Nhập khẩu hàng hoá

Một phần của tài liệu Tác động của tự do hóa thương mại đối với xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam (Trang 65 - 66)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.2.Nhập khẩu hàng hoá

Tình hình nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam được trình bày tại bảng 3.8.

Bảng 3.8: Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam

Nhóm hàng 2000 2003 2006 2009 2010 1. Hàng thô hoặc mới sơ chế 22,47 20,87 25,52 23,07 23,32

Lương thực, thực phẩm và động vật sống 3,99 4,97 5,10 6,55 7,28 Đồ uống và thuốc lá 0,65 0,60 0,32 0,49 0,35 NVL thô, không dùng để ăn, trừ nhiên liệu 3,76 3,95 4,62 4,61 5,28 Nhiêu liệu, dầu mỡ nhờn & vật liệu liên quan 13,51 10,75 14,92 10,72 9,60 Dầu, mỡ, chất béo, sáp động, thực vật 0,55 0,60 0,56 0,70 0,82

2. Hàng chế biến hoặc đã tinh chế 74,23 78,00 69,89 76,03 75,20

Hoá chất và sản phẩm liên quan 15,30 14,22 14,00 14,60 14,70 Hàng chế biến phân loại theo nguyên liệu 21,67 26,27 26,96 25,40 26,39 Máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng 30,01 31,36 23,95 31,35 29,19 Hàng chế biến khác 7,25 6,15 4,97 4,68 4,92

3. Hàng hóa không thuộc các nhóm trên 3,30 1,13 4,59 0,90 1,48

(Nguồn: Dựa trên số liệu của Tổng cục thống kê)

Qua bảng trên ta thấy, có sự khác nhau rõ rệt giữa cơ cấu xuất khẩu hàng hoá và cơ cấu nhập khẩu hàng hoá. Số liệu thống kê cho thấy những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam là hàng chế biến hoặc đã tinh chế, chiếm 75,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2010. Trong số này, máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng là những mặt hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao, đạt 29,19% năm 2010. Hàng thô hoặc mới sơ chế là nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, đạt 23,32% năm 2010. Tỷ trọng này có xu hướng tăng nhẹ. Trong số đó, nhiêu liệu, dầu mỡ nhờn & vật liệu liên quan là nhóm hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất, đạt 9,6% năm 2010. Hàng hoá không thuộc các nhóm trên chiếm là nhóm hàng chiếm tỷ trọng thấp nhất, và tỷ trọng này có xu hướng giảm dần xuống còn 1,48% năm 2010.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa phân theo giai đoạn sản xuất được trình bày ở bảng 3.9.

Bảng 3.9: Cơ cấu nhập khẩu hàng hoá tính theo BEC

Nhóm hàng xuất khẩu 2000 2003 2006 2009 2010 1. Hàng sơ chế 3,98 3,48 4,43 5,16 6,32 2. Sản phẩm trung gian 61,53 63,70 69,08 62,49 65,45 - Bán thành phẩm 49,05 52,63 59,08 51,82 53,70 - Linh kiện, phụ tùng 12,48 11,07 10,00 10,67 11,75 3. Thành phẩm 34,49 32,82 26,49 32,36 28,23 - Hàng tư bản 15,88 20,23 17,75 22,39 18,42 - Hàng tiêu dùng 18,61 12,59 8,74 9,97 9,81

(Nguồn: Dựa trên số liệu của Tổng cục thống kê)

Số liệu ở bảng 3.9 cho thấy Việt Nam chủ yếu nhập khẩu sản phẩm trung gian, chiếm tỷ trọng 65,45% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa. Đứng thứ hai là thành phẩm. Nhóm hàng này có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể, tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng này năm 2000 là 34,49%, giảm xuống còn 32,82% năm 2003 và 28,23% năm 2010. Hàng sơ chế là nhóm hàng có tỷ trọng thấp nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu, chiếm tỷ trọng 6,32% năm 2010. Đối với sản phẩm trung gian, bán thành phẩm là nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao nhất, và thấp nhất là linh kiện, phụ tùng.

Một phần của tài liệu Tác động của tự do hóa thương mại đối với xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam (Trang 65 - 66)