5. Kết cấu của đề tài
4.1.6. Tiếp tục đổi mới quản lý kinh tế trong hoạt động kinh tế đối ngoại
Trước những năm 80 của thế kỷ XX, hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam được vận hành theo cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung. Hoạt động xuất – nhập khẩu được thực hiện chủ yếu với khu vực I (với các nước xã hội chủ nghĩa) theo phương thức hàng đổi hàng. Các tổ chức kinh doanh xuất – nhập khẩu không có quyền chủ động trong các hoạt động xuất – nhập khẩu. Tất cả mọi hoạt động xuất – nhập khẩu đều được thực hiện theo kế hoạch và chịu sự quản lý tập trung của Bộ Ngoại thương. Lãi của các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu đều được Nhà nước thu, các khoản lỗ xẽ được nhà nước bù. Tóm lại cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung trong hoạt động kinh tế đối ngoại được thể hiện bằng nguyên tắc Nhà nước độc quyền ngoại thương. Cơ chế này làm xuất khẩu tách rời nhập khẩu: vật tư nhập khẩu về không đáp ứng yêu cầu của quá trình sản xuất trong nước; các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu không có quyền tự chủ trong hoạt động xuất – nhập khẩu và có xu hướng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, các doanh nghiệp ở thế bị “bịt mắt” và “đóng cửa” trong quan hệ với thị trường bên ngoài.
Kể từ những năm 80 của thế kỷ XX, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam được bổ sung cơ chế mới: cơ chế tự cân đối, tự trang trải, được áp dụng chủ yếu trong quan hệ với các nước khu vực II (ngoài nước xã hội chủ nghĩa).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cơ chế này tạo điều kiện mở rộng quyền tự chủ cho hoạt động xuất – nhập khẩu và nhập khẩu theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh, lấy thu bù chi và có lãi để tự phát triển. Tuy nhiên cơ chế này đã bộc lộ những hạn chế: xuất hiện tình trạng “tranh mua tranh bán” của các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu. Ở trong nước, giá cả “tăng vọt” do tranh mua, nhưng khi xuất khẩu các doanh nghiệp tranh nhau bán hàng nên đã bị các nhà nhập khẩu nước ngoài “ép giá”.
Từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX, cơ chế quản lý kinh tế đối ngoại tiếp tục được đổi mới theo các hướng sau:
- Mở rông quyền hoạt động kinh doanh đối ngoại cho các tổ chức kinh tế và cá nhân thuộc tất cả các thành phần kinh tế trong khuôn khổ luật pháp và phù hợp với điều kiện của nền kinh tế trong từng giai đoạn. Hiện nay, tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều được quyền kinh doanh xuất – nhập khẩu, trừ một số trường hợp ngoại lệ, như: chỉ định doanh nghiệp được phép nhập khẩu một số mặt hàng: giấy in tiền; mực in tiền; máy ép phôi chống giả và phôi chống giả để sử dụng cho tiền, ngân phiếu thanh toán, máy in tiền; máy đúc, dập tiền kim loại (Nghị đính số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006, Phụ lục 3). Năm 2006, số lượng doanh nghiệp xuất khẩu là 35.700 gấp 1.000 lần năm 1986(1)
.
- Phân biệt chức năng quản lý Nhà nước và chức năng kinh doanh trong các hoạt động kinh tế đối ngoại. Chức năng quản lý Nhà nước được thực hiện bằng việc tạo điều kiện thuận lợi, xác định hành lang pháp luật cho kinh tế đối ngoại.