Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CBCC chính quyền

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức chính quyền cấp xã huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ (Trang 32 - 36)

nhất là chưa có đóng góp gì nhiều.

Trẻ hoá đội ngũ cán bộ còn là một yêu cầu khách quan để bổ sung cho lực lượng cán bộ sắp hết thời gian công tác, đó cũng là quy luật của tự nhiên, lớp người sau kế tục thay thế lớp người trước, thế hệ trẻ thay thế hệ già.

- Đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã phải có trình độ kiến thức, sự hiểu biết về quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đảm bảo đủ năng lực để làm việc, đáp ứng yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ mà tổ chức và nhân dân giao cho.

Có thể khẳng định rằng, trình độ kiến thức là yếu tố rất cơ bản góp phần tạo nên chất lượng đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã. Chính nhờ có trình độ kiến thức mà đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã mới có thể tiếp thu, xử lý các công việc cụ thể ở cơ sở đạt kết quả.

Những tiêu chí trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, vừa là tiền đề, vừa là điều kiện bổ sung cho nhau, trong đó học vấn là nền tảng; lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng là cốt lõi; kiến thức chuyên môn là cơ sở để đảm đương những nhiệm vụ được giao, đó là những tiêu chí cơ bản để đánh giá đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã.

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã. cấp xã.

a) Một là, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng: Chất lượng đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã hình thành và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu và quan trọng là thông qua đào tạo bồi dưỡng (ĐTBD). Hiện nay, ĐTBD chưa thực sự đáp ứng về truyền thụ kiến thức, nâng cao năng lực trình độ cho đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới. Những bất cập trong ĐTBD ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã thể hiện qua những nội dung cơ bản sau:

- ĐTBD chưa thực sự đúng đối tượng cần nâng cao năng lực trình độ để thực hiện nhiệm vụ, ĐTBD nhiều khi không gắn với quy hoạch. Do đó tình trạng người cần đi học thì không đi học, người không cần đi học lại cử đi học. Nhiều CBCC đi học về không được bố trí công việc, một số sau khi được ĐTBD cũng đến tuổi nghỉ hưu.

- Việc quản lý ĐTBD vẫn còn lỏng lẻo, nhiều khi ĐTBD chỉ để hoàn thành chỉ tiêu do cấp trên giao, chưa chú trọng đến chất lượng ĐTBD. Có lúc có nơi việc ĐTBD là hình thức hợp thức hoá các tiêu chuẩn CBCC qua các văn bằng, chứng chỉ hơn là truyền đạt kiến thức để nâng cao trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Việc ĐTBD đối với CBCC chính quyền cấp xã ở trường chính trị tỉnh và trung tâm bồi dưỡng chính trị, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện là chủ yếu và rất quan trọng. Ở đó CBCC chính quyền cấp xã không chỉ được truyền thụ kiến thức văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ mà còn được trang bị những kiến thức về lý luận chính trị, QLNN. Thông qua việc ĐTBD không chỉ giúp CBCC chính quyền cấp xã hiểu thêm đường lối của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước mà qua đó còn giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng cho CBCC.

Tuy nhiên hiện nay, nhiều cơ sở ĐTBD vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học, cơ sở vật chất không đảm bảo, số lượng và chất lượng đảng viên thiếu và yếu. Do kinh phí hạn hẹp nên hàng năm số lượng CBCC chính quyền cấp xã được ĐTBD còn ít trong khi nhu cầu ĐTBD để đáp ứng đòi hỏi công việc ngày càng cao.

Nội dung chương trình ĐTBD dành cho CBCC chính quyền cấp xã còn mang nặng lý thuyết, thiên về lý luận chính trị, trùng lặp, chưa đi sâu vào khoa học chuyên nghành, kỹ thuật tác nghiệp hành chính, nghiệp vụ QLNN. Chương trình thường giống nhau cho nhiều đối tượng; các kiến thức nghiệp vụ để CBCC chính quyền cấp xã làm việc thì quá khái lược sơ sài, vì vậy khi đi học về khó áp dụng vào thực tiễn để giải quyết công việc.

25

- Chế độ chính sách về ĐTBD chưa thực sự khuyến khích đối với CBCC chính quyền cấp xã đi học nâng cao năng lực trình độ, chưa tạo điều kiện để họ yên tâm học tập.

b) Hai là, cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm:

- Đối với cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã đều thực hiện theo quy chế: Đảng cử, dân bầu. Do vậy nếu công tác cán bộ không được quan tâm, không làm tốt công tác nhân sự dễ dẫn đến tình trạng “phân chia” chức vị mà không chú trọng đến trình độ, năng lực của người được đề cử. Đó là chưa kể đến trình độ dân trí, ý thức và sự tôn trọng của nhân dân địa phương đối với chính quyền cấp xã. Trong chừng mực nào đó cũng ảnh hưởng đến kết quả bầu cử, ảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã.

- Việc tuyển dụng, bổ nhiệm chưa gắn với việc thi tuyển, lựa chọn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài ra, nguồn CBCC ở cấp xã còn thiếu, nhiều nơi, như: vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, việc tuyển dụng nhiều khi mang tính hình thức, “sắp đặt” để có chức danh mà không quan tâm đến trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Thực tế hiện nay, việc tuyển dụng hầu như chỉ dựa vào sự nhất trí của Bí thư Đảng uỷ và Chủ tịch UBND cấp xã nên khó tránh khỏi cảm tính cá nhân, dẫn đến tuyển dụng những người yếu kém về năng lực, phẩm chất làm ảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã.

c) Ba là, chế độ chính sách:

Hầu hết các chế độ chính sách về cán bộ của các địa phương trong toàn quốc đều chú trọng thu hút nhân lực vào làm ở các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện hoặc các đơn vị sản xuất kinh doanh mà ít chú trọng đến CBCC ở cơ sở. Do vậy, đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã vừa yếu lại vừa thiếu. Trừ một số CBCC được tăng cường từ cấp quận, huyện còn phần lớn cán bộ cơ sở, nhất là vùng nông thôn đều là bộ đội, đảng viên xuất ngũ trở về, phần đông trong số họ là trẻ, nhưng chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, thiếu

kiến thức về QLNN. Trong khi đó số sinh viên tốt nghiệp các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học chưa có việc làm rất nhiều nhưng do chưa có chủ trương chính sách thu hút phù hợp nên không bổ sung được lực lượng này vào đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã, nhất là các chức danh chuyên môn. Do vậy, đã không làm thay đổi được cơ cấu trình độ và năng lực của đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã.

Trước ngày 1/7/2003, cán bộ chính quyền cấp xã không được coi là công chức Nhà nước mặc dù Hiến pháp 1992 đã xác định cấp xã là một cấp hành chính trong hệ thống chính quyền của nước ta. Cán bộ cấp xã không được hưởng lương từ ngân sách nhà nước mà chỉ được hưởng phụ cấp ( sinh hoạt phí ) trích từ nguồn ngân sách cấp xã. Nhiều trường hợp do ngân sách xã thiếu phải nợ phụ cấp của cán bộ hàng năm, không có khả năng chi trả, làm cho họ không yên tâm công tác dẫn đến nhiều người phải chuyển nghề.

Chế độ, chính sách đối với CBCC nói chung, CBCC chính quyền cấp xã nói riêng vẫn chưa đồng bộ, nhất quán, từ khâu tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đến kiểm tra, giám sát. Do vậy, gây ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã.

d) Bốn là, công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã: Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã. Thông qua công tác này mới có thể phát hiện được những tiêu cực, bất cập nảy sinh từ cán bộ và công tác cán bộ. Qua đó kịp thời khen thưởng những nhân tố tích cực, xử lý nghiêm minh những sai phạm, có như vậy mới tạo lập được niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, đồng thời nắm được thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã, từ đó có kế hoạch ĐTBD nâng cao năng lực, trình độ đối với những cán bộ chưa đạt chuẩn, luân chuyển, thay thế cán bộ yếu kém. Tăng cường cán bộ có chất lượng cho những nơi thiếu ổn định, mất đoàn kết nội bộ.

27

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức chính quyền cấp xã huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ (Trang 32 - 36)