Xuất phát điểm của Thanh Thuỷ là huyện nông thôn - miền núi lại mới được chia tách từ huyện Tam Thanh. Do vậy, cơ sở vật chất, hạ tầng đều tập trung tại huyện Tam Nông. Huyện Thanh Thuỷ phải bắt đầu lại từ đầu để theo kịp huyện khác. Nhận thức được những khó khăn, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện đã phát huy nội lực, tiềm năng vốn có của huyện để phát triển kinh tế - xã hội.
Trong những năm gần đây, với sự cố gắng, nỗ lực của mình Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Thuỷ đã đạt được những kết quả nhất định, đem lại khởi sắc mới cho toàn huyện.
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của huyện qua các năm:
Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011 GDP
Tổng giá trị sản xuất Triệu đồng 145,640 175.000 274.000 8,12
Nông lâm thuỷ sản Tr.đồng 80.904 85.908 98.000 7,6
Tỉ trọng % 50,4 58,68 68,66 Dịch vụ Tr. Đồng 50.800 55.580 69.000 6,7 Tỉ trọng % 39,59 32,00 37,28 CNXD Tr.đồng 30.928 44.432 70.000 11,3 Tỉ trọng % 31,28 32,09 BQ l.thực người năm Kg 305 337 Giá trị SX bình quân 1000đ 2000 3348
41
Kinh tế huyện trong vài năm trở lại có nhịp độ tăng trưởng khá. Tổng giá trị sản xuất năm 2011 đạt 274.000 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tăng 8,12%.
Trong đó:
- Nông nghiệp tăng bình quân 7,6% / năm.
- Công nghiệp xây dựng tăng bình quân 5,9%, công nghiệp tăng 15,8%. - Dịch vụ tăng bình quân 5,6% năm.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2011 đạt 95 tỷ đồng. Sản lượng quy thóc năm 2011 đạt 28,155 tấn, bình quân lương thực đầu người là 367 kg/ năm.
- Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2011 đạt 57 đồng. Trong đó:
- Công nghiệp 25 tỷ, dịch vụ 32 tỷ đồng. - Giá trị dịch vụ đạt 59 tỷ đồng.
* Về cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch so với cơ cấu kinh tế năm 2009.
* Nông nghiệp 58,55, CNXD cơ bản 32,99%, Dịch vụ 32,16%.
Với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm có thể nói nền sản xuất của huyện đã chuyển dần từ nền kinh tế tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá. Tuy vậy, sự chuyển dịch này còn rất chậm, do tập quán canh tác của các hộ gia đình vẫn quen sản xuất nhỏ lẻ, sức mua của thị trường vẫn còn thấp. Sự giao lưu tiếp xúc giữa thị trường trong huyện với thị trường các huyện lân cận và tỉnh ngoài còn thấp. Sự tăng trưởng kinh tế của huyện có thể nói là khá (8,12%) hàng năm, nhưng đóng góp chủ yếu vào sự tăng trưởng này là nông nghiệp. Song song với việc nỗ lực phát triển cơ cấu kinh tế, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi hướng tới kinh tế hàng hoá - thị trường. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Thuỷ cũng rất chú trọng tới các vấn đề xã hội và coi đó là nhân tố quan trọng có mối quan hệ mật thiết mang tính thúc đẩy tới việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC toàn huyện nói chung và CBCC chính quyền cấp xã nói riêng.