Nhân tố mang tính toàn cầu

Một phần của tài liệu Tác động của tự do hóa thương mại đối với xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam (Trang 28 - 30)

5. Kết cấu của đề tài

1.1.3.1.Nhân tố mang tính toàn cầu

Đó là nhân tố thuộc về hệ thống thương mại quốc tế. Mặc dù xu hướng chung trên thế giói là tự do mậu dịch và các nỗ lực chung để giảm bớt hàng rào ngăn cản đối với kinh doanh quốc tế, các nhà kinh doanh XNK luôn phải đối diện với các hạn chế thương mại khác nhau. Phổ biến nhất là thuế quan, một loại thuế do chính phủ nước ngoài đánh vào những sản phẩm nhập khẩu. Thuế quan có thể được qui định để làm tăng thu nhập cho quốc gia hay để bảo hộ cho các doanh nghiệp trong nước. Nhà xuất khẩu cũng có thể đối diện với một hạn ngạch (quota) là việc đề ra những giới hạn về số lượng những hàng hoá mà nước nhập khẩu phải chấp nhận đối với những loại sản phẩm nào đó. Mục tiêu của hạn ngạch là để bảo lưu ngoại hối và bảo vệ công nghệ cũng như công ăn việc làm trong nước. Một sự cấm vận là hình thức cao nhất của hạn ngạch, trong đó việc nhập khẩu các loại sản phẩm trong danh sách cấm vận bị cấm hoàn toàn.

Kinh doanh XNK cũng có thể bị hạn chế do việc kiểm soát ngoại hối là việc điều tiết lượng ngoại tệ hiện có và tỷ giá hối đoái so với đồng tiền khác. Các nhà kinh doanh XNK cũng có thể phải đối diện với một loạt các hàng rào phi thuế quan như giấy phép nhập khẩu, những sự quản lý, điều tiết định hình như phân biệt đối xử với các nhà đấu thầu nước ngoài, các tiêu chuẩn sản phẩm mang tính phân biệt đối xử với hàng nước ngoài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Luật pháp quốc tế

- Chế độ chính sách luật pháp quốc tế: Tình hình chính trị hợp tác quốc tế được biểu hiện ở xu thế hợp tác giữa các quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến sự hình thành các khối kinh tế, chính trị của một nhóm các quốc gia do đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp. Đây là yếu tố mà doanh nghiệp kinh doanh XNK cần nắm rõ và tuân thủ. Bởi vậy nó thể hiện ý chí thống nhất chung của quốc tế. Hoạt động XNK được tiến hành giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau, nên nó chịu sự tác động của chính sách chế độ, luật pháp của quốc gia đó, đồng thời tuân theo những qui định, luật pháp chung của quốc tế.

- Hệ thống chính trị pháp luật của nhà nước: Nhân tố này không chỉ tác động đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp ở hiện tại mà cón ảnh hưởng trong tương lai. Vì vậy doanh nghiệp phải tuân theo và hưởng ứng nó ở hiện tại, mặt khác doanh nghiệp phải có kế hoạch trong tương lai cho phù hợp. Các doanh ngiệp ngoại thương khi tham gia hoạt động xuất khẩu cần nhận biết và tuân theo các quy định của pháp luật về hoạt động xuất khẩu nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung. Do vậy doanh nghiệp cần lợi dụng các chính sách của nhà nước về hoạt động xuất khẩu cũng như không tham gia vào cáchoạt động xuất khẩu mà nhà nước không cho phép.

Môi trường cạnh tranh

Mức độ cạnh tranh quốc tế biểu hiện ở sức ép từ phía các doanh nghiệp, các công ty quốc tế đối với doanh nghiệp, khi cùng tham gia vào một thị trường xuất khẩu nhất định. Sức ép ngày càng lớn thì ngày càng khó khăn cho doanh nghiệp muốn thâm nhập, duy trì, mở rộng thị trường xuất khẩu cho mình.

Nhân tố thuộc môi trường văn hoá

Mỗi nước đều có những tập tục, qui tắc riêng. Chúng được hình thành theo truyền thống văn hoá của mỗi nước và có ảnh hưởng to lớn đến tập tính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tiêu dùng của khách hàng nước đó. Tuy sự giao lưu văn hoá giữa các nước đã làm xuất hiện khá nhiều tập tính tiêu dùng chung cho mọi dân tộc, song những yếu tố văn hoá truyền thống vẫn còn rất bền vững, có ảnh hưởng rất mạnh đến thói quen và tâm lý tiêu dùng. Đặc biệt chúng thể hiện rất rõ trong sự khác biệt giữa truyền thống phương Đông và phương Tây, giữa các tôn giáo và giữa các chủng tộc. Đặc điểm và sự thay đổi của văn hoá - xã hội của thị trường xuất khẩu có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu của khách hàng, do đó ảnh hưởng đến các quyết định mua hàng của khách hàng và ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.

Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động xuất khẩu. Nó quyết định sự hấp dẫn của thị trường thông qua việc phản ánh tiềm lực thị trường và hệ thống cơ sở hạ tầng của một quốc gia. Tình hình phát triển kinh tế của thị trưòng xuất khẩu có ảnh hưởng tới nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng, do đó có ảnh hưởng đến hoạt đông xuất khẩu của doanh nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thu nhập của dân cư,tình hình lạm phát, tình hình lãi xuất.

Trong những năm gần đây, môi trường kinh tế quốc tế có nhiều thay đổi do xu hướng nhất thể hoá nền kinh tế có nhiều mức độ khác nhau như khu vực mậu dịch tự do, khu vực thống nhất thuế quan, khu vực thị trường chung,… Những xu hướng này có tác động đến hoạt động xuất khẩu của các quốc gia theo hai hướng: tạo ra sự ưu tiên cho nhau và kích thích tăng trưởng của các thành viên.

Một phần của tài liệu Tác động của tự do hóa thương mại đối với xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam (Trang 28 - 30)