Các yếu tố tác động đến xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của tự do hóa thương mại đối với xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam (Trang 66 - 69)

5. Kết cấu của đề tài

3.3.Các yếu tố tác động đến xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam

Bảng 3.10: Kết quả của mô hình hồi quy

Biến độc lập Hệ số hồi quy Kiểm định t Giá trị p

Hệ số chặn -4.336 -14.60** 0.000 Ln (GDPit*GDPjt) 0.657 31.24** 0.000 Ln (PGDPit*PGDPjt) 0.054 2.02* 0.043 Ln DISTij -0.312 -4.96** 0.000 LnOPENjt 0.142 1.97* 0.049 BORDERij 0.820 7.85** 0.000 COLONYij 0.723 8.24** 0.000 AFTAijt 0.846 11.67** 0.000 Số quan sát 2000

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hệ số xác định (R2

) 0.83

Ghi chú: * mức ý nghĩa 0.05; **mức ý nghĩa 0.01

Qua kết quả hồi quy cho thấy mô hình xây dựng đã giải thích đến 83% sự biến động của xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1990-2009. Các hệ số hồi quy đều đạt kết quả như mong muốn và có mức ý nghĩa rất cao.

Theo kết quả từ bảng 3.10, khi GDP giữa hai nước tăng lên 10% thì sẽ làm cho thương mại trung bình giữa hai nước tăng lên 6,57% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Trong khi đó, khi GDP trên đầu người giữa hai nước tăng lên 10%, thì sẽ làm cho thương mại trung bình giữa hai nước tăng lên 0,54% với điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Khi độ mở nền kinh tế của Việt Nam tăng lên 10% thì sẽ làm cho giá trị thương mại trung bình tăng lên 1,42% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Trong khi đó, khi hai nước có cùng chung biên giới sẽ làm cho thương mại trung bình giữa hai nước tăng lên 127% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Như vậy, các quốc gia có chung biên giới thường có xu hướng trao đổi buôn bán với nhau nhiều hơn.

Khi giữa hai nước có mối quan hệ thuộc địa với nhau, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, thì sẽ làm cho thương mại trung bình tăng lên 106%. Như vậy, các quốc gia đã từng có quan hệ thuộc địa thường có sự tương đồng về văn hóa, tiêu dùng. Điều đó sẽ kích thích thương mại giữa hai nước phát triển

Cuối cùng, khi hai nước cùng tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN thì sẽ làm cho thương mại giữa hai nước tăng lên trung bình là 133% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Như vậy, có sự khác biệt khi các nước tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN.

Kết quả mô hình hồi quy cho thấy các yếu tố tổng sản phẩm quốc nội, GDP trên đầu người, độ mở của nền kinh tế, sự hình thành khu vực mậu dịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tự do cũng như các yếu tố tự nhiên như sự liền kề, thuộc địa có vai trò quan trọng trong việc tăng cường xuất nhập khẩu giữa các nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tác động của tự do hóa thương mại đối với xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam (Trang 66 - 69)