Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 37 - 40)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu

Số liệu được sử dụng trong luận văn bao gồm cả số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp:

a. Thu thập thông tin thứ cấp:

Những vấn đề lý luận cơ bản về NSNN nói chung và ngân sách quận,huyện nói riêng được thu thập và hệ thống hoá từ các tài liệu, giáo trình, sách báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo tổng kết và hội thảo của các tổ chức kinh tế và các cơ quan nghiên cứu, các công trình nghiên cứu có liên quan, văn bản pháp luật và thông qua các ý kiến của các chuyên gia, cán bộ đồng nghiệp. Bên cạnh đó số liệu thứ cấp được sử dụng trong đề tài còn bao gồm: đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố, tình hình thu chi ngân sách qua các năm (2009- 2011) theo dự toán và quyết toán, được thu thập tại cơ quan, như Phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục thống kê, Phòng Tài nguyên môi trường thành phố Hạ Long.

b. Thu thập số liệu sơ cấp:

Để có được thông tin về quản lý ngân sách trên địa bàn nghiên cứu,chúng tôi trực tiếp phỏng vấn các cán bộ làm công tác quản lý ngân sách của thành phố các nội dung về: phân cấp quản lý ngân sách; quản lý và điều hành thu ngân sách; quản lý và điều hành chi ngân sách; điều chỉnh dự toán trong phạm vi dự toán được giao của các đơn vị dự toán ngân sách (chi thường xuyên, chi xây dựng cơ bản); điều hành ngân sách khi tăng, giảm thu ngân sách; điều chỉnh bổ sung dự toán ngân sách (ngoài dự toán được giao đầu năm); hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và các cơ quan đơn vị trên địa bàn thành phố; sử dụng dự phòng ngân sách (thực hiện các giải pháp khẩn cấp, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh); sử dụng Quỹ dự trữ tài chính thành phố; sử dụng kết dư ngân sách; sử dụng thưởng thu vượt dự toán; chi ứng trước dự toán; sử dụng vốn vay, vốn huy động; tiết kiệm chi ngân sách.

Việc điều tra mẫu được tiến hành với 30 người là những cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý NSNN ở văn phòng HĐND thành phố, văn phòng UBND thành phố, Phòng Tài chính-Kế hoạch,lãnh đạo UBND các phường trong thành phố. Phương pháp điều tra là sử dụng bảng câu hỏi in sẵn để những cán bộ đó nghiên cứu, đánh giá tính minh bạch, tính công bằng tính khoa học và hợp lý, sự phù hợp với tình hình thực tế của hệ thống quản lý NSNN trong giai đoạn 2009-2011.

2.2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Chúng tôi sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp và phân tích số liệu.

2.2.2.4. Các phương pháp phân tích. a. Phương pháp thống kê, mô tả

Phương pháp này được sử dụng trong việc chọn mẫu, điều tra, tổng hợp và phân tích các dữ liệu thu thập được trên cơ sở đó tìm ra được bản chất của vấn đề nghiên cứu.

Trong luận văn này phương pháp thống kê, mô tả được dùng để mô tả thực trạng tình hình thu, chi ngân sách xã trên địa bàn thành phố Hạ long; hệ thống hoá

bằng phân tổ thống kê, tính các chỉ tiêu tổng hợp về số tuyệt đối, tương đối, số bình quân, cơ cấu, tỷ trọng... để phân tích tình hình biến động của hiện tượng theo thời gian cũng như ảnh hưởng của hiện tượng này lên hiện tượng kia. Từ đó thấy được sự biến đổi về lượng và chất của vấn đề nghiên cứu để rút ra bản chất, tính quy luật, dự báo xu hướng phát triển và đề xuất giải pháp mang tính khoa học.

b. Phương pháp phân tích SWOT

Là phương pháp để tìm ra những thuận lợi, khó khăn, cũng như những nguyên nhân tạo ra những thuận lợi và khó khăn trong quá trình quản lý NS, trên cơ sở đó tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề. Chúng tôi nhận thấy công cụ SWOT rất hữu hiệu.

c. Phương pháp so sánh

Là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng nội dung, tính chất để xác định mức, xu hướng biến động của nó trên cơ sở đánh giá thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau ở các thời gian và không gian khác nhau, chỉ ra các mặt ổn định hay không ổn định, phát triển hay không phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra giải pháp tối ưu cho mỗi vấn đề.

Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận văn để đánh giá sự biến động các chỉ tiêu của quy trình thu, chi ngân sách trên địa bàn Hạ Long qua 3 năm từ 2009 đến 2011. Các chỉ tiêu của phương pháp này được đưa vào nghiên cứu bao gồm: tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân, và một số chỉ tiêu so sánh khác.

d. Phương pháp chuyên khảo

Để đi sâu nghiên cứu một số xã điển hình về công tác quản lý ngân sách, nhằm giúp cho việc đánh giá tình hình quản lý NS và sử dụng nguồn kinh phí trên địa bàn thành phố có hiệu quả.

e. Phương pháp chuyên gia

Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong quá trình nghiên cứu đề tài. Cụ thể của phương pháp này là tranh thủ ý kiến đóng góp của các chuyên gia kinh

tế, các nhà quản lý ở các cấp ngân sách và ý kiến của họ trong đánh giá cũng như đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện vấn đề quản lý ngân sách nhà nước hiện nay.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)