Kinh nghiệm của Indonesia

Một phần của tài liệu Tác động của tự do hóa thương mại đối với xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam (Trang 37 - 40)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.1.3.Kinh nghiệm của Indonesia

Bắt đầu từ năm 1965, Indonesia thực hiện chương trình ổn định và khôi phục kinh tế, chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường và mở cửa, cho phép xuất khẩu tư bản, công bố luật đầu tư nước ngoài và tìm nguồn vay nợ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong một thời gian dài, Indonesia đã xây dựng được ngành công nghiệp mũi nhọn như dầu khí, khai thác gỗ và khoáng sản, máy công cụ và chế biến nông sản,… Tốc độ xuất khẩu bình quân tăng 9,3%/năm.

Tuy nhiên, do chính sách sai lầm dựa vào một ngành công nghiệp chủ lực (dầu mỏ) làm đòn bảy cho các ngành công nghiệp khác nên khi giá dầu mỏ trên thị trường quốc tế giảm sút và cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ vào năm 1981 đã tác động trở không tốt cho nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến các nước OPEC làm cho nền kinh tế của Indonesia suy sụp nghiêm trọng. Do đó, từ những năm đầu của thập kỷ 90 Indonesia đã thực hiện những chính sách cải cách kinh tế vĩ mô một cách toàn diện.

Thứ nhất, Indonesia điều chỉnh lại cơ cấu ngành theo hướng tăng cường xuất khẩu và xuất khẩu sản phẩm không phải dầu mỏ. Trong ngành dầu mỏ, tăng cường đầu tư vào các ngành hoá dầu nhằm hạn chế xuất khẩu dầu thô. Bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng truyền thống, Indonesia còn chú ý phát triển các ngành khác như điện tử, ô tô, tủ lạnh, hoá chất, xe máy để xuất khẩu sang thị trường châu Á. Hiện nay, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của quốc gia này vẫn là dầu và các sản phẩm dầu, gỗ dán, cao su, cà phê. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Nhật Bản, các quốc gia NICs và EU. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị và hoá chất.

Thứ hai, Indonesia thực hiện chính sách tài chính thắt chặt và chi tiêu có chọn lọc nhằm cân đối cán cân thanh toán quốc tế. Gắn liền với chính sách này, Indonesia còn thực hiện cải cách hệ thống thuế, áp dụng thuế giá trị gia tăng, mở rộng thị trường vốn nhằm mở rộng quan hệ hàng hoá tiền tệ trong sản xuất, lưu thông. Năm 1986, chính phủ công bố quyết định mới về thương mại và đầu tư bao gồm hai hợp phần. Hợp phần thứ nhất, những nhà sản xuất xuất khẩu có khối lượng xuất khẩu đạt 85% sản lượng thì được miễn mọi loại thuế nhập khẩu khi nhập khẩu nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Hợp phần thứ hai, một hệ thống giảm thuế sẽ được áp dụng cho những nhà xuất khẩu có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khối lượng dưới 85% sản lượng. Họ cũng được quyền nhập khẩu những hàng hoá theo giới hạn nhập khẩu nếu những người cung ứng trong nước không đáp ứng được giá nguyên liệu nhập khẩu,…

Thứ ba, tổ chức lại kinh tế quốc doanh và khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển. Chúng không chỉ chiếm giữ vị trí chủ chốt trong các ngành kinh tế quan trọng trong nước mà còn trở thành các công ty xuyên quốc gia, tham gia đầu tư và kinh doanh ở thị trường quốc tế.

Thứ tư, đa phương hoá các quan hệ và đa dạng hoá hình thức hoạt động kinh tế đối ngoại. Trong quan hệ ngoại thương, Indonesia không chỉ bó hẹp với Hoa Kỳ và Nhật Bản như trước đây mà đã mở rộng sang các thị trường EC, Trung Đông, Nam Mỹ và đặc biệt chú ý thị trường ASEAN, Trung Quốc. Trong quan hệ với các quốc gia khác, Indonesia không chỉ sử dụng các hình thức buôn bán mậu dịch thông thường là gọi vốn đầu tư hoặc vay nợ mà còn mở rộng liên doanh, liên kết với các nước có chế độ chính trị, kinh tế khác nhau.

Bảng 1.3: Một số chỉ tiêu kinh tế của Indonesia

Chỉ tiêu kinh tế 1997 2000 2003 2006 2009 2011

Tăng trưởng GDP (%) 4,7 5,4 4,8 5,5 4,5 6,2

GDP (Tỷ USD) 238,4 165,5 234,8 364,4 539,4 777,0

Lạm phát (%) 6,2 3,8 6,8 13,1 4,8 5,5

Xuất khẩu (Tỷ USD) 53,5 62,1 61,1 100,8 116,5 203,5

Nhập khẩu (Tỷ USD) 41,7 33,5 32,6 61,1 96,8 177,4

Tài khoản vãng lai/GDP -1,6 4,8 3,5 3,0 2,0 0,1

Nguồn: IMF

Năm 2011 đạt cao nhất là 6,2%. Tổng GDP đạt mức 238,4 tỷ USD vào năm 2007, nhưng giảm xuống còn 165,5 tỷ USD năm 2000, và tăng dần trong giai đoạn sau, đạ 777 tỷ USD năm 2011. Lạm phát ở mức thấp, đạt 5,5% năm 2011, mức lạm phát ở mức cao nhất vào năm 2006, đạt 13,1%. Tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu ở mức thấp, tăng nhẹ qua các năm. Năm 2011,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt là 203,5 tỷ USD và 177,4 tỷ USD.

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 đã ảnh hưởng nặng nề tới Indonesia nhưng qua bảng trên ta thấy sự phục hồi kinh tế diễn ra nhanh hơn so với dự tính. Điều đó chứng tỏ nền kinh tế Indonesia phát triển trên cơ sở vũng chắc hơn, từ chỗ ban đầu chỉ dựa vào phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân, bây giờ đã dựa trên xuất khẩu và đầu tư cố định. Indonesia được xếp là một trong những đối tác quan trọng ở thị trường khu vực và thế giới. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khu vực xây dựng và chế tạo cho xuất khẩu, khu vực sản xuất nông nghiệp lại suy giảm.

Một phần của tài liệu Tác động của tự do hóa thương mại đối với xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam (Trang 37 - 40)