Công chức cấp xã

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức chính quyền cấp xã huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ (Trang 56 - 68)

Công chức cấp xã là nguồn lực quan trọng để thực thi triển khai và theo dõi, đánh giá các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, nhà nước, đồng thời thực thi các nhiệm vụ của chính quyền cấp xã chỉ đạo.

Tính đến ngày 31/12/2011, tổng số công chức cấp xã toàn huyện là 132 người, trong đó chưa cập chuẩn là 48 người, chiếm tỷ lệ 36%.

Công chức cấp xã bao gồm 7 chức danh sau đây: Trưởng Công an, Chỉ huy Quân sự, Văn phòng - Thống kê, Tài chính - Kế toán, Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường, Tư pháp - Hộ tịch, Văn hoá - Xã hội.

Bảng 3.3. Số lượng công chức cấp xã theo 7 chức danh Trong đó STT Chức danh Tổng số công chức có mặt Chưa đạt chuẩn Tỷ lệ% 1 Trưởng công an 15 13 87

2 Chỉ huy trưởng quân sự 15 8 53

3 Văn phòng - Thống kê 28 9 32

4 Tài chính - Kế toán 26 1 3,8

5 Địa chính - NN - XD & Môi trường

17 3 18

6 Văn hóa - Xã hội 15 7 47

7 Tư pháp - Hộ tịch 16 7 44

Cộng 132 48 36

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Thanh Thủy)

a) Trưởng Công an :

Trưởng Công an ở huyện Thanh Thuỷ có 15 người nam (100%) hoạt động chuyên trách.

- Về độ tuổi : Từ 35 - 45 tuổi: 6 người (40%), từ 46 - 50 tuổi: 7 người (46,7%), trên 50 tuổi: 2 người (13,3%).

- Về trình độ văn hoá: THCS : 2 người (13,3%), THPT :13 người (86,7%) - Về trình độ chuyên môn: Cao đẳng: 1 người (6,7%), trung cấp: 3 (20%), sơ cấp : 1 người (6,7%), chưa có bằng cấp hoặc chứng chỉ: 10 người (73,3%) như xã Trung Nghĩa, Đồng Luận, Trung Thịnh, Tu Vũ, Hoàng Xá.

49

Tuy vậy, nhận diện tầm quan trọng nâng cao trình độ chuyên môn của chức danh, một số xã đã có chủ trương của cán bộ đi học nâng cao trình độ chuyên môn. Chính quyền xã đã trích lập nguồn kinh phí đào tạo hỗ trợ cộng với kinh phí của cá nhân nhằm tạo điều kiện cho cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn. Hiện nay các xã đã cử đi học trung cấp: 4 người, đại học: 3 người.

- Về trình độ lý luận chính trị : Sơ cấp : 2 người( 13,3%), trung cấp: 11 người (73,3%), chưa có bằng cấp hoặc chứng chỉ: 1 (6,7%), 1 người đang học trung cấp.

- Về bồi dưỡng kiến thức QLNN và các nghiệp vụ khác : 15 người (100%)

- Xếp loại năm 2011: tốt : 8 người (54%), khá: 5 người (33%), Trung bình: 2 người (13%)

b) Chỉ huy trưởng Quân sự :

Chỉ huy trưởng Quân sự bao gồm: 15 người nam (100%) hoạt động chuyên trách.

- Về độ tuổi : Từ 35 - 45 tuổi: 5 người (33,35%), từ 45 - 50 tuổi : 8 người (53,3 %), trên 50 tuổi : 2 người (13,35%).

- Về trình độ văn hoá: THPT: 15 người (100%).

- Về trình độ chuyên môn: trung cấp: 4 người (26,65%), sơ cấp: 1 người (6,7%), chưa có bằng cấp hoặc chứng chỉ: 4 người (26,65%). Hiện đang học trung cấp: 6 người.

- Về trình độ lý luận chính trị: Sơ cấp: 5 người (33,3%), trung cấp: 9 người (60%), chưa có bằng hoặc chứng chỉ: 1 người (6,7%),

Tuy vậy, nhận diện tầm quan trọng nâng cao trình độ chuyên môn của chức danh, một số xã đã có chủ trương của cán bộ đi học nâng cao trình độ chuyên môn. Chính quyền xã đã trích lập nguồn kinh phí đào tạo hỗ trợ cộng với kinh phí của cá nhân nhằm tạo điều kiện cho cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn. Hiện nay các xã đã cử đi học trung cấp: 3 người.

- Về bồi dưỡng kiến thức QLNN và nghiệp vụ khác: 15 người (100%). - Xếp loại năm 2011 : tốt : 10 người (67%), khá: 4 người (24%), trung bình: 1 người (6%).

c) Văn phòng - Thống kê:

Văn phòng - Thống kê có 28 người trong đó 24 người nam (85,7%), 4 người nữ (14,3%).

- Về độ tuổi: dưới 35 tuổi: 9 người (32,1%), từ 35 - 45 tuổi: 8 người (28,6%), từ 45 - 50 tuổi: 10 người (35,7%), trên 50 tuổi: 1 người ( 3,6%).

- Về trình độ văn hoá: THPT: 27 người (96,4%).

- Về trình độ chuyên môn: Đại học - cao đẳng: 5 người (17,7%), trung cấp :11 người (39,3%), sơ cấp: 4 người (14,3%), chưa có bằng cấp hoặc chứng chỉ: 8 người (28,5%) như ở các xã Tu Vũ, Yến Mao, Hoàng Xá, Sơn Thủy.

Tuy vậy, nhận diện tầm quan trọng nâng cao trình độ chuyên môn của chức danh, một số xã đã có chủ trương của cán bộ đi học nâng cao trình độ chuyên môn. Chính quyền xã đã trích lập nguồn kinh phí đào tạo hỗ trợ cộng với kinh phí của cá nhân nhằm tạo điều kiện cho cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn. Hiện nay các xã đã cử đi học đại học: 5, người, trung cấp: 3 người. - Về trình độ lý luận chính trị: Sơ cấp: 8 người (28,6%), trung cấp: 9 người (32,1%), chưa có bằng hoặc chứng chỉ: 11 người (39,3%). Hiện đang học trung cấp: 3 người.

- Về bồi dưỡng kiến thức QLNN và nghiệp vụ khác: 28 người (100%) - Xếp loại năm 2011: tốt: 15 người (54%), khá: 12 người (43%), TB: 11 người (3%).

d) Tài chính - Kế toán :

Tài chính - Kế toán bao gồm có 27 người trong đó 20 người nam (74,0%), 7 người nữ (26,0%).

- Về độ tuổi : dưới 35 tuổi: 11 người (40,7%), từ 35 - 45 tuổi : 10 người (37,0%), từ 46 - 50 tuổi: 4 người (14,8%), trên 50 tuổi: 2 người ( 7,5%).

51

- Về trình độ chuyên môn: Đại học - cao đẳng: 1 người (3,7%), trung cấp:17 người (63,0%), sơ cấp: 2 người (7,4%), chưa có bằng cấp hoặc chứng chỉ: 7 người (25,9%) tập trung ở một số xã như: Tân Phương, Đồng Luận.

Tuy vậy, nhận diện tầm quan trọng nâng cao trình độ chuyên môn của chức danh, một số xã đã có chủ trương của cán bộ đi học nâng cao trình độ chuyên môn. Chính quyền xã đã trích lập nguồn kinh phí đào tạo hỗ trợ cộng với kinh phí của cá nhân nhằm tạo điều kiện cho cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn. Hiện nay các xã đã cử đi học đại học: 2, trung cấp: 5 người.

- Về trình độ lý luận chính trị: Sơ cấp: 6 người (22,2%), trung cấp: 9 người (33,35%), chưa có bằng hoặc chứng chỉ: 12 người (44,45%). Hiện đang học trung cấp: 5 người.

- Về bồi dưỡng kiến thức QLNN và nghiệp vụ khác: 27 người (100%) - Xếp loại năm 2011 : tốt : 16 người (59,3%), khá: 11 người (40,7%).

e) Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường:

Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường gồm có 18 người hoạt động chuyên trách trong đó 17 người nam (94,4%), 1 người nữ (5,6%).

- Về độ tuổi : dưới 35 tuổi: 6 người (33,3%), từ 35 - 45 tuổi: 4 người (22,2%), từ 46 - 50 tuổi: 3 người (16,8%), trên 50 tuổi: 5 người ( 27,7%).

- Về trình độ văn hoá: THCS : 1 người (5,6%), THPT: 17 người (94,4%). - Về trình độ chuyên môn: Đại học - cao đẳng: 3 người (16,7%), trung cấp :12 người (66,7%), sơ cấp: 1 người (5,5%), chưa có bằng cấp hoặc chứng chỉ: 2 người (11,1%).

Tuy vậy, nhận diện tầm quan trọng nâng cao trình độ chuyên môn của chức danh, một số xã đã có chủ trương của cán bộ đi học nâng cao trình độ chuyên môn. Chính quyền xã đã trích lập nguồn kinh phí đào tạo hỗ trợ cộng với kinh phí của cá nhân nhằm tạo điều kiện cho cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn. Hiện nay các xã đã cử đi học đại học: 1.

- Về trình độ lý luận chính trị: Sơ cấp: 4 người (22,2%), trung cấp: 6 người (33,3%), chưa có bằng hoặc chứng chỉ: 8 người (44, 5%). Hiện đang học trung cấp : 1 người.

- Về bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ khác: 18 người (100%).

- Xếp loại năm 2011: tốt: 6 người (33,3%), khá: 8 người (44,5%), trung bình: 2 (11,1%), yếu: 2 (11,1%).

f) Tư pháp - Hộ tịch:

Tư pháp - Hộ tịch bao gồm có 14 người hoạt động chuyên trách trong đó 13 người nam (92,9%), 1 người nữ (7,1%).

- Về độ tuổi : dưới 35 tuổi: 4 người (28,6%), từ 35 - 45 tuổi: 6 người ( 42,9%), từ 46 - 50 tuổi: 1 người (7,1%), trên 50 tuổi: 3 người ( 21,4%).

- Về trình độ văn hoá: THCS: 1 người (7,1%), THPT: 13 người (92,9%).

- Về trình độ chuyên môn: Đại học - cao đẳng : 02 người (14,3%), trung cấp :5 người (35,7%), sơ cấp 01 người (7,1%), chưa có bằng cấp hoặc chứng chỉ: 6 người (42,9%). Hiện đang học cao đẳng: 2, học trung cấp: 4.

- Về trình độ lý luận chính trị: Sơ cấp: 5 người (35,7%), trung cấp: 2 người (14,3%), chưa có bằng hoặc chứng chỉ: 7 người (50%).

Tuy vậy, nhận diện tầm quan trọng nâng cao trình độ chuyên môn của chức danh, một số xã đã có chủ trương của cán bộ đi học nâng cao trình độ chuyên môn. Chính quyền xã đã trích lập nguồn kinh phí đào tạo hỗ trợ cộng với kinh phí của cá nhân nhằm tạo điều kiện cho cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn. Hiện nay các xã đã cử đi học trung cấp : 5 người.

- Về bồi dưỡng kiến thức QLNN và nghiệp vụ khác: 14 người (100%). - Xếp loại năm 2011: tốt: 7 người (50%), khá: 6 người (42,9%), trung bình: 1 (7,1%).

g) Văn hoá - Xã hội :

Văn hoá - Xã hội gồm có 15 người hoạt động chuyên trách, trong đó: 12 người nam (80,0%), 3 người nữ (20,0%).

53

- Về độ tuổi: dưới 35 tuổi: 3 người (20,0%), từ 35 - 45 tuổi: 5 người ( 33,3%), từ 46 - 50 tuổi: 4 người (26,7%), trên 50 tuổi: 3 người ( 20,0%).

- Về trình độ văn hoá: THCS: 2 người (13,3%), THPT: 13 người (86,7%). - Về trình độ chuyên môn: Đại học: 1 người (6,7%), trung cấp: 4 người (26,6%), chưa có bằng cấp hoặc chứng chỉ: 10 người (66,7%). Hiện đang học cao đẳng: 2 người, trung cấp: 4 người.

- Về trình độ lý luận chính trị: Sơ cấp: 5 người (33,3%), trung cấp: 2 người (13,3%), chưa có bằng hoặc chứng chỉ: 8 người (53,4%).

Tuy vậy, nhận diện tầm quan trọng nâng cao trình độ chuyên môn của chức danh, một số xã đã có chủ trương của cán bộ đi học nâng cao trình độ chuyên môn. Chính quyền xã đã trích lập nguồn kinh phí đào tạo hỗ trợ cộng với kinh phí của cá nhân nhằm tạo điều kiện cho cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn. Hiện nay các xã đã cử đi học trung cấp: 3 người.

- Về bồi dưỡng kiến thức QLNN và nghiệp vụ khác: 15 người (100%). - Xếp loại năm 2011: tốt: 8 người (54%), khá: 5 người (33%), trung bình: 2 (13%).

Nhận xét:

Về số lượng công chức cấp xã ở huyện Thanh Thuỷ chưa đủ theo định biên, được tỉnh giao 140 người hiện có 132 người, thiếu 8 người. Tư pháp - Hộ tịch ở xã Bảo Yên thiếu 1, Văn hoá - Xã hội thiếu 2 người ở xã: Hoàng Xá và thị trấn thanh Thủy, Văn phòng - Thống kê thiếu 2 người ở xã: Phượng Mao và thị trấn Thanh Thủy, Tài chính - Kế toán thiếu 3 người ở các xã: Thạch Đồng, Trung Nghĩa và thị trấn Thanh Thủy.

- Độ tuổi của công chức cấp xã ngày càng được trẻ hoá: số người trên 35 tuổi ngày càng ít, số người dưới 35 tuổi ngày càng đông.

- Về trình độ của công chức cấp xã: Trình độ văn hoá ngày càng được nâng lên, trình độ chính trị chưa học hoặc chưa có bằng cấp chứng chỉ gì đang còn nhiều: Trưởng Công an: 6,7%; Chỉ huy trưởng Quân sự: 6,7%; Văn

phòng - Thống kê : 39,3%, Tài chính - Kế toán: 44,45%; Địa chính - Xây dựng: 45,5%; Tư pháp - Hộ tịch: 50,0%; Văn hoá - Xã hội: 66,7%.

Việc bồi dưỡng kiến thức QLNN, quản lý kinh tế và các kiến thức tác nghiệp khác tuy thực hiện tương đối tốt, cơ bản 100% được tham gia tuy nhiên chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu, chủ yếu là học các lớp tập huấn ngắn ngày ( 2-5 ngày) vì vậy hiệu quả QLNN không cao.

Với trình độ của công chức cấp xã như trên thì chất lượng của đội ngũ này thấp là lẽ đương nhiên.

Theo yêu cầu nhiệm vụ công chức cấp xã phải là những người tinh thông chuyên môn, thành thạo các kỹ năng QLNN về lĩnh vực mình phụ trách, đảm nhiệm. Thực tế, ở huyện Thanh Thuỷ - Phú Thọ hiện nay nhiều công chức cấp xã đang còn lúng túng trong việc đề xuất, tham mưu giải quyết các công việc cụ thể mà mình đảm nhiệm đặc biệt là giải quyết tình huống QLNN, có nhiều trường hợp họ không giải quyết được nhưng cũng không báo cáo với Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết vụ việc, có nhiều công chức cấp xã không am hiểu chính sách, pháp luật nên đã giải quyết công việc sai, cũng có những trường hợp mặc dù họ biết quy định của pháp luật nhưng không có kỹ năng để giải quyết công việc dẫn đến công việc bị ùn tắc, ứ đọng, hiệu quả QLNN ở cơ sở thấp.

Đánh giá chung về chất lượng đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã ở huyện Thanh Thuỷ tỉnh Phú Thọ

* Về ưu điểm:

- Đa số CBCC chính quyền cấp xã có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, họ trung thành với lý tưởng, kiên định mục tiêu xây dựng XHCN, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, họ có lối sống giản dị, trong sáng, am hiểu đời sống nhân dân, tâm huyết với cơ sở.

- Phát huy truyền thống của một huyện anh hùng, CBCC từ khi được sắp xếp biên chế lại theo Nghị định 92/2009/NĐ - CP của Chính phủ, CBCC

55

chính quyền cấp xã đã nỗ lực trong học tập, rèn luyện, tu dưỡng vươn lên. Vì vậy, trình độ của CBCC chính quyền cấp xã ngày càng cao, một số CBCC có tư duy mới (dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm), chất lượng đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã được nâng lên rõ rệt.

Mặc dù mới được tái lập, là huyện miền núi, thuần nông nghèo song cho đến nay diện mạo của huyện Thanh Thuỷ đã có nhiều thay đổi. Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, là một huyện có thành tích cao về xoá đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và hoàn thành phổ cập THCS nhất toàn tỉnh. Những thành tựu mà huyện Thanh Thuỷ - Phú Thọ đạt được có phần đóng góp rất lớn của đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã.

* Về nhược điểm:

- Những ưu điểm là cơ bản, nhưng bên cạnh đó CBCC chính quyền cấp xã huyện Thanh Thuỷ vẫn còn tồn tại một số hạn chế bất cập sau đây:

+ Một số CBCC chính quyền cấp xã có biểu hiện cơ hội, hách dịch, tham ô, tham nhũng, có những lúc, những nơi còn có biểu hiện mất đoàn kết nội bộ, bè phái, cục bộ dẫn đến mất lòng tin ở nhân dân, làm giảm hiệu quả quản lý ở cơ sở.

+ Mặc dù có nhiều cố gắng vươn lên nhưng so với Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Trưởng Bộ Nội vụ “về việc ban hành tiêu chuẩn cụ thể đối với CBCC xã, phường, thị trấn” thì đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã ở huyện Thanh Thuỷ - Phú Thọ chưa đạt chuẩn về trình độ tương đối nhiều, kể cả cán bộ chủ chốt. Tính đến hết tháng 12/2011 cán bộ chuyên trách công chức cấp xã tổng số có 285 người trong đó 58 người (20,4%) chưa đạt chuẩn (xem phụ lục 1). Đây là hạn chế lớn nhất của đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã ở huyện Thanh Thuỷ- Phú Thọ. Trình độ thấp dẫn đến chất lượng chung đội ngũ CBCC cấp xã hạn chế, hiệu quả hoạt động thấp. + Chủ tịch và Phó chủ tịch HĐND cấp xã chưa thể cùng đại biểu HĐND đưa ra những nghị quyết nhằm khai thác tiềm năng của địa phương

tạo bước đột phá về phát triền kinh tế - xã hội ở cơ sở, mà họ còn phụ thuộc rất nhiều vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên; việc đôn đốc, giám sát, kiểm tra giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân chưa tốt; chưa thực sự lắng nghe hết những lời nói tâm huyết của nhân dân.

+ Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND quản lý, điều hành UBND chưa khoa học, chủ yếu còn dựa vào kinh nghiệm, nhất là những người mới giữ chức vụ lần đầu mất rất nhiều thời gian để làm quen với công việc, quản lý các chương trình dự án chưa tốt, làm thất thoát nhiều vốn, hiệu quả từ công trình dự án đưa lại chưa cao; giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo nhất là về

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức chính quyền cấp xã huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ (Trang 56 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)