5. Kết cấu của đề tài
1.2.1.4. Kinh nghiệm của Thái Lan
Quá trình phục hồi kinh tế của Thái Lan bắt đầu từ năm 2000 với tốc độ 4,8% nhờ vào xuất khẩu và ba chương trình kích thích tài khoá của chính phủ. Tăng trưởng GDP tiếp tục tăng vào năm 2003, sau đó giảm xuống và phục hồi vào năm 2011. Hiện tại, Thái Lan đang phát triển một nền nông nghiệp hoàn chỉnh với sự đa dạng hoá và chuyên môn hoá nhiều loại vật nuôi cây trồng ở mỗi vùng miền trong cả nước và hướng vào mục tiêu xuất khẩu.
Bảng 1.4: Một số chỉ tiêu kinh tế của Thái Lan
Chỉ tiêu kinh tế 1997 2000 2003 2006 2009 2011
Tăng trưởng GDP (%) -1,4 4,8 7,1 5,1 -2,2 4,0
GDP (Tỷ USD) 150,9 122,7 142,6 207,2 264,0 334,0
Lạm phát (%) 5,6 1,5 1,8 4,6 -0,8 2,8
Xuất khẩu (Tỷ USD) 59,3 69,0 80,3 130,6 152,5 228,8
Nhập khẩu (Tỷ USD) 64,1 61,9 75,8 128,6 133,8 228,5
Tài khoản vãng lai/GDP -2,1 7,6 3,4 1,1 7,7 2,5
Nguồn: IMF
Tổng GDP đạt 10,9 tỷ USD vào năm 1997, giảm xuống còn 122,7 tỷ USD vào năm 2000, sau đó tăng dần trong các năm sau và đến năm 2011, con số này là 334 tỷ USD. Lạm phát ở mức thấp 2,8% năm 2011. Tổng giá trị kim
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ngạch xuất khẩu và nhập khẩu tăng dần qua các năm nhưng tăng rất nhẹ, đạt 228,8 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu và 288,5 tỷ USD tổng kim ngạch nhập khẩu.
Những thành tựu trên là do chính phủ đã xác định một chiến lược đúng đắn, đưa ra các chính sách và kế hoạch rất cụ thể cho từng thời kỳ, cho tổng thể cả nền kinh tế và mang tính công khai rõ rệt. Chính sách của Thái Lan có thể được tóm tắt như sau:
- Một là, chuyển từ chính sách công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu sang ưu tiên xuất khẩu dựa trên nguồn vốn và công nghệ của nước ngoài và nguồn nhân lực rẻ trong nước. Chính sách công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu chủ yếu dựa vào nguồn vốn nước ngoài đã bước đầu làm thay đổi cơ cấu kinh tế, tạo đà cho sư tăng trưởng kinh tế. Tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP có xu hướng giảm dần. Để đưa nền kinh tế thoát khỏi trì trệ, từ đầu thập kỷ 80 chính phủ Thái Lan đã tiến hành định hướng lại các chính sách và mục tiêu phát triển của mình, tranh thủ các khuyến nghị của Ngân hàng thế giới, thực hiện chính sách ưu tiên vay vốn và giảm thuế cho những ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, cải cách lại hệ thống xuất nhập khẩu, giảm bớt thủ tục hành chính, giảm bớt hàng rào thuế quan, thực hiện tự do cạnh tranh và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
- Hai là, lấy xuất khẩu và dịch vụ làm đầu tầu tăng trưởng kinh tế. Từ giữa những năm 1990, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân hàng đạt 20- 25%. Hàng công nghiệp từ chỗ chỉ chiếm khoảng 4% tổng kim ngạch xuất khẩu (năm 1966) đã lên tới 80-85% năm 2000. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng dệt, tôm tươi và đông lạnh, gạo, bột, cao su. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, ASEAN và các quốc gia châu Á khác. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Thái Lan là máy móc thiết bị và hoá chất. Sự bùng nổ về xuất khẩu của Thái Lan đã mang lại cho quốc gia này một nguồn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ngoại tệ khổng lồ. Cùng với xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ luôn thể hiện là một khu vực kinh tế năng động nhất. Từ năm 1960 cho đến nay, khu vực du lịch luôn góp phần quan trọng trong tổng thu nhập nội địa và thu hút nguồn lao động lớn của cả nước.
- Ba là, chuyển từ chính sách khai hoang, phục hoá sang đa dạng hoá cây trồng vật nuôi phục vụ cho xuất khẩu. Với các chính sách di dân khai hoang, tổ chức xây dựng từng khu vực kinh tế mới ở vùng sâu, vùng xa và tăng cường đầu tư hỗ trợ ban đầu thông qua chính sách tài chính – tiền tệ chính phủ Thái Lan đã tận dụng được những điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp hoàn chỉnh với đủ các ngành nghề, các chủng loại cây trồng và vật nuôi, vừa đủ đảm bảo nhu cầu trong nước, vừa có nông phẩm để xuất khẩu.
2.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới
Kinh nghiệm thành công của một số quốc gia trong khu vực cho thấy Việt Nam nên áp dụng một chính sách khuyến khích xuất khẩu chung hơn là chọn lọc, đầu tư nước ngoài để có thể giữ vai trò quan trọng hỗ trợ cho khu vực xuất khẩu, cung cấp được công nghệ. Theo Ngân hàng thế giới, những kinh nghiệm thành công của các quốc gia châu Á trong chính sách khuyến khích xuất khẩu là:
- Sử dụng chính sách tỷ giá hối đoái để hỗ trợ cho tự do hoá thương mại và hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu. Trong một số trường hợp, đặc biệt là Đài Loan (những năm 80), Indonesia (cuối những năm 70) và Hàn Quốc (cuối những năm 80), đồng tiền đã được cố ý đánh giá thấp để đẩy mạnh xuất khẩu. - Các nhà xuất khẩu được quyền tiếp cận với các mặt hàng nhập khẩu theo giá quốc tế. Đó là yêu cầu tuyệt đối cần thiết cho sự thành công trên thị trường thế giới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Các công ty xuất khẩu nói chung thường được ưu đãi cấp khoản tín dụng, với lãi suất được trợ cấp.
- Các chính sách công đã được vạch ra để giúp các nhà xuất khẩu có triển vọng khắc phục các khoản chi phí lớn ban đầu có liên quan để tham gia vào các thị trường nước ngoài. Những chính sách này bao gồm rất nhiều biện pháp khác nhau như các biện pháp khuyến khích thuế thu nhập trực tiếp, các khoản trợ cấp cho việc thành lập các công ty thương mại quốc tế, các hiệp hội xuất khẩu và các thể chế khác, đầu tư công vào cơ sở hạ tầng và giáo dục.
Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam đặc biệt coi trọng kinh nghiệm của các quốc gia đi trước nhằm rút ngắn quá trình phát triển kinh tế của mình và tránh khỏi những thất bại mà các quốc gia đó đã trải qua. Kinh nghiệm của các quốc gia châu Á, đặc biệt là những quốc gia ASEAN có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi vì hầu hết các nước này đều có xuất phát điểm tương tự như nước ta ở thời kỳ đầu công nghiệp hoá, có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hoá về hoàn cảnh tự nhiên. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển kinh tế và thúc đẩy xuất nhập khẩu của các quốc gia này có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:
Một là, nghiên cứu kỹ lưỡng và tham gia một cách tích cực vào các định chế đang vận hành trên thế giới nhằm mục tiêu hội nhập được nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới, tranh thủ các điều kiện quốc tế, mở rộng thị trường và đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu.
Hai là, tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước. Kinh nghiệm chỉ ra rằng, nền kinh tế hướng vào xuất khẩu thì hàng hoá phải có khả năng cạnh tranh cao. Muốn vậy, phải khai thác tốt các nhân tố
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất ở trong nước. Từ đó, đổi mới cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu.
Ba là, xác định các bước đi phù hợp với các chính sách để thực hiện bước đi đó. Thực tế cho thấy các quốc gia NICs thành công đều thực hiện một chiến lược là chuyển từ xuất khẩu nguyên liệu sang xuất khẩu các sản phẩm chế biến, lúc đầu là sản phẩm có hàm lượng lao động cao với giá lao động rẻ; sau khi lao động tăng giá, các quốc gia này chuyển sang xuất khẩu các sản phẩm sử dụng công nghệ tiên tiến, hàm lượng khoa học cao, sử dụng ít lao động. Đối với các quốc gia ASEAN, những năm 60 là thời kỳ đẩy mạnh các ngành công nghiệp may mặc, sản xuất các nông sản nhiệt đới; bắt đầu từ những năm 70, các quốc gia này chuyển dần sang sản xuất các sản phẩm điện tử, ô tô, công nghệ tin học và các sản phẩm này đã cạnh tranh được trên thị trường thế giới và vào được các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Về cơ cấu xuất khẩu, các quốc gia này tập trung xuất khẩu sản phẩm thô, thực phẩm, nguyên liệu và nhập khẩu hàng công nghiệp, tư liệu sản xuất, công nghệ hiện đại trong thời kỳ đầu. Sau đó, học chuyển dần sang xuất khẩu hàng chế biến.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Cơ sở khoa học của tự do hóa thương mại đối với xuất nhập khẩu là gì? Thực trạng tự do hóa thương mại và tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong những năm gần đây ra sao?
Tác động của tự do hóa thương mại đến xuất nhập khẩu ở Việt Nam như thế nào?
Những giải pháp chủ yếu nào nhằm đẩy mạnh xuất nhập khẩu đem lại hiệu quả kinh tế cao ở Việt Nam?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin
Đề tài sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Tác giả thu thập tài liệu, số liệu từ các tổ chức như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Tổng cục thống kê…
Để đánh giá tác động của tự do hóa thương mại đối với xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, tác giả sử dụng số liệu hỗn hợp gồm 100 quốc gia và trong khoảng thời gian là 20 năm (từ năm 1990 đến năm 2009). Số liệu về giá trị xuất nhập khẩu được thu thập từ IMF-Direction of Trade Statistics (đĩa CD). Số liệu về GDP, dân số được trích từ World Economic Outlook Database, IMF. Số liệu về khoảng cách được thu thập từ địa chỉ Indo.com. Số liệu về ngôn ngữ và thuộc địa được trích từ nguồn the Economist Intelligence Unit.Cơ quan thống kê Liên Hợp Quốc (UN Comtrade).
2.2.2. Phƣơng pháp tổng hợp thông tin
Sau khi thu thập thông tin, tác giả tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Để tổng hợp thông tin, tác giả sử dụng phương pháp phân tổ, phương pháp đồ thị và xây dựng thành các bảng biểu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.2.3. Phƣơng pháp phân tích thông tin
2.2.3.1. Phân tích sự thay đổi về cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam
Để phân tích cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, đề tài tiến hành phân loại hàng hóa theo ba phương pháp cơ bản.
Phương pháp thứ nhất là phân loại hàng hóa theo SITC. Theo phương pháp này, hàng hóa được chia thành 10 nhóm sau đây:
SITC 0: Lương thực, thực phẩm và động vật sống. SITC 1: Đồ uống và thuốc lá.
SITC 2: Nguyên vật liệu dạng thô, không dùng để ăn, trừ nhiên liệu. SITC 3: Nhiên liệu, dầu mỡ nhờn và nguyên vật liệu liên quan. SITC 4: Dầu, mỡ, sáp động, thực vật.
SITC 5: Hóa chất và sản phẩm liên quan.
SITC 6: Hàng chế biến chủ yếu phân loại theo nguyên vật liệu. SITC 7: Máy móc, phương tiện vận tải, phụ tùng.
SITC 8: Hàng chế biến khác.
SITC 9: Nhóm hàng không thuộc các nhóm trên.
Phương pháp thứ hai là phương pháp phân loại của Krause (1982): Theo phương pháp này, hàng hóa phân loại theo tiêu chuẩn SITC được chia thành 6 nhóm sau:
Nhóm 1: Hàng sơ chế.
Nhóm 2: Hàng hóa cần nhiều tài nguyên thiên nhiên. Nhóm 3: Hàng hóa cần nhiều lao động phổ thông. Nhóm 4: Hàng hóa cần nhiều công nghệ.
Nhóm 5: Hàng hóa cần nhiều nguồn vốn con người. Nhóm 6: Hàng hóa không thuộc các nhóm trên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Phương pháp thứ ba là phương pháp theo phân loại của BEC (Broad Economic Categories of the United Nations of Production Stages). Theo phương pháp này, hàng hóa được phân loại như sau:
Hàng thô hay mới sơ chế Sản phẩm trung gian o Bán thành phẩm o Bộ phận và phụ tùng Thành phẩm o Hàng tư bản o Hàng tiêu dùng
Trên cơ sở phân loại hàng hóa nêu trên, đề tài sẽ phân tích sự thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 1997-2009.
2.2.3.2. Phân tích các yếu tố tác động đến xuất nhập khẩu hàng hóa
a) Mô hình gravity
Dòng chảy thương mại hàng hóa giữa các quốc gia được quyết định bởi nhiều yếu tố. Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu đưa ra các mô hình giải thích luồng thương mại giữa hai quốc gia và các yếu tố ảnh hưởng đến chúng. Tuy nhiên mô hình gravity là mô hình thường được sử dụng để phân tích các yếu tố tác động đến luồng thương mại song phương. Mô hình này được xây dựng trên cơ sở định luật lực vạn vật hấp dẫn trong vật lý, theo đó các yếu tố ảnh hưởng đến luồng thương mại được bao gồm yếu tố đẩy, yếu tố kéo, nhóm các yếu tố thúc đẩy thương mại và các yếu tố làm hạn chế thương mại (Hình 1).
Theo mô hình gravity chuẩn tắc thì thương mại giữa hai quốc gia sẽ tỷ lệ thuận với quy mô nền kinh tế của hai quốc gia, đồng thời tỷ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai quốc gia này.
Nhóm yếu tố đẩy ảnh hưởng đến cung bao gồm GDP và dân số của nước xuất khẩu. GDP của nước xuất khẩu bao gồm tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trong lãnh thổ nước xuất khẩu. Khi hàng hóa được tạo ra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
càng nhiều thì khả năng xuất khẩu càng lớn. Bên cạnh đó, dân số của nước xuất khẩu cũng sẽ tỷ lệ thuận với số lượng và kim ngạch xuất khẩu. Dân số của mỗi quốc gia chính là một trong những nguồn lực quan trọng trong việc sản xuất ra nhiều hàng hóa xuất khẩu.
Ngược lại, nhóm yếu tố ảnh hưởng đến cầu bao gồm GDP và dân số nước nhập khẩu. GDP của nước nhập khẩu càng lớn thì khả năng sản xuất của quốc gia đó tăng, càng khó khăn cho việc xâm nhập của hàng nước ngoài. Dân số nước nhập khẩu sẽ tỷ lệ thuận với lượng xuất khẩu vì dân số càng lớn thì nhu cầu của quốc gia đó về hàng hóa càng nhiều. Cả nhóm yếu tố cung và cầu đều không có ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ tập trung thương mại. Chẳng hạn nếu GDP hay dân số của nước xuất khẩu tăng sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu sang tất cả các nước mà không gây ra tác động đặc biệt với bất kỳ thị trường nào cả.
Tuy nhiên, một cách gián tiếp thì sự tương đồng về cơ cấu kinh tế hay thị hiếu tiêu dùng sẽ làm cho tác động cung và cầu có thể ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại. Ví dụ như GDP của nước xuất khẩu tăng những nước đó là nước nông nghiệp. Điều này sẽ giúp cho lượng hàng hóa, ở đây chủ yếu là nông sản tăng lên. Rõ ràng, nó sẽ làm tăng khả năng xuất khẩu sang những nước có nhu cầu về nông sản (các nước công nghiệp phát triển mà khó có khả năng tăng xuất khẩu sang các nước có cơ cấu kinh tế tương tự (nước nông nghiệp).
Nhóm yếu tố hấp dẫn hay cản trở bao gồm chính sách của mỗi quốc gia trong việc khuyến khích/hay cản trở luồng hàng của nước đối tác và khoảng cách về mặt địa lý giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, yếu tố về khoảng cách địa lý,