- Bản thân có người CBCC chính quyền cấp xã chưa thực sự tự giác tu dưỡng, rèn luyện và nỗ lực phấn đấu vươn lên về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
- Môi trường kinh tế thị trường có tác động nhất định đến việc nâng cao trình độ chuyên môn của chính quyền cấp xã: i) Đào tạo hiện nay mang tính chất hình thức, vì mục tiêu thụ lời nhiều hơn từ phía các cơ quan đào tạo; ii) Do nhu cầu học lấy bằng khá phổ biến, nên một số cơ sở đào tạo đã quên vị thế của địa phương đang thực hiện đào tạo nâng cáo chất lượng đội ngũ CBCC chính quyền cơ sở; iii). Hệ thống giáo trình đào tạo nguồn nhân lực chính quyền cấp xã thiếu cập nhật, chưa phù hợp với yêu cầu của quản lý nền kinh tế thị trường.
- Một vài cấp uỷ và tập thể lãnh đạo chưa quán triệt đầy đủ sâu sắc các nguyên tắc, nghị quyết, quy định, hướng dẫn của cấp trên về công tác cán bộ nên chưa tạo được quyết tâm và sự thống nhất cao trong tổ chức thực hiện, trong lúc đó cấp uỷ cấp trên lại thiếu kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện và uốn nắn những khuyết điểm lệch lạc.
- Trong một thời gian dài các cấp, các ngành chưa xây dựng được quy hoạch có tính chất chiến lược về cán bộ, nhất là tạo nguồn cho cán bộ cơ sở, tiêu chuẩn cho từng CBCC chính quyền cấp xã.
Một số cấp uỷ đảng, thủ trưởng cơ quan chưa thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ và quy trình trong công tác cán bộ, chưa chú ý quản lý và rèn luyện cán bộ đảng viên về mặt phẩm chất chính trị và đạo dức cách mạng. Chưa xử lý kỷ luật nghiêm minh và kịp thời những cán bộ đảng viên có nhiều sai phạm, không kịp thời thay thế những cán bộ sa sút về phẩm chất, yếu kém về năng lực.
- Chưa có chế độ đãi ngộ thích đáng và tạo điều kiện, phương tiện cần thiết cho cán bộ cơ sở để họ thực sự yên tâm công tác.
- Đào tạo, bồi dưỡng CBCC chính quyền cấp xã còn chắp vá. Nội dung chương trình ĐTBD chưa thiết thực, còn thiên về lý luận, chưa chú trọng kỹ năng thực hành. Phương pháp giảng dạy chậm được đổi mới.
61
Kết luận chương 3
Đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã ở huyện Thanh Thuỷ tỉnh Phú Thọ có nhiều đóng góp rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương song nhìn chung chưa ngang tầm với yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Hiện nay đội ngũ này đang thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, cơ cấu chưa hợp lý, hẫng hụt trong tạo nguồn cán bộ. Một bộ phận cán bộ công chức có tư tưởng bảo thủ, ỷ lại, ngại tiếp thu cái mới, hoạt động cầm chừng kém năng động, sáng tạo, một vài cán bộ có biểu hiện cơ hội, bè phái, tham ô, tham nhũng… đã làm giảm uy tín với nhân dân, làm cho chất lượng đội ngũ CBCC thấp và hiệu quả QLNN ở cơ sở chưa cao.
Thực trạng trên đây của CBCC chính quyền cấp xã là có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chủ yếu là: chưa xây dựng quy hoạch có tính chiến lược về cán bộ, nhất là tạo nguồn cán bộ ngay tại cơ sở, chưa chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng cho CBCC ở cơ sở.
Nhìn chung đa số CBCC chính quyền cấp xã có một số ưu điểm như: có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, họ trung thành với lý tưởng, kiên định mục tiêu xây dựng XHCN, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, họ có lối sống giản dị, trong sáng, am hiểu đời sống nhân dân, tâm huyết với cơ sở. CBCC chính quyền cấp xã đã nỗ lực trong học tập, rèn luyện, tu dưỡng vươn lên. Vì vậy, trình độ của CBCC chính quyền cấp xã ngày càng cao, một số CBCC có tư duy mới (dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm), chất lượng đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã được nâng lên rõ rệt.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên thì một số CBCC còn có hạn chế như: Một số CBCC chính quyền cấp xã có biểu hiện cơ hội, hách dịch, tham ô, tham nhũng, có những lúc, những nơi còn có biểu hiện mất đoàn kết nội bộ, bè phái, cục bộ dẫn đến mất lòng tin ở nhân dân, làm giảm hiệu quả quản lý ở cơ sở. Số CBCC chính quyền cấp xã chưa đạt chuẩn về trình độ tương đối nhiều, kể cả cán bộ chủ chốt. Tính đến hết tháng 12/2011 cán bộ
chuyên trách công chức cấp xã tổng số có 285 người trong đó 58 người (20,4%) chưa đạt chuẩn. Đây là hạn chế lớn nhất của đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã ở huyện Thanh Thuỷ- Phú Thọ. Trình độ thấp dẫn đến chất lượng chung đội ngũ CBCC cấp xã hạn chế, hiệu quả hoạt động thấp.
Từ thực tiến nguồn nhân lực chính quyền cấp xã còn nhiều bất cập trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội theo định hướng thị trường, có sự quản lý của nhà nước. Như vậy, chúng ta nhận thấy rằng cần tăng cường nâng cao năng lực của CBCC chính quyền cấp xã để triển khai tốt cơ chế chính sách của nhà nước vào thực tiễn ngày càng có hiệu quả hơn.
Để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã phải từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân ở huyện Thanh Thuỷ. Các cấp uỷ Đảng và chính quyền từ huyện tới cơ sở cần tiến hành tổng kết, đánh giá đúng thực trạng CBCC chính quyền cấp xã. Trên cơ sở đó quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và xuất phát từ thực tế tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương, từ đó đề ra và tổ chức thực hiện các giải pháp đồng bộ, toàn diện. Đây là đòi hỏi khách quan và cấp thiết đối với huyện Thanh Thuỷ - Phú Thọ hiện nay.
63
Chương 4
MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG
VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ HIỆN NAY
Ở HUYỆN THANH THUỶ TỈNH PHÚ THỌ