Giải pháp nâng cao năng lực doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tác động của tự do hóa thương mại đối với xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam (Trang 89 - 96)

5. Kết cấu của đề tài

4.2.7. Giải pháp nâng cao năng lực doanh nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cần nhận thức được vấn đề doanh nghiệp là chủ thể quan trọng nhất tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Để phát triển và hội nhập thành công, phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, có khả năng tham gia và nâng cấp vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, xây dựng thương hiệu hàng hoá và doanh nghiệp trên thương trường quốc tế.

Các giải pháp cần triển khai thực hiện trong thời gian tới, bao gồm: - Về phía nhà nước, cần hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh, phương pháp marketing sản phẩm, đào tạo nguồn nhân lực, cải cách thủ tục hành chính công, hỗ trợ xúc tiến thương mại, thông tin dự báo thị trường ...

- Về phía doanh nghiệp, cần:

+ Các doanh nghiệp cần tích cực triển khai việc áp dụng các mô hình quản trị doanh nghiệp, mô hình quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong tổ chức sản xuất và kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và chất lượng sản phẩm xuất khẩu.

+ Chủ động xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh vững bền và hiệu quả và phải luôn giữ gìn uy tín doanh nghiệp như là tài sản vô giá. Chú trọng phát triển mặt hàng xuất khẩu chủ lực, mặt hàng xuất khẩu mới và có các chương trình cụ thể tiếp cận các thị trường xuất khẩu chính yếu, tiềm năng nhằm tạo dựng thương hiệu và danh tiếng doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế.

+ Mở rộng liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm hợp lý hóa, chuyên môn hóa sản xuất trên cơ sở thế mạnh của mỗi doanh nghiệp để mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Tích cực tham gia các Hiệp hội ngành hàng nhằm tranh thủ hỗ trợ về tài chính, kỹ năng chuyên môn, công nghệ và kinh nghiệm hoạt động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Tăng cường tiếp cận, phân tích thông tin. Phải nhanh nhạy nắm bắt mọi thông tin trong và ngoài nước, phân tích và xử lý thông tin kịp thời, tránh tình trạng loạn thông tin hoặc nhiễu kênh, nhiễu sóng.

+ Tăng cường tiếp xúc với thị trường nước ngoài thông qua các chương trình đào tạo, hội thảo, thăm quan, triển lãm, hợp tác quốc tế,…

+ Tiếp cận và nắm bắt các phương thức kinh doanh mới như: Thương mại điện tử, các nghiệp vụ tự bảo hiểm tại các cơ sở giao dịch kỳ hạn, thị trường giao sau, thị trường chứng khoán,….

KẾT LUẬN

Tự do hoá thương mại là việc dỡ bỏ những hàng rào do các nước lập nên nhằm làm cho luồng hàng hoá di chuyển từ nước này sang nước khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

được thuận lợi hơn trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng. Những hàng rào nói trên có thể là thuế quan, giấy phép xuất nhập khẩu, quy định về tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, yêu cầu kiểm dịch, phương pháp đánh thuế, v.v... Các hàng rào nói trên đều là những đối tượng của các hiệp định mà WTO đang giám sát thực thi.

Trên cơ sở lý thuyết lợi thế so sánh, lợi ích lớn nhất của tự do hóa thương mại là thúc đẩy ngày càng nhiều nước tham gia buôn bán, trao đổi hàng hoá, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Với người tiêu dùng, hàng hoá lưu thông dễ dàng hơn đem lại cho họ cơ hội lựa chọn hàng hoá tốt hơn với giá rẻ hơn (người tiêu dùng ở đây có thể hiểu là cả những nhà sản xuất nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất ra những hàng hoá khác).

Nhưng, cũng không phải ngẫu nhiên mà các nước lại dựng lên những hàng rào làm ảnh hưởng đến sự lưu thông hàng hoá. Lý do để các nước làm việc này là nhằm bảo hộ sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hoá bên ngoài (điều này có ý nghĩa lớn vì sản xuất trong nước suy giảm sẽ ảnh hưởng đến công ăn việc làm và qua đó đến ổn định xã hội), tăng nguồn thu cho ngân sách (thông qua thu thuế quan), tiết giảm ngoại tệ (chi cho mua sắm hàng hoá nước ngoài), bảo vệ sức khoẻ con người, động thực vật khỏi những hàng hoá kém chất lượng hay có nguy cơ gây bệnh, v.v... Tự do hoá thương mại, ở những mức độ khác nhau, sẽ làm yếu đi hoặc mất dần các hàng rào nói trên và như thế sẽ ảnh hưởng đến mục đích đặt ra khi thiết lập hàng rào.

Việt Nam với cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn thấp kém, nhưng còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác hợp lý, nhất là đất đai, lao động, điều kiện khí hậu thời tiết và nguồn tài nguyên thiên nhiên. Để xây dựng nền kinh tế đất nước theo cơ chế thị trường thì phát triển ngành nông nghiệp hướng về xuất khẩu, phát triển ngoại thương, mở rộng hợp tác kinh tế, hợp tác khoa học – công nghệ với bên ngoài, tăng kim ngạch xuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khẩu là tất yếu khách quan và cũng là yêu cầu cấp bách trong quá trình hội nhập và phát triển.

Sau một thời gian đổi mới, đất nước ta đã thu được nhiều thành tựu nổi bật về hoạt động xuất khẩu. Tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước tăng dần qua các năm. Tới năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu đã gấp 5 lần so với năm 2000. Chất lượng hàng hóa cao hơn, chủng loại đa dạng hơn, thị trường xuất khẩu của Việt Nam được củng cố và ngày càng mở rộng.

Tuy nhiên, những thành tựu này vẫn còn nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước. So với các nước trong khu vực và thế giới thì xuất khẩu của Việt Nam còn yếu kém, sức cạnh tranh hàng xuất khẩu chưa cao. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chưa thực sự ổn định. Để giữ vững tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong thời gian dài, cần phải phát huy hết tiềm năng nội lực sẵn có của nước ta để tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đồng thời cần có các giải pháp chủ động, tích cực duy trì và mở rộng thị trường ra bên ngoài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1. Tiếng Việt 2. Tiếng Anh

Bayoumi, T., and Eichengreen, B. (1997), „Is Regionalism Simply a Diversion: Evidence from the Evolution of the EC and EFTA,‟ Chicago: University of Chicago Press.

Bergstrand, J. H. (1989), „The Generalized Gravity Equation, Monopolistic Competition, and the Factor Proportion Theory in International Trade,‟

The Review of Economics and Statistics 71: 43-153.

Brada, J. C., and J. A. Mendez (1983), „Regional Economic Integration and the Volume of Intra-Regional Trade: A Comparison of Developed and Developing Country Experience,‟ KYKLYOS 36 (4): 589-603.

Carrère, C. (2006), „Revisiting the Effects of Regional Trade Agreements on Trade Flows with Proper Specification of the Gravity Model,‟

European Economic Review 50 (2): 223-247.

Clarete, R., Edmonds, C. and Wallack, J. S. (2003), „Asian Regionalism and Its Effects on Trade in the 1980s and 1990s,‟ Journal of Asian Economics, 14 (1): 9-129.

Endoh, M. (1999), „Trade Creation and Trade Diversion in the EEC, the LAFTA and the CMEA: 1960-1994,‟ Applied Economics 31: 207-216. Endoh, M. (2000), „The Transition of Postwar Asia-Pacific Trade Relations,‟

Journal of Asian Economics 10: 571-589.

Ghosh, S. and Yamarik, S. (2004), „Does Trade Creation Measure Up? A Reexamination of the Effects of Regional Trade Arrangements,‟

Economics Letters 82: 213-219.

Gourdon, J. 2009. Explaining Trade Flows: Traditional and New Determinants of Trade Patterns. Journal of Economic Integration 24: 53-86.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hatab, A. A., Romstad, E. và Huo, X. 2010. Determinants of Egyptian Agricultural Exports: A Gravity Model Approach. Mordern Economy 1: 134-143.

Hinloopen, J. và van Marrewijk, C. 2008. Revealed Comparative Advantage: 10 Stylized Facts. Applied Economics 40(18): 2313-2328.

Krause, B. (1982), The United States Economic Policy Toward the Association of Southeast Asian Nations: Meeting the Japanese Challenges, The Brookings Institution: Washington D.C.: USA.

Martinez-Zarzoso, I. 2003. Augmented Gravity Model: An Empirical Implication to Mercosur-European Union Trade Flows. Journal of Applied Economics 6: 291-316.

Meade, J. (1955), The Theory of Customs Union, North Holland, Amsterdam. Musila, J. W. (2005), „The Intensity of Trade Creation and Trade Diversion in

COMESA, ECCAS and ECOWAS: A Comparative Analysis,‟ Journal of African Economies 14 (1): 117-141.

Oguledo, V.I., and C.R. Macphee (1994), „Gravity Models: A Reformulation and an Application to Discriminatory Trade Arrangements,‟ Applied Economics 26: 107-120.

Porojan, A. 2001. Trade Flows and Spatial Effects: The Gravity Model Revisited. Open Economies Review 12: 265-280.

Pöyhönen, P. (1963), „A Tentative Model for the Volume of Trade between Countries,‟ Weltwirtschaftliches Archiv 90: 93-99.

Roberts, B. A. (2004), „A Gravity Study of the Proposed China-ASEAN Free Trade Area,‟ The International Trade Journal 18 (4): 335-353.

Siriwardana, M. 2007. The Australia-United States Free Trade Agreement: An Economic Evaluation. The North American Journal of Economics and Finance 18: 117-133.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tang, D. (2005), „Effects of the Regional Trading Arrangements on Trade: Evidence from the NAFTA, ANZCER and ASEAN Countries 1989- 2000,‟ Journal of International Trade and Economic Development 14

(2): 241-265.

Soloaga, I. , and Winters, L. (2001), „Regionalism in the Nineties: What Effect on Trade?,‟ The North American Journal of Economics and Finance12: 1-29.

Tinbergen, J. (1962), Shaping the World Economy: Suggestions for an International Economic Policy, The Twentieth Century Fund, New York.

Viner, J. (1950), The Customs Union Issue, Carnegie Endowment for International Peace, New York.

Wang, C., Wei, Y. and Liu, X. 2010. Determinants of Bilateral Trade Flows in OECD Countries: Evidence from Gravity Models. The World Economy 33: 894-915.

Warner, D. and Kreinin, M. E. 1983. Determinants of International Trade Flows. Review of Economics and Statistics 65: 96-104.

Một phần của tài liệu Tác động của tự do hóa thương mại đối với xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam (Trang 89 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)