Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 40 - 94)

6. Kết cấu của luận văn

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Hệ thống chỉ tiêu phản ánh quy mô NS : mức thu, mức chi ngân sách thành phố. - Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu cơ cấu và sự biến động nguồn kinh phí cấp cho các đơn vị trực thuộc qua các năm.

- Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu xu hướng biến động về quy mô NS thành phố theo thời gian: tốc độ phát triển, tốc độ tăng thu, tăng chi qua các năm.

- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá nhiệm vụ kế hoạch và chấp hành kế hoạch NS qua các năm.

- Hệ thống chỉ tiêu về các căn cứ để phân bổ NS cho các ngành,lĩnh vực,các đơn vị trực thuộc.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên thành phố Hạ Long

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Hạ Long ở trung tâm của Tỉnh, có diện tích đất là 27.195,03 ha, có quốc lộ 18A chạy qua tạo thành chiều dài của Thành phố, có cảng biển, có bờ biển dài 50km, có vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thế giới với diện tích 434km2.

3.1.1.2 Địa hình

Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng và phức tạp, là một trong những khu vực hình thành lâu đời nhất trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả đồi núi, thung lũng, vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt:

Vùng đồi núi bao bọc phía bắc và đông bắc (phía bắc quốc lộ 18A) chiếm 70% diện tích đất của Thành phố, có độ cao trung bình từ 150m đến 250m, chạy dài từ Yên Lập đến Hà Tu, đỉnh cao nhất là 504m. Dải đồi núi này thấp dần về phía biển, độ dốc trung bình từ 15-20%, xen giữa là các thung lũng nhỏ hẹp.

Vùng ven biển ở phía nam quốc lộ 18A, độ cao trung bình từ 0.5 đến 5m. Vùng hải đảo là toàn bộ vùng vịnh, với gần hòn đảo lớn nhỏ, chủ yếu là đảo đá. Riêng đảo Tuần Châu, rộng trên 400ha nay đã có đường nối với quốc lộ 18A dài khoảng2km.

Qua khảo sát địa chất cho thấy, kết cấu địa chất của thành phố Hạ Long chủ yếu là đất sỏi sạn, cuội sỏi, cát kết, cát sét… ổn định và có cường độ chịu tải cao, từ 2.5 đến 4.5 kg/cm2, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình.

3.1.1.3. Khí hậu

Thành phố Hạ Long thuộc khí hậu vùng ven biển, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10.

Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23.70C, dao động không lớn, từ 16.70C đến 28,60C. Về mùa hè, nhiệt độ trung bình cao là 34.90C, nóng nhất đến 380C. Về mùa đông, nhiệt độ trung bình thấp là 13.70C rét nhất là 50C.

Lượng mưa trung bình một năm là 1832mm, phân bố không đều theo 2 mùa. Mùa hè, mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm từ 80- 85% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao nhất vào tháng 7 và tháng 8, khoảng 350mm. Mùa đông là mùa khô, ít mưa, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chỉ đạt khoảng 15-20% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1, chỉ khoảng từ 4 đến 40 mm. Độ ẩm không khí trung bình hằng năm là 84%. Cao nhất có tháng lên tới 90%, thấp nhất có tháng xuống đến 68%.

Do những đặc điểm về địa hình và vị trí địa lý, ở thành phố Hạ Long có 2 loại hình gió mùa hoạt động khá rõ rệt là gió Đông Bắc về mùa đông và gió Tây Nam về mùa hè. Tốc độ gió trung bình là 2.8m/s, hướng gió mạnh nhất là gió Tây Nam, tốc độ 45m/s.

Hạ Long là vùng biển kín nên ít chịu ảnh hưởng của những cơn bão lớn, sức gió mạnh nhất trong các cơn bão thường là cấp 9, cấp 10. Cá biệt có cơn bão mạnh cấp 11.

3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên

a. Tài nguyên khoáng sản:

Đối với địa bàn thành phố Hạ Long bao gồm chủ yếu là than đá và nguyên vật liệu xây dựng. Tổng trữ lượng than đá đã thăm dò được đến thời điểm này là trên 530 triệu tấn, nằm ở phía bắc và đông bắc Thành phố trên địa bàn các phường Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Phong, Hà Tu (Đại Yên và Việt Hưng nằm trong vùng cấm hoạt động khoáng sản). Loại than chủ yếu là than Antraxit và bán Antraxit. Bên cạnh đó là trữ lượng sét phục vụ làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng tại vùng Giếng Đáy, theo đánh giá triển vọng trữ lượng hiện có khoảng trên 39 triệu tấn. Ngoài ra là đá vôi phục vụ làm nguyên liệu xi măng và vật liệu xây dựng, tập trung tại phường Hà Phong và khu vực Đại Yên, theo đánh giá trữ lượng hiện còn khoảng trên 15 triệu tấn có thể khai thác được. Bên cạnh đó, còn có các khu vực có thể khai thác cát xây dựng tại ven biển phường Hà Phong, Hà Khánh, khu vực sông trới tiếp giáp Hà Khẩu, Việt Hưng… tuy nhiên trữ lượng là không đáng để (đến nay chưa có đánh giá thống kê cụ thể).

b.Tài nguyên rừng:

Theo số liệu thống kê tính đến hết năm 2009, trên địa bàn thành phố có tổng diện tích đất rừng là 5.862,08ha/tổng diện tích thành phố là 27.153,40ha. Tỷ lệ che phủ của rừng đạt: 21,58 %. Trong đó rừng trồng 5.445,69ha và rừng tự nhiên 416,39ha (bao gồm: rừng gỗ 27,94ha, rừng tre nứa 17,31ha, rừng ngập mặn 371,14ha).

Bên cạnh đó là tài nguyên rừng của Vịnh Hạ Long rất phong phú, đặc trưng với tổng số loài thực vật sống trên các đảo, núi đá khoảng trên 1.000 loài. Một số quần xã các loài thực vật khác nhau bao gồm các loài ngập mặn, các loài thực vật ở bờ cát ven đảo, các loài mọc trên sườn núi và vách đá, trên đỉnh núi hoặc mọc ở của hang hay khe đá. Các nhà nghiên cứu của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới đã phát hiện 7 loài thực vật đặc hữu của vịnh Hạ Long. Những loài này chỉ thích nghi sống ở các đảo đá vôi vịnh Hạ Long mà không nơi nào trên thế giới có được, đó là: thiên tuế Hạ Long, cọ Hạ Long khổ cử đại nhung , móng tai Hạ Long, ngũ gia bì Hạ Long, hài vệ nữ hoa vàng. Ngoài ra, qua các tài liệu khác danh sách thực vật của vịnh Hạ Long có 347 loài, thực vật có mạch thuộc 232 chi và 95 họ: trên 477 loài mộc lan, 12 loài dương xỉ và 20 loài thực vật ngập mặn. Trong số các loại trên, có 16 loài đang nằm trong danh sách đỏ của Việt Nam đã nguy cấp và sắp nguy cấp. Trong các loài thực vật quý hiếm, có 95 loài thuộc cây làm thuốc, 37 loài cây làm cảnh, 13 loài cây ăn quả và 10 nhóm có khả năng sử dụng khác nhau.

c. Tài nguyên đất:

Thành phố Hạ Long có tổng diện tích đất tự nhiên là 27.195 ha, bao gồm các loại đất sau: Đất nông nghiệp 9.488 ha; Đất phi nông nghiệp 16.636 ha, đất chưa sử dụng 1.371 ha.

BẢNG 3.1. TÌNH HÌNH ĐẤT ĐAI CỦA THÀNH PHỐ HẠ LONG QUA 3 NĂM 2009 - 2011 Loại đất Năm 2009 (ha) Năm 2010 (ha) Năm 2011 (ha) So sánh (%) 2010/2009 2011/2010 Tổng diện tích tự nhiên 27.195 27.195 27.195 100,00 100,00 1. Đất nông nghiệp 9.515 9.545 9.488 100,32 99,40 - Đất sản xuất nông nghiệp 1.192 1.368 1.364 114,77 99,71 - Đất lâm nghiệp 7.192 7.051 7.002 98,04 99,31 - Đất nuôi trồng thuỷ sản 1.130 1.126 1.121 99,65 99,56 - Đất nông nghiệp khác 0,94 0,15 0,94 15,96 626,67 2. Đất phi nông nghiệp 15.765 16.255 16.336 103,11 100,50

- Đất ở 2.336 2.258 2.265 96,66 100,31 - Đất chuyên dùng 10.858 11.028 11.104 101,57 100,69 - Đất tôn giáo, tín ngưỡng 3,1 3,1 3,1 100,00 100,00 3. Đất chƣa sử dụng 1.915 1.395 1.371 72,85 98,28 - Đất bằng chưa sử dụng 135 126 120 93,33 95,24

- Đất đồi núi chưa sử

dụng 1.417 906 888 63,94 98,01

- Núi đá không có rừng

cây 363 363 363 100,00 100,00

Nguồn: Số liệu tổng hợp của Sở Tài nguyên - Môi trường Quảng Ninh d. Tài nguyên biển:

Do lợi thế cóvịnh Hạ Long 2 lần được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Với tổng diện tích 1.553 km2 bao gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Vùng Di sản được Thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam) và đảo Cống Tây (phía đông). Với nhiều hang động đẹp và huyền ảo như hang Bồ Nâu, Trinh Nữ, Sửng Sốt, Đầu Gỗ, Thiên Cung, Tam Cung, Mê Cung đã đưa danh tiếng của vịnh Hạ Long là một trong những điểm du lịch nổi tiếng trên toàn thế giới…Bên cạnh đó, vùng biển Hạ Long cũng rất

phong phú về các loại động vật và thực vật dưới nước. Theo nghiên cứu có 950 loài cá, 500 loài động vật thân mềm và 400 loài giáp xác, trong đó có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao như cá thu, cá nhụ, cá song, cá hồi, cá tráp, cá chim và tôm, cua, mực, ngọc trai, bào ngư, sò huyết… 117 loài san hô thuộc 40 họ, 12 nhóm.

e. Tài nguyên nước:

Tài nguyên nước mặt tại thành phố Hạ Long tập trung tại các khu vực hồ Yên Lập (tổng dung tích chứa của cả hồ bao gồm cả huyện Yên Hưng, Hoành Bồ khoảng 107.200.000 m3

(thời điểm đo trong tháng 8/2010)), Hồ Khe Cá tại phường Hà Tu… đây là nguồn cung cấp lớn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long

3.1.2.1. Dân số và lao động

Thành phố Hạ Long có 20 phường, tính đến tháng 12 năm 2011 tổng dân số của toàn thành phố là 226.900 người trong đó nam là 114.100 người chiếm 51,1% dân số,. Số lao động trong độ tuổi là 121.173 người. Thành phố Hạ Long có nhiều dân tộc anh em, trong đó ngoài dân tộc Kinh chiếm đa số còn có 15 dân tộc khác, đó là: Sán Dìu, Hoa, Tày, Nùng, Hán, Dao, Thổ, Mường, Vân Kiều, Cao Lan... với 2.073 nhân khẩu chủ yếu là dân tộc Sán Dìu, Tày, Hoa.

BẢNG 3.2. BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ HẠ LONG QUA 3 NĂM 2009 - 2011

ST

T Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh (%) 2010/2009 2011/2010 1 Tổng số khẩu 1000 người 219 222,2 226,9 101,46 102,12 - Nam 1000 người 109,8 111,7 114,1 101,73 102,15 - Nữ người 1000 109,2 110,5 112,8 101,19 102,08 2 Tổng số hộ Hộ 52.462 53.926 56.160 102,79 104,14 3 Tỷ lệ gia tăng dân số % 1,25 1,25 1,25 100,00 100,00 4 Lao động người 1000 116.091 116.286 121.713 100,17 104,67

3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long a. Tình hình phát triển kinh tế

Thành phố Hạ Long là đơn vị hành chính trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất công nghiệp, thương mại và du lich.Nhờ có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng như tài nguyên khoáng sản, tài nguyên biển… và nguồn nhân lực dồi dào, là điều kiện tốt để thành phố Hạ Long phát triển về các ngành công nghiệp, dịch vụ và thương mại.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm là 14.9%, trong đó năm 2011 là 12,5% ; GDP năm 2011 đạt 16.626,8 tỷ đồng .

BẢNG 3.3. CƠ CẤU KINH TẾ THÀNH PHỐ HẠ LONG

Loại đất Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh (+/-) 2010/2009 2011/2010

GDP theo giá hiện

hành (tỷ đồng) 12.071.750 14.075.660 16.626.874 2.003.910 2.551.214

- Nông lâm nghiệp 156.933 140.757 162.060 -16.176 21.303

- Công nghiệp - xây

dựng 5.480.574 6.404.425 7.809.341 923.851 1.404.916 - Dịch vụ 6.434.243 7.530.478 8.655.473 1.096.235 1.124.995 Cơ cấu kinh tế (%)

- Nông lâm nghiệp 1,30 1,00 1,00 -0,30 0,00

- Công nghiệp - xây

dựng 45,40 45,50 47,00 0,10 1,50

- Dịch vụ 53,30 53,50 52,00 0,20 -1,50

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2009,2010,2011. Về cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế của thành phố được xác định là côngnghiệp – dịch vụ và nông nghiệp. Trong đó công nghiệp bao gồm cả xây dựng

chiếm tỷ trọng 47%; dịch vụ bao gồm cả thương mại và du lịch chiếm tỉ trọng 53,5%.

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Biểu đồ 3.1. Cơ cấu kinh tế thành phố Hạ Long

* Đánh giá tổng quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long

Nhờ có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng như tài nguyên rừng, tài nguyên đất, tài nguyên biển, có đường quốc lộ chạy qua nối liền các trung tâm kinh tế của tỉnh như Thành phố Hạ Long, Thành phố Cẩm Phả, Thành phố Móng Cái… là điều kiện tốt để Hạ Long phát triển về các ngành công nghiệp, dịch vụ và thuỷ sản.

3.2. Thực trạng về công tác quản lý ngân sách thành phố Hạ Long

3.2.1. Công tác quản lý thu ngân sách

Công tác thu ngân sách của thành phố thực hiện theo Luật ngân sách năm 2002 và các luật về thuế. Các phòng ban và các phường vào cuộc tổ chức khai thác tốt các nguồn thu với phương châm thu đúng, thu đủ, nộp kịp thời các sắc thuế, luật thuế, phí và lệ phí của các đơn vị sản xuất,hộ sản xuất kinh doanh, dịch vụ ngoài quốc doanh, số thu ngân sách hàng năm đều đảm bảo so với kế hoạch được giao.

BẢNG 3.4. THU NGÂN SÁCH CỦA THÀNH PHỐ HẠ LONG QUA CÁC NĂM Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 (Tr.đ) Năm 2010 (Tr.đ) Năm 2011 (Tr.đ) So sánh (%) 2010/ 2009 2011/ 2010 TỔNG THU 12.610.750 11.575.907 14.334.218 91,79 123,83 A/ Thu cân đối NSNN 12.605.388 11.558.750 14.324.595 91,70 123,93 I/ Thu từ phát triển kinh tế 1.856.920 3.586.736 3.492.069 193,16 97,36

1. Thu XNQD Trung ương +

tỉnh + huyện 1.312.790 2.801.440 2.542.495 213,40 90,76 2. Thu khu vực ngoài quốc

doanh 544.130 785.296 949.574 144,32 120,92

II/ Thu biện pháp tài chính và

thuế khác 923.330 1.157.904 1.629.722 125,41 140,75

1. Lệ phí trước bạ 83.330 133.520 174.933 160,23 131,02 2. Thuế sử dụng đất nông nghiệp 335 405 391 120,90 96,54

3. Thuế nhà đất 16.109 28.952 21.745 179,73 75,11

4. Thuế thu nhập cá nhân 71.500 117.130 176.324 163,82 150,54 5. Thu xổ số kiến thiết 31.900 38.366 46.541 120,27 121,31 6. Thu phí, lệ phí 342.350 394.302 645.416 115,18 163,69

Trong đó: Thu phí xăng dầu 206.990 222.287 458.108 107,39 206,09

7. Thu sự nghiệp 0 0 0 0,00 0,00

8. Thu KHCB, tiền thuê nhà

thuộc sở hữu nhà nước 27.450 36.230 44.301 131,99 122,28 9. Thuế chuyển quyền sử dụng

đất 1.227 0 0 0,00 0,00

10. Thu cấp quyển sử dụng đất 300.640 359.197 450.368 119,48 125,38

11. Thu khác 48.489 49.802 69.703 102,71 139,96

III/ Thu thuế XNK, TTĐB,

GTGT hàng nhập khẩu 9.727.192 6.642.547 8.926.975 68,29 134,39 IV/ Thu kết dƣ ngân sách năm

trƣớc 20.280 58.716 94.769 289,53 161,40 V/ Thu chuyển nguồn 34.539 46.794 104.000 135,48 222,25 VI/ Thu bổ sung từ ngân sách

cấp trên 43.127 66.053 77.060 153,16 116,66

- Bổ sung cân đối 10.316 13.323 19.834 129,15 148,87

- Bổ sung có mục tiêu 32.811 52.730 57.226 160,71 108,53

B/ Các khoản thu để lại chi

quản lý qua NSNN 5.362 17.157 9.623 319,97 56,09

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Hạ Long - Quyết toán ngân sách nhà nước năm 2009,2010,2011.

Qua bảng kết quả thu ngân sách từ năm 2009 - 2011 cho thấy tổng số thu ngân sách thành phố Hạ Long đều tăng qua các năm và đều hoàn thành kế hoạch được giao. Tuy nhiên nếu xét từng chỉ tiêu cụ thể thì thấy có sự tăng, giảm không đều như:

- Thu ngoài quốc doanh: Hàng năm đóng góp vào ngân sách thành phố ngày càng tăng. Do có sự phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, kinh tế ngoài quốc doanh cũng đã có những chuyển biến nhất định, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã trên địa bàn thành phố tăng lên và việc quản lý chặt chẽ thu thuế từ lĩnh vực xây dựng cơ bản của các đơn vị tỉnh ngoài đã huy động kịp thời vào ngân sách. Số thu năm 2010 tăng so với năm 2009 là 144,32%; năm 2011 tăng so

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 40 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)