Kinh nghiệm thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 29 - 32)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Kinh nghiệm thế giới

1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước ở Quốc hội Singapore

Năm ngân sách của Singapore bắt đầu từ 01/4 và kết thúc vào 31/3 năm sau. Dự toán ngân sách nhà nước được trình lên Quốc hội vào khoảng tháng 9. Các Nghị sỹ có 5 ngày để xem xét và đọc báo cáo về ngân sách, sau đó, các Nghị sỹ sẽ thảo luân về ngân sách trong 3 ngày.

Đến cuối ngày thứ 3 thì Bộ Trưởng Bộ tài chính sẽ giải trình và tiếp thu ý kiến của các Nghị sỹ.

Đến tháng 12, dự toán ngân sách nhà nước được trình lên Nội Các. Tháng 1, Nội Các sẽ xem xét thảo luận về dự toán ngân sách nhà nước. Đến tháng 3 thì dự toán ngân sách nhà nước được trình lên Quốc hội để biểu quyết và sau đó Tổng thống phê chuẩn;

Sau khi Tổng thống phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước có giá trị pháp lý như một đạo luật ngân sách thường niên.

Quốc hội có 2 Uỷ ban để giám sát về ngân sách nhà nước:

+ Uỷ ban Tài khoản công:

Xem xét về quyết toán ngân sách nhà nước cùng với báo cáo của Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Uỷ ban Tài khoản công có mối quan hệ chặt chẽ và khăng khít với Kiểm toán Nhà nước.

Nói cách khác, Uỷ ban tài khoản công của Quốc hội và Kiểm toán Nhà nước sẽ tiến hành kiểm toán và thẩm tra quyết toán ngân sách nhà nước để trình Quốc hội xem xét phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm..

Uỷ ban này thường tập trung vào những vấn đề bất thường, những sai phạm, không phù hợp với mục tiêu ngân sách ban đầu đưa ra.

Khi Singapore chuyển sang quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra thì công việc của Uỷ ban này và của Tổng Kiểm toán Nhà nước không chỉ là việc chỉ ra những sai phạm, mà điều quan trọng hơn là cần đánh giá tính hiệu quả của quản lý ngân sách nhà nước.

+ Uỷ ban Dự toán:

Sẽ xem xét dự toán chi tiêu của Chính phủ và đánh giá các báo cáo chi tiêu ngân sách định kỳ 6 tháng của các Bộ.

Uỷ ban Dự toán có mối quan hệ khăng khít và chặt chẽ với Bộ Tài chính. Khi Singapore chuyển sang quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra thì Uỷ ban này chú trọng vào việc phân tích các chính sách vĩ mô, mà không đi vào chi tiết dự toán chi tiêu của các Bộ như trước nữa.

Các Nghị sỹ trong Uỷ ban Dự toán phát biểu và tranh lụân nhiều hơn về các chính sách, chương trình, mục tiêu của từng Bộ, dưới góc độ chính sách và trên phạm vi tổng thể, có quyền chất vấn các Bộ trưởng và tiến hành điều chỉnh ngân sách giữa các Bộ đến mức tối thiểu là 100 đô la Singapore, đề xuất ưu tiên ngân sách cho các nhịêm vụ và lĩnh vực trọng tâm.

Uỷ ban Dự toán tiến hành bỏ phiếu về ngân sách cho từng Bộ theo 2 lần: Bỏ phiếu lần 1:

Mục đích là xem xét cắt giảm hoặc điều chỉnh bao nhiêu ngân sách đối với từng Bộ.

Bỏ phiếu lần 2:

Mục đích là quyết định số ngân sách mới cho từng Bộ sau khi đã cắt giảm và điều chỉnh.

Uỷ ban Dự toán sẽ báo cáo về ngân sách mới cho từng Bộ lên Quốc hội và Quốc hội sẽ tiến hành biểu quyết chung.

Khi Quốc hội không thông qua dự toán ngân sách nhà nước thì Chính phủ được phép sử dụng khoản tiền nhưng không quá nửa số ngân sách của năm trước.

Trường hợp có chi tiêu đột xuất phát sinh trong năm tài chính, Chính phủ lập dự toán ngân sách bổ sung và trình Quốc hội.

Dự toán ngân sách bổ sung cũng được xem xét thông qua giống như khi xem xét dự toán ngân sách chính thức.(www.na.gov.vn/htx/vietnamese,2012)[30]

1.3.1.2. Kinh nghiệm quản lý ngân sách tại Philippin.

Philippin là nước thực hiện chính sách phân cấp rõ ràng trong một thời gian lâu nhất tại khu vựcĐông Á. Tài chính Philippin tuân theo Luật chính quyền địa phương năm 1991, chính quyền địa phương có quyền đặt mức thuế và thu thuế.

Chính quyền địa phương có hai loại thu:

- Khoản thuế của chính quyền địa phương do địa phương tự phát huy sáng kiến khai thác các nguồn lực của địa phương. Khoản thu do chính phủ điều tiết từ ngân sách Trung ương (thường chiếm khoảng 40% quĩ tài chính do Trung ương quản lý)

Nguyên tắc phân bổ ngân sách từ Trung ương cho địa phương như sau: - 50% tính theo dân số.

- 25% tính theo diện tích đất của địa phương.

- 25% còn lại chia đều bình quân cho tất cả các đơn vị hành chính.

Theo Luật chính quyền địa phương, cấp tỉnh có quyền quyết định thuế suất và thu các loại thuế sau:

- Thuế tài sản cố định.

- Thuế kinh doanh, in ấn, phát hành.

- Thuế đối với các ngành nghề kinh doanh độc quyền. - Thuế khai thác tài nguyên địa phương.

- Thuế các ngành nghề như bác sĩ, luật sư. - Thuế vui chơi, giải trí.

- Thuế chuyên chở hàng hóa.

Trách nhiệm đánh thuế địa phương thuộc về các tỉnh, khu tự trị và thành phố. Các thành phố có quyền tự quyết cao nhất, được định đoạt toàn bộ các khoản thuế địa phương, trong các tỉnh và khu tự trị chỉ được định đoạt một phần các khoản thuế.

Luật còn quy định chính quyền địa phương chỉ có thể điều chỉnh thuế một lần trong 5 năm và không được điều chỉnh quá 10%. (.halongcity.gov.vn,2012)[30]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)