Nâng cao năng lực QLNN của CBCC chính quyền cấp xã phả

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức chính quyền cấp xã huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ (Trang 89 - 100)

với đổi mới tổ chức và hoạt động chính quyền cấp xã

Năng lực QLNN của CBCC chính quyền cấp xã và tổ chức hoạt động chính quyền cấp xã có mối quan hệ mật thiết tác động qua lại lẫn nhau. Trong

81

đó, CBCC là nhân tố quyết định đến hiệu quả hoạt động chính quyền cấp xã; chính quyền cấp xã được tổ chức hoạt động tốt là điều kiện quan trọng để CBCC nâng cao năng lực quản lý nhà nước của mình, nghĩa là chính quyền cấp xã tổ chức và hoạt động yếu kém, trì trệ sẽ cản trở việc nâng cao năng lực QLNN của CBCC. Do đó, muốn nâng cao năng lực QLNN của CBCC, chính quyền cấp xã thì cần phải đổi mới tổ chức hoạt động của chính quyền cấp xã.

Bên cạnh những ưu điểm, hệ thống chính trị ở cơ sở hiện nay còn nhiều mặt yếu kém, bất cập trong công tác lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện và công tác vận động quần chúng. Tình trạng tham nhũng, quan liêu, mất đoàn kết nội bộ, vừa vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, vừa không giữ đúng kỷ cương, phép nước có chiều hướng gia tăng, có những nơi nghiêm trọng. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống chính trị chưa được xác định rành mạch, trách nhiệm không rõ, nội dung và phương thức hoạt động chậm đổi mới, còn nhiều bất cập của cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp.

Cần phải đổi mới tổ chức và hoạt động hệ thống chính trị ở cơ sở nói chung và chính quyền cơ sở nói riêng

Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã cần phải quán triệt Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về “Đổi mới và nâng cáo chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn” và thực hiện nghiêm túc Luật Tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003 sửa đổi luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994.

Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ cần phải chú trọng một số nội dung cụ thể sau:

- Đổi mới theo hướng tăng cường phân cấp cho cơ sở, tạo sự chủ động, phát huy sáng tạo gắn với đề cao trách nhiệm ;

- Nâng cao chất lượng đại biểu HĐND cấp xã, thường xuyên trau dồi kỹ năng hoạt động của đại biểu HĐND cấp xã;

- Tăng cường việc tiếp xúc cử tri;

- Nâng cao chất lượng chất vấn phiên họp HĐND; - Tăng cường giám sát của HĐND đối với UBND; - Thực hiện tốt cơ chế “một cửa”;

- Cụ thể hoá và công khai hoá các thủ tục hành chính;

- Tiêu chuẩn hoá quy trình ra quyết định hành chính, đẩy mạnh cải cách phương thức soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

- Đẩy mạnh cải cách hành chính trong việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và tổ chức.

Một số kiến nghị:

Qua thực tế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức chính quyền cấp xã ở huyện Thanh Thuỷ, để các giải pháp được thực thi đạt kết quả khả quan, chúng tôi xin kiến nghị một số vấn đề như sau:

- Nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền, người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị về phát triển nguồn nhân lực, coi đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhằm tạo ra chuyển biến tích cực trong tổ chức thực hiện, thông qua các kế hoạch, quy hoạch về phát triển nhân lực.

- Việc quy định số lượng cán bộ, công chức cấp xã chưa phù hợp với những đơn vị hành chính cấp xã có dân số đông, đặc thù kinh tế xã hội giữa các vùng miền khác nhau (xã Hoàng Xá, Đào Xá, thị trấn Thanh Thuỷ…) nhất là khi chính quyền xã được bổ sung nhiệm vụ (chứng thực một số loại văn bản của Nhà nước). Vì vậy, đề nghị UBND tỉnh nên giao biên chế có biên độ tương xứng để các xã vận dụng phù hợp với tình hình thực tế tại cơ sở.

Đề nghị có chế độ chính sách hợp lý đối với cán bộ, công chức cấp

xã cho phù hợp với điều kiện thực tế địa phương. Cụ thể như ngoài tiền học

phí, tiền ăn, ở, đi lại còn cấp thêm kinh phí đi thực tế, viết luận văn tốt nghiệp, tiền thưởng cho kết quả học tập trước và sau khi tốt nghiệp được điều chỉnh phù hợp với giá trị thị trường.

83

- Trong công cuộc cải cách hành chính đang đặt ra với cán bộ, công chức chính quyền là: cơ chế một cửa, nền hành chính hiện đại, vì vậy đề nghị:

Có kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã có tri thức, am hiểu nội dung công việc để thực thi nhiệm vụ tiếp nhận yêu cầu của tổ chức và công dân, nắm chắc nội dung công việc, hiểu rõ quy định thẩm quyền của các cấp và thời gian giải quyết từng nội dung theo yêu cầu, hẹn ngày trả kết quả đúng quy định cho các tổ chức và công dân.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao trình độ sử dụng thành thạo vi tính, khai thác thông tin trên mạng cho cán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính hiện đại. trang bị phương tiện, điều kiện cần thiết để cán bộ, công chức cấp xã hoàn thành nhiệm vụ, như máy tính, thiết lập các trang web nội bộ (mạng LAN), in-tơ-nét (nếu có) để có thể cập nhật các văn bản của Đảng, Nhà nước, cấp trên và các thông tin cần thiết một cách nhanh chóng, kịp thời.

Kết luận chương 4

Quán triệt đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về cán bộ, trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã, tìm hiểu kinh tế - xã hội của huyện Thanh Thuỷ - Phú Thọ, tác giả đã mạnh dạn đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã hiện nay ở huyện Thanh Thuỷ - Phú Thọ.

Hệ thống giải pháp này có mối quan hệ mật thiết với nhau, cho nên trong quá trình thực hiện phải tiến hành một cách đồng bộ. Thực hiện tốt hệ thống giải pháp này, chắc chắn trong những năm tới, huyện Thanh Thuỷ tỉnh Phú Thọ sẽ có một đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn về trình độ, kỹ năng quản lý nhà nước tốt, thúc đẩy kinh tế - xã hội huyện Thanh Thuỷ phát triển nhanh, bền vững.

KẾT LUẬN

Chính quyền cấp xã và đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã là trung tâm của hệ thống chính trị cấp xã, là chỗ dựa của Đảng và Nhà nước để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trong tiến trình CNH, HĐH đất nước, đưa đất nước ta vững bước vào thế kỷ XXI trong xu thế hòa nhập chung với thế giới.

Chính quyền cấp xã trong bất cứ thời kỳ lịch sử nào cũng có vị trí hết sức quan trọng. Cán bộ là một yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng và củng cố chính quyền cấp xã vững mạnh. Cán bộ và công tác cán bộ luôn là "khâu then chốt trong vấn đề then chốt " của toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung và đặc biệt là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã, nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng, năng lực và trí tuệ, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới.

Thực tế cho thấy, trong mọi điều kiện và hoàn cảnh của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn chú trọng tới cấp xã, từng bước quan tâm xây dựng, đổi mới chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã theo hướng không ngừng nâng cao vị thế, cũng như chính sách đãi ngộ, cải thiện đời sống của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã để đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã yên tâm công tác, có điều kiện hoàn thành nhiệm vụ. Đảng và Nhà nước coi công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong xây dựng và củng cố chính quyền nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phần lớn chưa đạt yêu cầu về tiêu chuẩn chức danh, còn nhiều hạn chế về chuyên môn, quản lý nhà nước, nghiệp vụ hành chính. Công tác cán bộ ở cơ sở còn lúng túng, quy hoạch còn chắp vá, nguồn cán bộ cho quy hoạch ít, chất lượng chưa

85

cao. Trong hoạt động của mình, chính quyền cơ sở nhiều nơi đã và đang theo lối mòn cũ, giải quyết công việc bằng kinh nghiệm, bằng uy tín, đạo đức, vận dụng dập khuôn, máy móc, thiếu sự năng động sáng tạo. Việc hiểu và áp dụng các văn bản pháp luật của Nhà nước còn tuỳ tiện, nhất là trong các lĩnh vực quản lý nhà ở, đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo…

Mặc dù huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ đã có chính sách thu hút nhân tài về làm việc ở cơ sở nhưng tình hình vẫn chưa cải tiến được nhiều. Trong thời gian tới, các cấp ủy Đảng và chính quyền từ tỉnh đến huyện và xã cần phải thực hiện đồng bộ hệ thống nhằm xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã, đặc biệt là cán bộ chủ chốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức và năng lực tốt, bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có tính kế thừa giữa các thế hệ, nhằm đảm bảo chất lượng đội ngũ CBCC, thực hiện hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, góp phần đưa huyện Thanh Thủy sớm thoát khỏi huyện nghèo vươn lên giàu mạnh, ổn định, bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Thuỷ tỉnh Phú Thọ (2004), Lịch sử

Đảng bộ huyện Thanh Thuỷ, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội

2. Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (1999), Báo cáo kết quả điều tra cơ bản

đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp xây dựng và nâng cao chất lượng cán bộ hệ thống chính trị cơ sở, Hà Nội

3. Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ, Viện Khoa học tổ chức Nhà nước (2000), Chính quyền cấp xã và quản lý nhà nước ở cấp xã, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

4. Ban Tuyên giáo Trung ương (2008), Tài liệu nghiên cứu các nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, khoá X.

5. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2006), Chuyên đề nghiên cứu nghị

quyết đại hội X của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

6. Bộ Nội vụ (2004), Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01 về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với CBCC xã, phường, thị trấn

7. Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2004),

Thông tư liên tịch số 34/2004/TTLT-BNV-BLĐTBXH ngày 14/5/2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 về chế độ chính sách đối với CBCC xã, phường, thị trấn.

8. Chính phủ (1993), Nghị định 46/CP ngày 23/6 về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn.

9. Chính phủ (1995), Quyết định số 97/CP-UB ngày 15/10 về củng cố tổ chức bộ máy làm việc của cấp xã, phường, thị trấn.

10. Chính phủ (1995), Nghị định 50/CP ngày 26/7 về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn.

11. Chính phủ (2001), Quyết định 74/2001/QĐ-TTg ngày 7/5 về việc phê chuẩn kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2001-2005.

87

12. Chính phủ (2001), Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9 phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001- 2010.

13. Chính phủ (2004), Nghị định 107/2004/NĐ-CP ngày 01/4 quy định số lượng Phó chủ tịch và cơ cấu thành viên UBND các cấp.

14. Chính phủ (2004), Quyết định số 03/2004/QĐ-TTg ngày 7/1 phê duyệt định lượng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC các cấp xã, phường, thị trấn đến năm 2010.

15. Chính phủ (2009), Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10 về chế độ chính sách đối với CBCC xã, phường, thị trấn.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Nghị quyết Trung ương 2, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Nghị quyết Trung ương 3, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Nghị quyết Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc

giữa nhiệm kỳ khoá VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khoá VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Văn kiện Đại hội Đảng toàn

quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Trung ương 3, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết Trung ương 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Tài liệu học tập Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Hiến pháp Việt Nam năm 1946, 1959, 1980, 1992, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Học viện Hành chính Quốc gia (2002), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ chính quyền cấp xã về quản lý nhà nước, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.

33. Huyện uỷ Thanh Thuỷ (2005), Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ huyện

Thanh Thuỷ lần thứ XXIII - nhiệm kỳ 2005 - 2010.

34. Huyện uỷ Thanh Thuỷ (2008), Đề án thực hiện Nghị quyết số 22 ngày 01/11/2007 của Tỉnh uỷ Phú Thọ về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và nâng cao chất lượng đảng viên của huyện Thanh Thuỷ trong tình hình mới.

35. Huyện uỷ Thanh Thuỷ (2010), Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ huyện

Thanh Thuỷ lần thứ XXIV - nhiệm kỳ 2010 - 2015.

36. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, Tập 4, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 37. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, Tập 26, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức chính quyền cấp xã huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ (Trang 89 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)