách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 80 - 82)

6. Kết cấu của luận văn

4.3.5.Nhóm các giải pháp về công tác chấp hành ngân sách

Công tác chấp hành dự toán NS trên địa bàn thành phố Hạ Long hiện còn tồn tại, để tăng cường công tác quản lý NS đạt hiệu quả cao hơn, thì cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

a. Công tác quản lý thu ngân sách.

Từ thực hiện quản lý thu NS trên địa bàn cho ta thấy được những hạn chế như: chưa khai thác tối đa nguồn thu từ phí, lệ phí, các nguồn thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản còn bỏ sót, thu thuế tài nguyên, tiền thuê mặt nước để nuôi trồng thủy sản còn chưa được quan tâm đúng mức. Thu từ hoạt động mua bán, chuyển nhượng đất đai vẫn còn thất thoát lớn, thu đóng góp của nhân dân sử dụng chưa hiệu quả. Do đó cần phải có những biện pháp cụ thể nhằm quản lý có hiệu quả nguồn thu NS

- Phần đấu khai thác triệt để các khoản thu được hưởng 100% như: Thu cấp quyền sử dụng đất, thuế môn bài, phí và lệ phí, lệ phí trước bạ….

- Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % cần phấn đấu hoàn thành và tăng thu. Cần phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan Tài chính – Kế hoạch, Thuế, Kho bạc, các tổ chức chính trị. UBND thành phố thống nhất chỉ đạo công tác thu trên địa bàn tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, chống trốn lậu thuế, chống làm ăn phi pháp, ngăn chặn các hoạt động khai thác tài nguyên bừa bãi.

- Tăng cường phân cấp nguồn thu đảm bảo cho các phường có đủ khả năng cân đối các nhiệm vụ chi, phát huy tính sáng tạo, chủ động cấn đối các nhiệm vụ chi, phát huy tính sáng tạo, chủ động của các phường trong việc quản lý khai thác nguồn thu, chủ động cân đối các nhiệm vụ chi. Một số khoản thu mà đặc điểm của nó gắn liền với các hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương thì nên phân cấp tới

mức cao nhất có thể như thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp từ các hoạt động kinh tế cá thể, tập thể. Các khoản thu về thuế nhà đất, thuế trước bạ, tiền cấp quyền sử dụng đất, đặc biệt là các khoản thu như thuế tài nguyên đất, mặt nước, ao hồ, bãi bồi.

Đối với khoản thu từ huy động đóng góp của nhân dân là cần thiết để động viên mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Song cần phải xây dựng quy chế, quy trình và thực hiện tốt quy chế, quy trình để nhân dân yên tâm, tích cực đóng góp. Đặc biệt là thực hiện các quy trình về công khai, dân chủ trong bàn bạc mục tiêu đóng góp, trong việc sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân, thực hiện dân biết, dân bàn, dân kiểm tra và dân được hưởng.

b. Công tác quản lý chi ngân sách

Tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc hàng đầu trong quản lý tài chính. Trong khi nguồn lực có hạn, nhu cầu chi là vô hạn thì nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả có ý nghĩa sống còn trong QLNS. Song song với các biện pháp tăng thu NS , thì chi NS cũng phải được tiến hành đổi mới, hoàn thiện. Các khoản chi phải được kiểm soát đầy đủ chặt chẽ theo đúng nguyên tắc của Luật NSNN. Đảm bảo nguyên tắc chi tiết kiệm, hiệu quả cơ cấu chi hợp lý.

Trong công tác quản lý chi NS ở Hạ Long hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục, cơ cấu chi chưa hợp lý, chi quản lý hành chính, chi khác còn cao trong khi chi cho nghiệp y tế, chi sự nghiệp kinh tế lại tương đối thấp, chi đầu tư phát triển vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Nên cơ cấu chi NS phải được bố trí hợp lý hơn. Tăng dần tỷ lệ chi đầu tư phát triển, chi sự nghiệp kinh tế, chi sự nghiệp y tế...

Đối với chi thường xuyên: Cần sắp xếp, củng cố bộ máy chính quyền các cấp đảm bảo bộ máy quản lý vừa gọn nhẹ vừa hiệu quả, nhằm tiết kiệm cho chi quản lý hành chính, thực hiện khoán chi để hạn chế đến mức tối đa các khoản chi không cần thiết như: mua sắm, hội nghị, tiếp khách, điện thoại… khoản chi tiết kiệm được chi thu nhập tăng thêm góp phần nâng cao thu nhập cho cán bộ công chức .

Đối với chi đầu tư phát triển, cố gắng tập trung chi ở mức hợp lý, chi có trọng tâm, trọng điểm, không đầu tư dàn trải. Để giảm bớt một phần gánh nặng cho NSNN, cần chủ động thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”

Mọi khoản chi tiêu của NS phải được kiểm soát chặt chẽ hơn nữa qua kho bạc Nhà nước nhằm thực hiện cho đúng mục đích, đúng kế hoạch, đúng yêu cầu. Chống chi tiêu bừa bãi, lãng phí tiền của nhân dân. Tất cả các khoản chi phải đựơc thực hiện công khai, ghi chép đầy đủ vào sổ sách kế toán.

Quản lý chi NS cần giám sát chặt chẽ việc sử dụng ngân sách, đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng và đúng chính sách chế độ của Nhà nước. Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách. Sắp xếp bố trí cơ cấu chi ngân sách hợp lý, thích ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong khi nguồn lực có hạn, cần thực hiện thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ chi.

Cần tập trung nguồn lực, có trọng điểm trong việc chi đầu tư phát triển, tránh dàn trải, manh mún, kém hiệu quả. Trong khi nguồn lực có hạn cần phải xác định rõ mục tiêu và hiệu quả đầu tư nhằm nhanh chóng tác động đến tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân cũng như cho Nhà nước, tạo đà thuận lợi cho những bước phát triển tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 80 - 82)